Tại sao không khớp lệnh

Giao dịch thoả thuận là phương thức bên mua và bán tự thoả thuận các điều kiện giao dịch như giá, khối lượng, hình thức thanh toán rồi thông báo cho công ty chứng khoán của hai bên. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn giao dịch thoả thuận nhưng chưa xác định đối tác thì có thể liên hệ với công ty chứng khoán để được nhập lệnh chào mua hoặc chào bán. Khi tìm được đối tác và đạt thoả thuận, công ty chứng khoán sẽ đại diện nhà đầu tư giao dịch.

Giao dịch thoả thuận được thực hiện suốt phiên, trừ giờ nghỉ trưa. Lệnh thoả thuận chỉ có hiệu lực trong ngày và giá phải nằm trong biên độ dao động của hôm đó. Nhà đầu tư không được giao dịch thoả thuận trong ngày đầu tiên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán.

Lệnh giao dịch thoả thuận không được phép huỷ. Trong thời gian giao dịch, nếu công ty chứng khoán nhập sai lệnh thoả thuận của nhà đầu tư thì được sửa nhưng phải xuất trình lệnh gốc và được đối tác, Sở Giao dịch chứng khoán chấp thuận.

Giá trị giao dịch thoả thuận không được sừ dụng để tính toán các chỉ số như VN-Index, HNX-Index, UPCoM-Index...

Khớp lệnh định kỳ chỉ áp dụng tại HoSE vào hai khung giờ: 9h-9h25 là phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa [ATO] và 14h30-14h45 là phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Nhà đầu tư không thể huỷ hay sửa lệnh trong hai khung giờ này.

Phương thức khớp lệnh định kỳ được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán tại một thời điểm xác định. Giá thực hiện là giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thoả mãn tiêu chí này thì giá trùng hoặc gần với giá lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

Phương thức này sẽ ưu tiên nhà đầu tư đặt lệnh mua giá cao hơn và lệnh bán giá thấp hơn được thực hiện trước. Trong trường hợp lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng giá thì lệnh nào nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện.

Khớp lệnh liên tục được áp dụng tại HoSE từ 9h25-11h30 và 13h-14h30, tại HNX là 9h-11h30 và 13h-14h30 còn tại UPCoM là suốt phiên trừ giờ nghỉ trưa. Nhà đầu tư được huỷ, sửa lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục.

Khác biệt lớn nhất của phương thức này so với khớp lệnh định kỳ là sự tức thì, bởi nguyên tắc khớp lệnh liên tục là so khớp lệnh mua và bán ngay khi đưa vào hệ thống giao dịch thay vì cộng dồn và chờ đến một thời điểm nhất định. Các lệnh có mức giá tốt nhất [mua cao, bán thấp] được ưu tiên thực hiện trước. Nếu nhiều lệnh có cùng mức giá như nhau thì lệnh nào vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên.

Chị Quyên, một nhà đầu tư [NĐT] tại Hà Nội, chia sẻ: Trong phiên ngày 7.6, khi cổ phiếu [CP] HPG vẫn đang giao dịch ở giá 53.500 đồng thì chị đặt lệnh bán ra ngay luôn, nhưng chờ sau đó hơn 5 phút lệnh mới được đưa vào hệ thống thì giá đã khác. “Ức nữa là lúc đầu mình đặt lệnh thường và sau đó không khớp được nhưng cũng không hủy, không sửa được. Đến ngày 8.6 để chắc chắn lệnh giao dịch được tôi phải nhắm mắt mà bán và đặt luôn bằng lệnh MP - lệnh thị trường - và chỉ bán được giá 51.000 đồng/CP. Chuyện lãi lỗ không phải do mình mà do hệ thống thì mới tức”, chị Quyên nói.

