Tại sao máy tính hay bị đứng

Với những ai đang dùng máy tính thì chắc chắn cũng đều đã từng gặp phải tình trạng máy tính hay bị đơ, đặc biệt là với những người “mù công nghệ”. Và, để giải quyết được tình trạng này, chúng ta cần tìm hiểu và dựa vào những nguyên nhân cụ thể để có những biện pháp khắc phục phù hợp.

Tại sao máy tính hay bị đơ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính của bạn hay bị đơ lag và hoạt động chậm dần, bao gồm cả do phần cứng và phần mềm.

Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến máy tính hay bị đơ để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Do máy tính bị nhiễm virus

Khi bạn thấy máy tính bị treo, đơ nặng rõ rệt sau khi kích vào đường linh hoặc một trang web nào đó trên internet thì rất có thể virus đã xâm nhập vào máy tính của bạn thông qua hành động vô thức vừa rồi.

Virus xâm nhập và chiếm dung lượng RAM, gây lỗi các tập tin, hệ điều hành,...

Virus xâm nhập là một trong những lý do phổ biến khiến máy tính bị hoạt động chậm dần

Lỗi phần mềm

Lỗi này thường có thể xuất phát từ một ứng dụng nào đó trên máy tính của bạn hoặc do xung đột giữa các tiến trình với nhau, dẫn đến CPU không thể xử lý các chương trình này kịp thời.

Tài nguyên máy không đủ

Máy tính của bạn phải lưu trữ tất cả các chương trình đang chạy trong RAM và nếu chúng chiếm hết bộ nhớ thì nó phải chuyển sang chiếm một phần của ổ đĩa lưu trữ - bộ phận hoạt động như RAM dự phòng. Tuy nhiên, việc này diễn ra chậm hơn nhiều so với lưu trữ bằng RAM, kể cả khi bạn có ổ SSD thì thiết bị của bạn cũng sẽ bị hoạt động chậm lại.

Vấn đề về driver [trình điều khiển máy tính]

Máy tính hay bị đơ có thể là do driver của bạn đã được sử dụng trong một thời gian dài mà không được nâng cấp, dần trở nên không thể tương thích với các phiên bản Windows mới hoặc không phù hợp với thiết bị.

Máy tính hay bị đơ do Windows Registry

Registry là một cơ sở dữ liệu mà tại đó, Windows chứa tất cả các loại thông tin chi tiết về hệ thống và cấu hình của nó. Thông thường, Registry sẽ tự hoạt động ổn định mà không cần đến sự can thiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng bởi nếu Registry bị rối loạn khiến hệ thống không phản hồi sẽ dẫn đến việc phải cài đặt lại hệ điều hành Windows.

Do chạy nhiều công cụ diệt virus

Đối với hệ điều hành Windows 10 thì phần mềm Windows Defender đi kèm đã là một giải pháp diệt virus khá hiệu quả rồi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng một phần mềm khác thì bạn nên chắc chắn nó không ảnh hưởng đến hiệu năng của máy bởi việc chạy nhiều chương trình diệt virus cùng một lúc sẽ khiến chúng xung đột với nhau và khiến máy tính bị đơ, treo.

CPU quá nóng

Khi máy tính phải hoạt động với công suất quá lớn sẽ dẫn đến CPU bị tăng nhiệt quá mức và khiến máy tính hay bị đơ. Vấn đề này thường xuất phát từ bộ phận quạt tản nhiệt cho bộ vi xử lý hoạt động không đủ mạnh để làm mát hoặc đặt quạt sai cách làm nó không thể hoạt động.

Lỗi RAM, ổ cứng, Card màn hình

RAM máy tính tích tụ bụi bẩn lâu ngày không được vệ sinh, Card màn hình bị lỗi hay ổ cứng cũ bị hư hỏng cũng là một trong những nguyên nhân phần cứng phổ biến khiến máy tính của bạn trở nên thường xuyên bị treo và bị đơ. Vì vậy, khi thấy thiết bị của mình có vấn đề, hãy thử kiểm tra các bộ phận này.

Bạn cũng nên xem xét đến các nguyên do xuất phát từ phần cứng máy tính.

Nguồn điện không ổn định

Nguồn điện bị chập chờn, công suất không đủ để cung cấp cho các bộ phận của máy tính không đủ cho toàn hệ thống máy tính khiến thiết bị bị treo đơ và thậm chí là ngừng hoạt động.

Cách khắc phục khi máy tính hay bị đơ

Khi máy tính hay bị đơ, bạn có thể tìm hiểu và sửa chữa lỗi bằng một trong những cách khắc phục mà Vương Khang giới thiệu dưới đây.

Cài phần mềm diệt virus

Để khắc phục tình trạng virus khiến cho máy tính hay bị đơ, bạn nên cài đặt cho thiết bị của mình các phần mềm diệt virus đáng tin cậy như: AVG Antivirus, Windows Defender, Avast Free Antivirus,...

Cài phần mềm diệt virus là biện pháp nên làm để bảo vệ thiết bị cũng như dữ liệu bên trong nó.

Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn một phần mềm cài virus trên máy tính của mình thì Malwarebytes hay các trình quét virus trực tuyến miễn phí như VirusTotal cũng là những tùy chọn thích hợp hơn cả.

Khắc phục lỗi Full Disk do treo phần mềm

  • Bước 1: Bấm tổ hợp phím Alt + F4 để đóng các tác vụ và phần mềm đang chạy bình thường

  • Bước 2: Bấm tổ hợp phím Alt + Tab hoặc Ctrl + Shift + Esc để mở đến cửa sổ Task Manager và chuyển tới những ứng dụng đang chạy

  • Bước 3: Tại tab Processes, chọn cột CPU hay Memory cho tới khi các tiến trình được sắp xếp theo thứ tự giảm dần

  • Bước 4: Chọn ứng dụng đầu danh sách > nhấn End task hoặc tổ hợp phím Alt + E để đóng các chương trình không cần thiết và hệ thống của bạn sẽ được phục hồi lại.

Cập nhật trình điều khiển máy tính

Bạn có thể thực hiện cập nhật trình điều khiển mới nhất cho máy tính của mình theo hai cách đơn giản sau:

Thứ nhất, truy cập website của nhà sản xuất và tìm kiếm driver mới nhất tương thích với hệ điều hành Windows trên máy tính của bạn rồi tiến hành cài đặt như bình thường.

Thứ 2, sử dụng các phần mềm hỗ trợ như Driver Easy, IOBit Driver Booster,... để thực hiện update driver tự động nếu bạn chưa thành thạo với thao tác này.

Kiểm tra quạt tản nhiệt

Bạn hãy tháo cánh quạt tản nhiệt của máy tính ra để vệ sinh, làm sạch bụi bẩn bám vào rồi lắp lại, nếu quạt vẫn không thể hoạt động bình thường thì bạn cần sửa chữa hoặc thay thế một quạt tản nhiệt mới.

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và sửa chữa quạt tản nhiệt để máy tính có thể hoạt động bình thường.

Sửa chữa, thay thế các bộ phận phần cứng

Trường hợp máy tính bị đơ do các bộ phận phần cứng như CPU, RAM hay Card màn hình, bạn nên nghĩ đến việc thực hiện một số việc như:

  • Thay thế ổ cứng mới khi việc đọc, ghi dữ liệu của ổ đĩa bị kém đi và để giảm mức độ tiêu thụ điện năng

  • Vệ sinh RAM và gắn bo mạch để tăng vùng tiếp xúc hoặc thay thế nó khi bị lỗi

  • Kiểm tra lại vùng tiếp xúc của card đồ họa với main máy tính và nên thay thế linh kiện này khi cần thiết.

Kiểm tra nguồn điện

Khi thấy máy tính của mình bị treo hoặc ngừng hoạt động, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện của mình với các bước sau:

  • Kiểm tra và đảm bảo máy tính được cắm vào nguồn điện ổn định

  • Thử cắm nguồn điện máy tính tại các ổ điện khác nhau trong nhà

  • Cắm máy tính vào một nguồn cấp điện liên tục hoặc bộ lưu điện

  • Kết nối các thành phần bên trong máy tính để bàn với các dây cáp điện khác nhau để tránh bị sụt áp.

Hy vọng bài viết trên đây của Vương Khang sẽ giúp bạn giải quyết được những tình huống khó chịu khiến máy tính hay bị đơ một cách nhanh chóng. Chúc các bạn thực hiện thành công!

[Xem ngay] 13 cách khắc phục máy tính bị đơ hiệu quả 100% chỉ với vài bước!

Máy tính bị đơ là hiện tượng rất phổ biến trong quá trình sử dụng, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm làm việc và giải trí. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để tự khắc phục hiện tượngmáy tính bị chậm này ngay tại nhà mà không phải đem đến trung tâm sửa laptop, các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây!

10 nguyên nhân khiến máy tính bị đơ

- Do thao tác quá nhiều phần mềm cùng lúc

- Hệ điều hành chưa được cập nhật mới nhất

- Quá nhiều ứng dụng đang hoạt động ẩn

- Bộ nhớ RAM quá ít, không đủ để thực hiện các tác vụ, khi chúng ta mở quá nhiều ứng dụng khiến nó bị quá tải sẽ nóng lên từ đó làm máy tính đột nhiên bị đơ

- Nếu chơi game mà máy tính bị đơ thì có thể phần cứng không đáp ứng đủ.

- Card màn hình không đủ mạnh để chạy đồ họa, hoặc card màn hình bị lỗi / không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến màn hình máy laptop bị đơ, treo.

- Ổ cứng đầy cũng có thể làm chậm máy tính của bạn

- Quạt tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả hoặc bị hư có thể khiến máy tính bị đơ, thậm chí tắt đột ngột

- Máy tính sau thời gian dài sử dụng không được vệ sinh thường xuyên / định kỳ sẽ khiến bụi bẩn tích trong các khe tản nhiệt. Đến lúc hoạt động trong thời gian dài dễ khiến máy bị nóng và dẫn tới tình trạng đơ

- Máy tính bị nhiễm virus

Cách xử lý khi máy tính bị đơ và chậm dễ dàng, nhanh chóng


1. Xóa các file tạm không cần thiết

Máy tính chứa quá nhiều file tạm [temporary] trên ổ cứng chiếm nhiều dung lượng là một nguyên nhân khá phổ biến làm cho máy tính đột nhiên bị đơ. Do đó chúng ta cần làm ngay là xóa chúng đi để giải phóng bộ nhớ bằng cách:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R => nhập Temporary vào ô tìm kiếm và nhấn OK. [Lưu ý: Nếu có bất kỳ thông báo nào thì bạn cứ nhấn OK nhé].

Bước 2: Trong thư mục Temporary, chọn toàn bộ thư mục không cần thiết có trong đây và xóa chúng đi.

2. Khởi động lại máy tính


Cách phổ biến nhất để khắc phục tình trạng máy tính bị đơ chính là tắt máy tính đi và khởi động lại. >>Xem chi tiết tại: 5cách tắt máy tính khi bị đơ nhanh chóng chỉ trong ‘5 giây’!

Nếu bạn sợ cách tắt máy đột ngột này có thể khiến các file đang làm bị mất thì hãy khôi phục bằng cách sau: Vào File => chọn Info => chọn Manage Document[s] => chọn Recover Unsaved Document.

3. Tắt những ứng dụng không phản hồi


Những ứng dụng không phản hồi cũng rất dễ khiến laptop đang dùng bị đơ và không thể làm gì được cả. Do đó, bạn nên tắt ngay các phần mềm này nhé.


4. Giảm bớt số lượng ứng dụng được mở cùng một thời điểm

Khi dung lượng RAM của bạn ít nhưng lại có quá nhiều phần mềm được chạy cùng lúc cũng sẽ rất dễ làm cho máy tính bị đơ, treo, lag. Khi đó, tất nhiên bạn sẽ phải giảm số lượng của chúng đi rồi.

5. Sử dụng công cụ sửa lỗi SFC

File hệ thống bị thiếu hoặc hư cũng có thể là nguyên nhân làm cho máy tính đột nhiên bị đơ. Lúc này bạn hãy kiểm tra ngay công cụ System File Checker [SFC] bằng cách:

Bước 1: Nhấn phím Windows và nhập cmd => chọn chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập lệnh sfc /scannow và nhấn Enter. Lúc này bạn chỉ cần kiên nhẫn chờ để SFC kiểm tra và sửa lỗi thôi nhé.

Bước 3: Khởi động lại máy tính

6. Khởi động lại driver card đồ họa của máy

Nếu máy tính bị đơ vì lỗi card đồ họa, bạn có thể nhấn phím tắt Ctrl+Shift+Windows+B để Windows khởi động lại. Phím tắt này dùng để thông báo cho Windows rằng hãy mở lại driver, giúp bạn khắc phục mọi vấn đề liên quan tới lỗi đồ họa mà không cần phải khởi động lại máy tính. Lúc này màn hình của bạn sẽ chớp tắt trong khoảng 1-2 giây, sau đó nó sẽ trở lại bình thường.

7. Nâng RAM cho máy

RAM bị lỗi có thể là nguyên nhân dẫn đến lỗi máy tính bị đơ, do đó bạn nên thử kiểm tra từng thanh RAM trên máy bằng cách:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Nhập mdsched.exe và chọn OK.

