Tại sao phải che mặt tội phạm

Che mặt là đúng căn cứ pháp luật

Khi trao đổi với chúng tôi, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã nêu một băn khoăn là khi xem các phóng sự phản ánh, điều tra về thực phẩm bẩn, không hiểu vì lý do gì mà khi chiếu về những người sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn, trong các phóng sự truyền hình lại chỉ đưa loáng thoáng, che mặt của những người sản xuất, chế biến sản phẩm bẩn?

"Lẽ ra, theo quan điểm của tôi thì nên để cho người tiêu dùng nhận diện được các "ông" sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn để người ta không mua.

Mình nêu về sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn mà lại che mặt những người làm việc đó đi thì tôi không hiểu", ông Tuyển nói.

Trước vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, luật sư Phạm Công Út [TP Hồ Chí Minh] cho rằng, ở đây, nếu pháp luật bảo hộ quyền của người tiêu dùng thì mặt khác, pháp luật cũng bảo vệ quyền về hình ảnh của một cá nhân và cũng bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Những hình ảnh của báo chí đưa kèm thông tin về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn cho sức khoẻ con người là sự phản ánh rất cần thiết, nhưng không hẳn tất cả những thông tin ấy đều chính xác 100%.

Luật sư Út lấy ví dụ, vừa qua, một Chi cục Quản lý thị trường đã tịch thu xúc xích của một thương hiệu khá nổi tiếng và rất quen thuộc với người tiêu dùng vì họ cho rằng trong xúc xích của thương hiệu này có chứa chất sodium nitrate, là chất gây ung thư.

Luật sư Phạm Công Út.

Kết quả sau đó thì cho thấy chất này không hề bị cấm trong sản xuất xúc xích, khi đó, doanh nghiệp bị đứng trước bờ vực phá sản, hàng trăm công nhân chịu cảnh mất việc vì không ai mua hàng của công ty này nữa.

Các đối tác nhân cơ hội này cũng quỵt nợ luôn sau khi thông tin xúc xích của hiệu này chứa chất gây ung thư tràn lan trên nhiều mặt báo trong nước...

"Do đó, việc chống lại những cơ sở hoặc người sản xuất thực phẩm bẩn cần phải xử lý thông tin một cách thông minh, có hiểu biết pháp luật để đưa tin trong giới hạn cho phép của luật pháp để tránh làm thiệt hại người khác.

Vì người đưa tin có thể phải bồi thường thiệt hại, thậm chí bị khởi tố hình sự nếu gây thiệt hại nghiêm trọng do việc tự tiện sử dụng hình ảnh, tên riêng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thậm chí của cả pháp nhân", luật sư Út nêu rõ.

Đồng quan điểm, luật sư Lê Văn Thiệp [Hà Nội] cũng cho rằng, không phải cứ báo chí phát hiện ra cơ sở sản xuất thấy hoặc nghi là bẩn thì có quyền phán luôn đây là thực phẩm bẩn.

"Ở đây, trước hết phải có kết quả kiểm nghiệm khoa học từ cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền.

Hoặc đưa tin theo phóng sự điều tra nhưng vẫn phải đảm bảo các quyền dân sự của người bị nhà báo điều tra khi chưa có một quyết định, khởi tố, bản án kết luận họ có hành vi phi pháp trong việc sản xuất, kinh oanh thực phẩm bẩn", luật sư Thiệp nói.

Nên có sửa đổi để bỏ che mặt

Theo luật sư Út, sau khi các cơ quan báo chí phản ánh, các cơ quan kiểm nghiệm cần nhanh chóng thu mẫu, tích cực vào cuộc để cho ra kết quả chính xác nhất và cần tăng cường đủ lực lượng để kiểm tra toàn bộ các thực phẩm đang lưu thông trên thị trường mỗi ngày, nhằm mang lại niềm tin tưởng cho người dân.

Luật sư Phạm Hương Giang [VP luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội] cũng cho rằng, dựa trên các quy định của pháp luật thì khi chưa có quyết định, khởi tố, bản án thì việc che mặt đối với những người bị nhà báo điều tra về hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn là cần thiết.

Tuy nhiên, theo ý kiến của luật sư Giang thì chúng ta nên có hướng sửa đổi để không cần che khi những vấn đề nhà báo phản ánh về việc những người này sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn là chính xác, trung thực, khách quan.

"Bởi thực tế, việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn chỉ vì quyền lợi cá nhân mà gieo rắc bao nhiêu bệnh tật nguy hiểm cho nhiều người, trong đó có bệnh ung thư thì càng phải công khai danh tính, địa chỉ để người tiêu dùng còn biết mà cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.

Hay phải đợi khi có hậu quả xảy ra thì mới công khai danh tính? Theo tôi nên có hướng mở, để có thể công khai mặt những người thực hiện hành vi này", luật sư Giang đề xuất.

Luật sư Nguyễn Danh Huế [Đoàn Luật sư Hà Nội]:

Về pháp luật: Điều 31 Bộ luật Dân sự quy định rõ "cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình".

Nghị định 51 của Chính phủ quy định chi tiết khi thi hành Luật Báo chí quy định rõ:

"Báo chí không được đăng những hình ảnh cá nhân có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các buổi xét xử công khai của tòa, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã được tuyên án".

Mặt khác các phóng sự truyền hình thực hiện phần lớn mang tính chất điều tra theo những hiện tượng và đặt ra những nghi vấn để giúp các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh hay giúp người tiêu dùng nhận biết được.

Vì vậy đây mới chỉ là những nghi vấn chứ chưa có kết luận chính xác từ các cơ quan chức năng nên việc che mặt để tránh oan sai, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ…

"Như vậy việc che mặt nhân vật khi phát sóng các phóng sự về sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn của phóng sự truyền hình để đảm bảo yếu tố chuyên môn nghiệp vụ và cũng phù hợp với quy định của pháp luật", luật sư Huế nhấn mạnh.

Công bố kết quả điều tra vụ phá rừng Pơmu Quảng Nam: Còn 11 đối tượng bỏ trốn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, căn cứ khoản 1 điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Về quyền lợi của bị can, căn cứ khoản 2 điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

2. Bị can có quyền:

a] Được biết lý do mình bị khởi tố;

b] Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c] Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d] Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ] Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e] Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g] Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h] Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i] Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k] Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Về việc chụp ảnh của bị can sau khi bị bắt, căn cứ khoản 5, điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

5. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc chụp ảnh ở 3 góc độ củabị can giúp cho cơ quan điều tra nhận diện được rõ ràng những đặc điểm trên mặt như sẹo mặt, nốt ruồi, hình săm...Khi chụp thẳng sẽ nắm được nhữngđặc điểm của mặt như trán, mắt, mũi, gò má, lông mày; chụp ở 2 bên sẽ nhận biết được chiều cao của sống mũi, độ nhô của trán, đặc điểm của 2 tai và cằm.

Khi chụp ảnh bị can không được đeo kính, đội mũ và quàng khăn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề