Tại sao hay bị dị ứng

Dị ứng da là bệnh ngoài da thường gặp nhất, có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Theo thống kê, trên thế giới có đến 6% dân số mắc phải căn bệnh này. Dị ứng da không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, vì vậy cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách trị dị ứng kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra. 


Dị ứng da là gì?

Da dị ứng là tình trạng phản ứng quá mẫn khi hàng rào bảo vệ da bị rối loạn  khiến da bị viêm nhiễm bởi nhiều tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, lông thú vật, phấn hoa, thực phẩm, thuốc hoặc vắc xin... Ngoài ra, dị ứng da, khiến da viêm nhiễm còn có thể đến từ bệnh lý do chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và đào thải các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể kém. Các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể tích tụ dưới da gây ngứa, nóng trong người. 

Nguyên nhân gây dị ứng da

Da dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng tạo ra phản ứng viêm nhiễm dưới dạng cấp hoặc mãn tính đến từ nhiều nguyên nhân. Dị ứng da gồm những loại sau:

Viêm da tiếp xúc: Da bị dị ứng do tiếp xúc với những yếu tố gây mẫn cảm cho da như: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú, vết đốt của côn trùng, mỹ phẩm... Tùy mức độ tiếp xúc nhiều hay ít, loại độc hại của tác nhân [điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người], người bệnh sẽ có mức độ dị ứng khác nhau như: nổi ban đỏ, ngứa ngáy ở vùng da.

Da bị dị ứng có thể đến từ những tác nhân bên ngoài

Dị ứng thời tiết: Dị ứng da còn xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể không thích ứng kịp. Điều này thấy rõ khi da phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.

Dị ứng da do thực phẩm: Cơ thể có thể không dung nạp thực phẩm ở một số thời điểm trong đời như: dị ứng sữa, dị ứng trứng, dị ứng các loại hạt, dị ứng động vật có vỏ, dị ứng đậu nành... Điều này liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn với thành phần trong thực phẩm là yếu tố xâm nhiễm gây hại và tạo ra kháng thể chống lại thực phẩm gây nên hiện tượng dị ứng da.

Bệnh chàm: Trường hợp này thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường tái phát thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Đây là bệnh mãn tính thường gây khô, nổi mẩn đỏ, và có cảm giác châm chích, ngứa ngáy ở vùng da mặt và da ra tay, chân. 

Mề đay cấp tính và phù mạch: Triệu chứng của nồi mề đay là da sưng đỏ, vết loang lổ xuất hiện trên da đến từ hậu quả của dị ứng hoặc các lý do khác. Bên cạnh đó, phù mạch là một phản ứng cũng tương tự như mề đay, tuy nhiên sự sưng nề của da và niêm mạc xảy ra trong thời gian ngắn và thường xảy ra ở môi và mắt. 

Dị ứng da do dùng thuốc và bệnh lý: Dị ứng da còn đến từ tác dụng phụ của thuốc, những loại thuốc được cảnh bảo dễ gây dị ứng da là Penicillin, Aspirin, salicylate, sau tiêm chủng vắc xin... Ngoài ra, dị ứng da, nổi mẩn đỏ còn liên quan đến các bệnh lý khác như gan, nên cần thăm khám để biết rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. 

Khi chức năng của gan bị suy giảm, khả năng chống độc và đào thải chất độc bị hạn chế khiến các chất cặn bã tích tụ dưới da gây nên hiện tượng ngứa ngáy. Vì vậy, cần có biện pháp chủ động chống độc cho gan từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan...

Triệu chứng cơ bản của dị ứng da

Theo các chuyên gia, dị ứng da thường có những biểu hiện cơ bản sau đây:

Da dị ứng thường bị sưng đỏ, ngứa ngáy, có khi bị mưng mủ

  • Da khô nứt nẻ, bong tróc
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, châm chích
  • Da bị sưng viêm, phù nề, nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay hoặc phát ban
  • Các đốm nhỏ li ti xuất hiện trên da
  • Mắt đỏ và ngứa
  • Họng, lưỡi, môi sưng
  • Da xuất hiện mụn nước, mủ 
  • Dị ứng da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, dị ứng da có một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy hô hấp, sụt cân… 

Cách phòng ngừa và cách trị dị ứng

Dị ứng da là căn bệnh dễ xảy ra nhưng khó điều trị dứt điểm vì liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa. Việc phòng ngừa và chữa trị dị ứng da cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp nhất. 

Nếu dị ứng da do những tác động bên ngoài, thì người bệnh nên cách ly với các tác nhân gây dị ứng như: tránh bụi bẩn, giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế sử dụng nước hoa, không cắm những loại hoa có nhiều mùi thơm trong nhà, tránh sử dụng các hóa mỹ phẩm [sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt…] có mùi thơm; Hạn chế sử dụng những thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng.

Trường hợp dị ứng da xuất phát từ bên trong cơ thể như nóng gan thì cần thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, có thể sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết [dùng thuốc bôi hoặc uống]. 

Gan được xem là “nhà máy vạn năng” trong cơ thể, trong đó vai trò chống độc, đào thải những chất cạn bã là vô cùng quan trọng. Vì vậy, chủ động chống độc cho gan chính là yếu tố quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng da do chức năng gan suy yếu. 