Bước 2: Nhấn vào Restart now and check for problems[recommended]. [Lưu ý: nhớ lưu lại toàn bộ tài liệu, game mà bạn đang thực hiện nhé]

Bước 3: Chờ vài giây để hệ thống chẩn đoán các lỗi và hoàn tất.

Nếu tất cả mọi thứ không có vấn đề gì, thì có thể do máy tính của bạn không đủ RAM. Nhấn Ctrl+Shift+Esc chọn Task Manager, khi máy tính bị treo thì bạn hãy kiểm tra cột Memory. Nếu đạt 100%, thì đây là lúc bạn nên nâng cấp thêm bộ nhớ RAM cho máy.

8. Kiểm tra trong Reliability Monitor

Nếu bạn không thể biết được đâu là lý do khiến cho máylaptop bị đơ toàn diện, thì bạn nên thử một số phương pháp kiểm tra lỗi mới. Trong trường hợp này, mình khuyên các bạn nên sử dụng Windows’ Reliability Monitor – Đây là công cụ báo cáo lỗi có sẵn trên Windows – cho phép bạn xử lý lỗi máy tính bị đứng hiệu quả.

Bạn hãy mở Start Menu => tìm kiếm reliability => chọn View reliability history ở phía đầu kết quả tìm kiếm.

Nếu vẫn không được, thì bạn nên kiểm tra xem những phần mềm nào hoặc bản cập nhật được thêm vào trước khi xảy ra tình trạng máy tính bị đơ. Nếu có một phần mềm nào đó được thêm vào trong khoảng thời gian này mà không an toàn thì hãy thử xóa nó đi nhé.

9. Update hệ điều hành Windows

Hãy kiểm tra xem hệ điều hành của bạn đã được update phiên bản mới nhất chưa. Microsoft thường xuyên cho ra những bản cập nhật giúp fix các lỗi có trên phiên bản cũ. Do đó việc cập nhật hệ điều hành Windows thường xuyên sẽ giúp bạn tránh khỏi những lỗi thường gặp trên máy tính, bao gồm lỗi máy tính bị đơ và chậm.

10. Cập nhật driver của máy tính

Máy tính đột nhiên bị đơ có thể là do những driver đã lâu rồi chưa được nâng cấp, Ví dụ như khi driver âm thanh của bạn đã hết hạn, thì máy tính của bạn sẽ bị đứng hình khi mở nhạc, hoặc xem video trên Youtube.

Có hai cách để update driver mới nhất cho máy tính: Thủ công và tự động: Update driver thủ công bằng cách truy cập vào trang web của nhà sản xuất, sau đó tìm kiếm phiên bản driver mới nhất, và phải cùng với hệ điều hành Windows của bạn nhé. Cuối cùng là cài đặt như bình thường.

11. Giải phóng dung lượng ổ cứng máy tính

Nếu ổ cứng của bạn có dung lượng khiêm tốn thì việc cài đặt những phần mềm, game có kích thước lớn vào chung một ổ đĩa sẽ khiến nó bị đầy. Do đó bạn hãy nên thực hiện dọn rác trên máy tính của mình, hoặc xóa đi những phần mềm không cần thiết để giúp máy tính “dễ thở” hơn, từ đó cũng khắc phục được việc máy tính bị đơ đấy nhé.

12. Quét Virus, Malware trên máy tính

Khi máy tính chạy chậm, thì virus máy tính là điều bạn nên nghĩ tới nhất – đặc biệt là nếu lâu rồi bạn không thực hiện quét virus đấy nhé.

13. Kiểm tra nhiệt độ của máy tính

Nếu máy tính của bạn xảy ra tình trạng quá nhiệt thì có thể khiến cho máy bị tình trạng máy tính bị treo hoặc bị đơ liên tục, do đó nếu bạn gặp vấn đề này một thời gian dài, thì tốt nhất nên kiểm tra lại nhiệt độ hoạt động. Hãy cài cho mình một phần mềm đo nhiệt độ CPU như Core Temp, để bạn có thể luôn kiểm soát được nhiệt độ của máy.

Nếu vào những lần máy tính bị đơ tiếp theo, nhiệt độ trên 90 độ thì chắc chắn là máy tính của bạn đã bị quá nhiệt. Bạn nên thử bôi lại keo tản nhiệt và vệ sinh lại máy của mình để hạ bớt nhiệt độ của máy.

Nếu làm tất cả các cách trên mà máy tính bị đơ vẫn không khôi phục lại được thì bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mang máy đến cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp đâu nhé!

Video liên quan

Chủ Đề