Với người bán có thể lỗ ít hơn hoặc giảm lãi, nhưng với người mua thì có khi bi kịch hơn vì dễ dàng bị “đu đỉnh”. Anh Hải, một NĐT tại TP.HCM, vẫn bất mãn khi kể về trường hợp của chính mình. Đó là sau khi một số CP ngành dầu khí đã tăng từ cuối tuần trước đó, nên đến đầu phiên 8.6 khi giá điều chỉnh, anh đặt lệnh mua 5.000 CP PVD với lệnh bình thường. Sốt ruột vì sau đó lệnh vẫn chưa khớp, nhưng không thể hủy hay sửa được nên anh đặt lệnh MP để mua tiếp 5.000 CP PVD. Lệnh MP được thực hiện thì sau đó giá PVD giảm sàn và khớp luôn lệnh đặt trước đó. “Cuối cùng tôi phải ôm gấp đôi lượng CP cần mua, nên khi giá giảm sàn thì thiệt hại tôi phải gánh chịu lên gấp đôi. Chỉ sau 2 phiên, CP chưa được phép bán ra đã bị lỗ gần 15%. Nếu như trước đó vẫn sửa, hủy lệnh được thì số lỗ của mình không nhiều như vậy”, anh Hải bức xúc.

Một NĐT tên Huy đã tham gia thị trường từ hơn 10 năm qua cũng cho rằng các NĐT nhỏ lẻ luôn là người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Anh Huy nhấn mạnh: Trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa bao giờ có việc cấm hủy, sửa lệnh giao dịch. Đó là chưa kể, các công ty chứng khoán chỉ ngừng tính năng hủy, sửa lệnh trên phần mềm giao dịch trực tuyến, nhưng các môi giới vẫn hủy, sửa được. Như vậy bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán và các NĐT lớn sẽ được ưu tiên hơn? Tính công bằng của thị trường ở đâu? Do đó, anh Huy cho rằng tình trạng này vẫn tiếp tục thì nên giảm hoặc tạm ngừng giao dịch để hạn chế rủi ro là tốt nhất.

Tăng xử phạt, khắc phục thiệt hại cho NĐT

Ông Nguyễn Hồng Điệp, chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM, nhận định tình trạng nghẽn lệnh kéo dài trên HOSE khiến NĐT chán nản và đến khi công ty chứng khoán không cho NĐT hủy, sửa lệnh giao dịch là giọt nước tràn ly. Theo điều số 17 Quy định về giao dịch chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành, NĐT được toàn quyền sửa những lệnh chưa khớp và việc đó được ghi nhận bằng văn bản hoặc trên phương thức giao dịch online. Vị chuyên gia này cho hay đã có cuộc họp giữa giám đốc của một số công ty chứng khoán và lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM [HOSE] ngay sau khi hệ thống bị ngừng giao dịch phiên chiều 1.6 vì quá tải và họ đã thỏa hiệp để ngừng cho NĐT sửa, hủy lệnh giao dịch. Bản thân HOSE đã “lách luật” khi sau đó gửi văn bản cho công ty chứng khoán chỉ yêu cầu “quản lý” việc sửa, hủy lệnh trong một số khung giờ trong ngày. Thông thường khi đưa ra một quyết định nào có ảnh hưởng đến giao dịch của NĐT thì các sở giao dịch phải lấy ý kiến thành viên thị trường rồi sau đó mới có thể áp dụng nếu được đa số đồng ý. Còn lần này chỉ có HOSE và các công ty chứng khoán âm thầm áp dụng.

Ông Nguyễn Hồng Điệp nêu ví dụ: Một NĐT có 10.000 CP A. Nếu đặt bán từ lúc 9 giờ, nhưng lệnh vẫn chưa khớp, thì số CP đó cũng sẽ bị giam trên hệ thống đến hết giờ giao dịch và họ không thể làm gì được nữa dù biết rằng để đến ngày hôm sau, giá CP của mình sẽ tiếp tục giảm. Tương tự nếu NĐT muốn đặt mua thì số tiền của họ cũng bị giam đến hết ngày. Vì vậy, cơ hội mua hay bán đều không còn. Sau đó nhiều người đã rút kinh nghiệm, nên quyết liệt hơn, đặt lệnh mua bán bằng mọi giá [theo lệnh thị trường] khi sự hoảng loạn lên cao. Dù khó để NĐT chứng minh được thiệt hại của mình, nhưng chỉ cần ước tính trong 2 phiên giảm điểm đầu tuần, thị trường chứng khoán đã mất khoảng 8 tỉ USD vốn hóa cho thấy sự thiệt hại của rất nhiều NĐT và cả nền kinh tế Việt Nam.

Ngày 10.6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 81/QĐ-TTr quyết định thanh tra hành chính tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM [HOSE]. Ngày 11.6, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính [VAFI] gửi đơn đến Bộ Tài chính đề nghị cần thiết phải có đợt thanh tra toàn diện HOSE như nguyên nhân tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan cung cấp mà HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành; Thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc; Thanh tra tình trạng các CP rác nhưng được lựa chọn vào chỉ số VN30; Thanh tra tình trạng thổi giá chứng khoán thu lợi bất chính...

“Những quy định đó là coi thường NĐT, coi thường quy định giao dịch, coi thường pháp luật như hiện nay. Trong khi đó ở nhiều nước, khi sở giao dịch vi phạm sẽ bị xử phạt ngay mà không cần đợi đơn khiếu kiện từ NĐT. Đồng thời cơ quan quản lý sẽ áp dụng ngay những chính sách nào đó để đền bù tổn thất cho NĐT như miễn hay giảm phí giao dịch một thời gian”, ông Nguyễn Hồng Điệp nói.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, cho rằng NĐT có quyền khiếu kiện các công ty chứng khoán không cho phép NĐT hủy, sửa lệnh giao dịch. Trong khi đó, HOSE không đảm bảo được giao dịch thông suốt khiến NĐT bị thiệt hại là phải chịu trách nhiệm. Nhà nước cần phải xem xét bổ sung khung pháp lý liên quan cho thị trường chứng khoán. Trong đó phải có biện pháp xử lý phòng ngừa rủi ro cụ thể. Đồng thời phải có giải pháp khắc phục, xử phạt người chịu trách nhiệm và bồi thường cho NĐT ngay tức khắc.

Tin liên quan

Trong đầu tư chứng khoán việc việc nắm rõ các phương thức khớp lệnh là điều quan trọng mà các nhà đầu tư nhất định phải biết. Có rất nhiều các phương thức khớp lệnh được sử dụng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Vậy khớp lệnh là gì? Những nguyên tắc khớp lệnh giao dịch nhà đầu tư cần biết là gì? Hãy cùng Yuanta theo dõi và tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Khớp lệnh là gì?

Trong thị trường chứng khoán khớp lệnh là hoạt động hoàn thành thỏa thuận giữa người mua và người bán trên hệ thống giao dịch điện tử trực tuyến. Trong đó các phương thức khớp lệnh của nhà đầu tư được ghép với nhau theo nguyên tắc ưu tiên của thị trường để giao dịch chứng khoán với mức giá phù hợp.

Các nhà đầu tư khi giao dịch sẽ đồng nghĩa với việc tham gia thỏa thuận với vai trò là người mua hay người bán, để trao đổi chứng khoán với một mức giá và số lượng cụ thể. Tất cả thông số giao dịch sẽ được công khai giúp nhà đầu tư có thể kiểm soát danh mục đầu tư của mình một cách kỹ càng. Trong đó, mức giá được dùng để giao dịch ngay lúc khớp lệnh giao dịch được gọi là giá khớp lệnh.

Nguyên tắc khớp lệnh

Theo Sở giao dịch Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Hà Nội tại Điều 7 Quyết định 341/QĐ-SGDHCMQuyết định 653/QĐ-SGDHN đều quy định chung về nguyên tắc khớp lệnh cụ thể như sau:

“Nguyên tắc khớp lệnh

Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:

  1. Ưu tiên về giá:
  2. a] Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
  3. b] Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  4. Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.”

Các loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Tại mỗi Sở giao dịch chứng khoán sẽ có những quy định và đặc điểm khớp lệnh khác nhau. Trước khi tiến hành đầu tư vào thị trường chứng, Yuanta sẽ giới thiệu đến bạn những khái niệm về các loại lệnh trong giao dịch. Từ đó giúp nhà đầu tư hiểu rõ và có thể khớp lệnh chứng khoán dễ dàng hơn.

Các loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Khớp lệnh định kỳ

Định nghĩa:

Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán do hệ thống giao dịch thực hiện tại một thời điểm xác định. Các sở giao dịch chứng khoán thường sử dụng phương thức khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa. Các phương thức khớp lệnh định kỳ thường bao gồm các loại lệnh như lệnh giới hạn [LO], lệnh ATO, lệnh ATC,…

Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ

Đối với Sở HNX

Đối với Sở giao dịch Hà nội theo Điều 8 Quyết định 653/QĐ-SGDHN nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ được quy định:

“1. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:

  1. a] Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết;
  2. b] Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn Điểm a, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần;
  3. c] Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn Điểm b, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh;
  4. d] Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn Điểm b, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn Điểm a và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.”
Đối với sở HSX

Mặt khác đối với sở giao dịch HCM theo Khoản 1 Điều 6 Quyết định 341/QĐ-SGDHCM đã quy định nguyên tắc xác định mức giá khớp lệnh định kỳ là:

“a] Trong phương thức khớp lệnh định kỳ:

– Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;

– Nếu có nhiều mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.”