Xem thêm



Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể có những biểu hiện bất thường sau khi ăn một hoặc một vài thực phẩm. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ dưới đây.

1. Dị ứng thức ăn là hiện tượng gì?

Dị ứng thức ăn là hiện tượng cơ thể xảy ra phản ứng quá mức với thành phần nào đó có trong thức ăn, dù là ăn với lượng rất ít. Những phản ứng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi ăn, nhưng đều khiến người bị cảm thấy khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn như tuổi tác, giới tính, di truyền, môi trường, thói quen ăn uống,… Trong đó, tuổi tác có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, tình trạng dị ứng với thức ăn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nguy cơ bị cao hơn người lớn. Điều này được cho là do hệ miễn dịch của các bé chưa phát triển hoàn thiện.

Dị ứng thức ăn xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc cao hơn

2. Các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn là gì?

Triệu chứng và mức độ của dị ứng thức ăn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, loại thức ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nhưng nhìn chung, đều có các biểu hiện cơ bản dưới đây.

Phát ban và ngứa da

Một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bạn bị dị ứng với thức ăn là ngứa ngáy, phát ban đỏ ở những vùng da mặt [đặc biệt là miệng], da cổ, bàn tay, bàn chân,…

Ngứa ran trong miệng

Cảm giác ngứa ran trong miệng, nhất là các bộ phận môi, lưỡi, cổ họng,… sau khi ăn cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với các chất có trong đồ ăn. Với những người nhạy cảm thì cảm giác này càng lúc càng khó chịu.

Tức ngực, khó thở

Không chỉ gây cảm giác ngứa ran ở cổ họng, tình trạng dị ứng với thức ăn nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến vùng họng bị tổn thương, những đường dẫn khí nhỏ bị sưng, vì thế, bạn sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và tức ngực.

Dị ứng thức ăn có nhiều biểu hiện như ngứa, phát ban, tức ngực, khó thở,…

Ói mửa, tiêu chảy

Việc đi ngoài và nôn ói liên tục, kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng không loại trừ bị dị ứng thức ăn. Để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, bạn cần đi khám ngay nếu gặp phải tình trạng này.

Tụt huyết áp

Cảm giác ngứa, tức ngực, khó thở, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy như đã nói ở trên nếu kéo dài mà không có biện pháp điều trị tích cực có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp và bất tỉnh. Lúc này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để tránh nguy hiểm.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ thường xảy ra ở những người bị dị ứng với thức ăn đột ngột. Mặc dù tỷ lệ bị sốc phản vệ không cao, nhưng mức độ nguy hiểm rất lớn, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bất tỉnh, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy người bệnh bị sốc phản vệ sau khi ăn bao gồm:

  • Hạn chế và thắt chặt đường thở.

  • Cổ họng ngứa ran, sưng đỏ khiến việc thở gặp khó khăn.

  • Huyết áp tụt, mập đập nhanh.

  • Mất ý thức.

Một số biểu hiện khác

Tùy cơ địa của mỗi người và cơ chế của dị ứng [dị ứng tức thì hay dị ứng muộn] mà khi bị dị ứng với thức ăn, một số người có thể xuất hiện những biểu hiện khác như viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, mất ngủ, mệt mỏi,… Vì những biểu hiện này giống với những bệnh khác nên đôi khi bị lơ là, bỏ qua.

Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói là cũng là dấu hiệu cho thấy bị dị ứng với thức ăn

3. Cách phòng giảm và xử trí hiệu quả khi dị ứng thức ăn

Phòng giảm dị ứng thức ăn

Như đã nói, tỷ lệ em bé bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn nên ba mẹ cần cẩn thận và kỹ lưỡng trong khâu chọn và chế biến thức ăn. Đồng thời, dụng cụ ăn uống của các bé cũng được vệ sinh tỉ mỉ, phòng tránh chất dị ứng dính vào chén, dĩa, muỗng, đũa,… và gây dị ứng cho bé.

Đối với người lớn trong nhà, nên tìm hiểu từng loại thực phẩm, nếu nghi ngờ thực phẩm đó có thể gây dị ứng thì hạn chế sử dụng. Còn những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng thì tốt nhất không dùng.

Với thực phẩm đóng hộp, nên xem thành phần bao gồm những gì, đảm bảo không chứa những chất có thể gây dị ứng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm hết hạn, bởi chúng không chỉ gây dị ứng mà còn có nguy cơ gây ngộ độc.

Khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng như đã nói [ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, đi ngoài,…] sau khi ăn, đặc biệt là ăn thức ăn lạ thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và cách điều trị.

Chọn mua thực phẩm cẩn thận cũng là cách phòng giảm dị ứng thức ăn

Cách xử trí khi bị dị ứng thức ăn

Làm gì khi bị dị ứng hẳn là thắc mắc của nhiều người khi nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng lạ sau khi ăn uống.

Theo đó, nếu nghi ngờ bị dị ứng với thức ăn thì cần ngưng sử dụng thức ăn đó ngay lập tức, sau đó có thể hòa vitamin C với nước theo liều lượng hướng dẫn rồi uống. Việc này nhằm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu xuất hiện một hoặc một số triệu chứng của dị ứng, cần đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để được bác sĩ thăm khám.

Trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đọc sẽ có cách phòng giảm và xử trí hiệu quả khi bị dị ứng thức ăn. Nếu cần tư vấn bất cứ thông tin gì, hãy gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề