Tại sao lúc nào cũng cảm thấy khát nước

Hay thấy khát nước là do chưa uống đủ nước hay đây là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh?

Dưới đây là 8 nguyên nhân thường gặp khiến bạn luôn thấy khát nước:

Bạn uống ít nước

Theo bác sỹ Peter Mayock từ Trung tâm Y tế Erie Family [Mỹ], nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn hay thấy khát là do chưa uống đủ nước. Để uống nhiều nước hơn, bạn nên tạo cho mình một vài nguyên tắc đơn giản, ví dụ như uống 1 cốc nước trước mỗi bữa ăn và uống 2 cốc nước giữa buổi sáng và buổi chiều.

Bạn cũng có thể đặt báo thức 2 tiếng/lần, hoặc luôn mang một chai nước theo người để nhắc nhở bản thân phải uống nước trong suốt cả ngày.

Bạn ăn quá nhiều muối

Ăn nhiều muối có thể là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy khát nước

Muối có thể làm mất nước ở các tế bào. Ăn nhiều muối khiến các tế bào dần bị mất nước và điều này khiến cơ thể phải gửi tín hiệu lên não, yêu cầu phải bổ sung thêm nước. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy khát.

Cắt giảm lượng muối tiêu thụ cũng giúp thận làm việc hiệu quả hơn, giúp bạn phòng ngừa tăng huyết áp và một số bệnh tim mạch khác.

Bạn vừa tập thể dục

Bác sỹ Peter Mayock cho biết, bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn sau khi vận động mạnh, tập thể dục, đổ nhiều mồ hôi. Nếu không uống bù nước, bạn sẽ thấy rất khát nước.

Tùy thuộc vào tình trạng thể chất, mức độ vận động mà bạn sẽ cần bổ sung lượng nước phù hợp.

Bạn ở ngoài trời nắng quá lâu

Ở ngoài trời nắng lâu có thể khiến bạn bị mất nước, kể cả khi không vận động nhiều. Do đó, nếu buộc phải ở ngoài trời trong một khoảng thời gian dài, hãy mang theo một chai nước.

Bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường

Luôn thấy khát nước có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh đái tháo đường. Bác sỹ Peter Mayock cho biết: “Khi mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu thường ở mức cao và bạn sẽ buộc phải đi tiểu thường xuyên hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu. Điều này có thể khiến cơ thể bị mất nước và bạn sẽ hay thấy khát”.

Ba triệu chứng rõ rệt nhất cảnh báo bệnh đái tháo đường là hay thấy khát nước, đi tiểu nhiều và mờ mắt. Do đó, nếu có những triệu chứng này, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn bị khô miệng

Khi tuyến nước bọt trong miệng không sản sinh đủ nước bọt, bạn sẽ bị khô miệng và cần uống nhiều nước hơn để giảm cảm giác khó chịu này. Khô miệng có thể cảnh báo một số bệnh, do đó bạn nên đi khám nếu thấy tình trạng này kéo dài mãi không khỏi.

Bạn bị thiếu máu

Thiếu máu nhẹ thường không gây khát nước quá mức. Tuy nhiên, nếu bị thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể thường xuyên thấy khát nước và kiệt sức.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, ví dụ như thuốc kháng cholinergic, thuốc lợi tiểu… có thể gây khô miệng. Do đó, nếu luôn cảm thấy khát nước và đang phải dùng một số loại thuốc nhất định, bạn nên trao đổi lại với bác sỹ về triệu chứng này.

Nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy khát nước có thể vì bị mất nước, không uống đủ nước. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mắc chứng khát nước dù đã uống khá nhiều nước trong ngày thì có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, hãy tham khảo thông tin từ bài viết sau.

1. Khô Miệng

Triệu chứng khô miệng hay chứng Xeostomia thường bị nhầm lẫn với việc khát nước. Nguyên nhân là do sự suy giảm của tuyến nước bọt. Ngoài ra, khô miệng cũng xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thường xuyên uống nước từng ngụm nhỏ hoặc thi thoảng nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

Triệu chứng khô miệng thường bị nhầm lẫn với việc khát nước

2. Đái Tháo Đường

Giám đốc y tế của UPMC Urgent Care Bắc Hungtingdon ở Pennsylvania - Tiến sĩ Heather Rosen giải thích rằng khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ gây áp lực đến thận, dẫn tới sản xuất nước tiểu nhiều hơn để giảm lượng glucose dư thừa.

Đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước. Nếu bạn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt kèm theo việc sụt cân, mệt mỏi thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để biết mình có bị tiểu đường hay không.