Các loại lệnh giao dịch trong khớp lệnh định kỳ

Các loại lệnh giao dịch trong khớp lệnh định kỳ

Lệnh giới hạn [LO]

Lệnh LO là viết tắt của từ “Limit order” trong tiếng Anh, thường được áp dụng cho các cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn là HNX, UPCOM hay HSX hoặc cũng có thể sử dụng trong các phiên giao dịch khác. Lệnh giới hạn [LO] tại các trung tâm giao dịch khác nhau sẽ có các quy định và cách thức sử dụng khác nhau. Vì vậy nhà đầu tư cần hết sức lưu ý trước khi thực hiện lệnh để giao dịch.

Theo Sở giao dịch HSXTheo Sở giao dịch HNX
“Lệnh giới hạn [viết tắt là LO]:

a] Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn;

b] Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.” – Theo Điều 14 Quyết định 341/QĐ-SGDHCM

Lệnh giới hạn

a] Lệnh giới hạn [sau đây viết tắt là LO] là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Mức giá tốt hơn là mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua;

b] Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ.

c] Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.” – Theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định 653/QĐ-SGDHN 

Đặt lệnh ATO

Lệnh ATO là viết tắt của chữ “At the opening” trong tiếng Anh nghĩa là Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO này thường được áp dụng ở Phiên định kỳ mở cửa tại sàn HSX vào khung giờ từ 9h đến 9h15 hàng ngày. Lệnh ATO được Sở giao dịch Hồ Chí Minh tại Khoản 3 điều 14 Quyết định 341/QĐ-SGDHCM  quy định như sau:

“Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa [viết tắt là ATO];

  1. a] Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
  2. b] Khối lượng của lệnh ATO bên mua [hoặc bên bán được cộng vào khối lượng của bên mua [hoặc bên bán] tại mỗi mức giá đặt lệnh để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
  3. c] Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
  4. d] Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh.

đ] Lệnh ATO được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Sau thời điểm xác định giá mở cửa, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.”

Các loại lệnh giao dịch tại Sở giao dịch HSX

Lệnh ATC

Lệnh ATC là viết tắt của “At the closing” trong tiếng Anh nghĩa là lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vào lúc 14h30-14h45 hàng ngày, lệnh ATC được áp dụng ở Phiên định kỳ đóng cửa của sàn HSX và sàn HNX. Lệnh giao dịch tại mức giá định kỳ đóng cửa ATC này đóng một vai trò quan trọng vì nó tạo ra giá tham chiếu cho Phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên ở mỗi Sở giao dịch lệnh ATC lại có những quy định và cách sử dụng khác nhau cụ thể như sau:

Theo Sở giao dịch HSXTheo Sở giao dịch HNX
“Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa [viết tắt là ATC]:

a] Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.

b] Khối lượng của lệnh ATC bên mua [hoặc bên bán] được cộng vào khối lượng của bên mua [hoặc bên bán] tại mỗi mức giá đặt lệnh để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.

c] Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

d] Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh.

đ] Lệnh ATC được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Sau thời điểm xác định giá đóng cửa, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.” – Theo Khoản 4 Điều 14 Quyết định 341/QĐ-SGDHCM

“Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa [sau đây viết tắt là ATC]:

a] Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa;

b] Khối lượng của lệnh ATC bên mua [hoặc bên bán] được cộng vào khối lượng của bên mua [hoặc bên bán] tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ;

c] Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp;

d] Nếu trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa chỉ có lệnh ATC ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:

[i] bằng giá thực hiện gần nhất nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán;

[ii] bằng giá thực hiện gần nhất cộng một [01] đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán;

[iii] bằng giá thực hiện gần nhất trừ một [01] đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán;

e] Lệnh ATC chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Sau thời điểm khớp lệnh, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.” – Theo Khoản 3 Điều 10 Quyết định 653/QĐ-SGDHN

Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh liên tục

Định nghĩa

Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán được hệ thống giao dịch thực hiện ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Phương thức khớp lệnh liên tục thường bao gồm các loại lệnh như lệnh thị trường [MP], lệnh khớp sau giờ [PLO],…

Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục

Đối với nguyên tắc xác định giá phương thức khớp lệnh liên tục giá để thực hiện là  mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang được chờ trên sổ lệnh. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục ở sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đều tương đồng.

Các loại lệnh giao dịch trong khớp lệnh liên tục

Lệnh thị trường [MP]Lệnh thị trường trên Sở giao dịch HSX

Lệnh MP là chữ viết tắt của “Market Price” trong tiếng Anh. Lệnh này được áp dụng trong phiên khớp lệnh liên tục của sàn HSX. Thông thường lệnh MP chiếm khoảng 1% tổng  số lệnh được đặt trên thị trường. Được Sở giao dịch Hồ Chí Minh quy định tại Khoản 2 Điều 1 4 Quyết định 341/QĐ-SGDHCM cụ thể như sau:

“Lệnh thị trường [viết tắt là MP]:

  1. a] Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
  2. b] Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc tại điểm a khoản này mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
  3. c] Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc tại điểm b khoản này và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó.

Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

  1. d] Lệnh thị trường được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục.

đ] Lệnh thị trường sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.”

Lệnh thị trường trên Sở giao dịch HNX

Lệnh thị trường trên Sở giao dịch HNX

Lệnh thị trường tại Sở giao dịch Hà Nội có những quy định và cách thức hoạt động khác nhau so với lệnh thị trường tại Sở giao dịch Hồ Chí Minh. Tại Sở HNX lệnh thị trường được chia thành 03 loại là: lênh MAK, lệnh MOK, lệnh MTL. Theo Khoản 2 Điều 14 Quyết định 653/QĐ-SGDHN quy định cụ thể như sau:

“Lệnh thị trường

  1. a] Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường;
  2. b] Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong phiên khớp lệnh liên tục;
  3. c] Lệnh thị trường sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng. Khi có lệnh đối ứng, lệnh thị trường được thực hiện theo quy định đối với từng loại lệnh thị trường tại Điểm d, Khoản này;
  4. d] Các loại lệnh thị trường:

[i] Lệnh thị trường giới hạn [sau đây viết tắt là MTL] là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO mua với mức giá cao hơn mức giá khớp lệnh cuối cùng một đơn vị yết giá hoặc mức giá trần nếu mức giá khớp lệnh cuối cùng là giá trần [đối với lệnh mua] hoặc lệnh LO bán với mức giá thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá hoặc mức giá sàn nếu mức giá khớp lệnh cuối cùng là giá sàn [đối với lệnh bán];

Lệnh MTL được chuyển thành lệnh LO phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.

[ii] Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy [sau đây viết tắt là MOK] là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập;

[iii] Lệnh thị trường khớp và hủy [sau đây viết tắt là MAK] là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.”

Các loại lệnh trên Sở giao dịch HNX

Lệnh khớp lệnh sau giờ [PLO]

Lệnh PLO là lệnh chỉ được thực hiện trên Sở giao dịch Hà nội, đây là lệnh mua hay lệnh bán chứng khoán ở mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa từ 14h45 đến 15h00. Được Sở HNX quy định trong Khoản 4 điều 10 Quyết định 653/QĐ-SGDHN như sau:

“Lệnh giao dịch khớp lệnh sau giờ [sau đây viết tắt là PLO]

  1. a] Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa;
  2. b] Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ;
  3. c] Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch;
  4. d] Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống;
  5. e] Kết thúc phiên giao dịch sau giờ, các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.”

Lưu ý:

Sau giờ giao dịch, các lệnh đã được đặt trước 20h sẽ tự hủy sau khi chạy hệ thống. Các lệnh được đặt sau 20h sẽ ở trạng thái “chờ gửi” để lệnh được lên sàn vào phiên giao dịch tiếp theo.

Qua những thông tin kiến thức mà Yuanta đã cung cấp trên đây, các nhà đầu tư có thể hiểu được Phương thức khớp lệnh là gì? Những nguyên tắc khớp lệnh nhà đầu tư cần biết. Từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác nhất để thu được lợi nhuận đầu tư tối đa.

Video liên quan

Chủ Đề