Nếu bạn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt kèm theo việc sụt cân,  nên đến bệnh viện kiểm tra ngay

3. Đái Tháo Nhạt

Đái tháo nhạt có triệu chứng tương tự mất nước, bệnh này xảy ra do mất sự cân bằng Hormone ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước. Vì đi tiểu nhiều, cơ thể mất nước tạo những cơn khát thường xuyên.

4. Huyết áp thấp

Khi tuyến thượng thận hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Lúc này cơ thể sẽ có những cơn khát để bạn bổ sung nước vào máu nhằm làm tăng huyết áp.

Khi cơ thể sẽ có những cơn khát liên tục có khả năng bạn đang bị chứng tăng huyết áp

5. Thiếu máu

Khát nước bất thường cũng có thể do thiếu máu gây ra, cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu đồng thời giảm lượng chất lỏng nên cơn khát nước được kích hoạt để bù đắp lại.

Từ các thông tin trên có thể thấy, nếu cơn khát của bạn kéo dài thường xuyên thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Đồng thời, nhớ uống đủ 2 lít nước sạch mỗi ngày để có sức khỏe tốt. Và đừng quên lựa chọn thiết bị lọc nước tại nước uống trực tiếp tại vòi Torayvino MK204MX với tính năng loại bỏ 99,99% vi khuẩn, tồn dư Clo trong quá trình xử lý nước và các tạp chất khác; mang đến nguồn nước sạch và an toàn cho bạn và cả nhà.

Cùng Torayvino uống đủ 2L nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe gia đình

admin / 0 Bình luận / 26/ 01/ 2021

Mặc dù hầu hết các trường hợp là không quá nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp, khát nước quá mức có thể do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Theo Medical Daily, sau đây là 5 lý do có thể gây ra cảm giác luôn khát nước.

Uống nước nấu từ băng vệ sinh đã sử dụng, nhiều người trẻ Indonesia bị bắt

Ảnh hưởng của việc tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khác nhau tùy từng người.

Vì vậy, khi khát nước quá mức kèm theo các triệu chứng liên quan khác như giảm cân không chủ ý, run tay, kiệt sức, lo lắng, kinh nguyệt ít, thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm đo nồng độ các hoóc môn kích thích tuyến giáp để xác định xem bạn có bị cường giáp hay không.

2. Đái tháo đường

Bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 1 cũng như loại 2.

Tuy nhiên, mất nước đơn thuần thường bị nhầm với bệnh tiểu đường, tiến sĩ Peter Mayock, ở Chicago, [Mỹ], giải thích.

Có thể nhận biết qua lượng nước tiểu. Khi bị mất nước, thận nhận được tín hiệu giữ lại nhiều nước hơn, khiến đi tiểu ít hơn.

Đóng bảo hiểm y tế khác nhau, quyền lợi hưởng vẫn như nhau

Trong khi mắc bệnh tiểu đường, thận không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Điều này khiến đi tiểu nhiều hơn và cơ thể bị mất nước nên cảm thấy thường xuyên khát.

Nếu cảm thấy khát nước quá nhiều, đi tiểu nhiều và mờ mắt, nên đi khám ngay vì đó là 3 dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường, tiến sĩ Mayock khuyên, theo Medical Daily.

3. Uống không đủ nước

Lý do chính khiến mọi người cảm thấy khát là vì họ mất nước do không uống đủ nước.

Một số người có nhu cầu về nước cao hơn những người khác. Đó là những người thường xuyên tập thể dục hoặc những người đang sống ở vùng khí hậu hanh khô.

Tiếng lạo xạo ở đầu gối cảnh báo điều gì?

Muốn biết đã uống đủ nước chưa, có thể nhìn màu sắc của nước tiểu, Nước tiểu vàng nhạt, trong suốt là uống đủ nước, nước tiểu màu vàng sậm đến vàng cam là cơ thể thiếu nước. Lúc đó cần bổ sung nước gấp, theo Medical Daily.

4. Chế độ ăn

Những người theo chế độ ăn keto, là phương thức ăn uống nhiều chất béo, ít carbohydrate, vừa phải protein, thường bị tình trạng khát nước quá mức.

Điều này có thể xảy ra bởi vì chế độ ăn kiêng đòi hỏi giảm lượng carbohydrate, giữ nhiều nước hơn chất béo và protein.

Mặc dù được một số người nổi tiếng ủng hộ vì nỗ lực giảm cân, chế độ ăn keto được xếp hạng kém trong danh sách chế độ ăn uống tốt nhất năm 2019.

5. Do uống thuốc

Nhiều loại thuốc thông thường có thể trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần khiến liên tục cảm thấy bị khô miệng và cổ.

Thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc dị ứng có thể gây ra tác dụng phụ như đi tiểu thường xuyên hoặc khô miệng, theo Medical Daily.

Khi gặp trường hợp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề