Đăng ký 3 tại chỗ ở đâu

.

Cập nhật lúc: 16:56, 03/09/2021 [GMT+7]

[ĐN]- Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai vừa triển khai văn bản số 3359/KCNĐN-VP đến các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp về đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”.

Công ty hữu hạn cơ khí động lực Toàn Cầu bố trí nơi lưu trú cho công nhân lao động tại doanh nghiệp

Theo đó, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có nhu cầu tổ chức hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, hoặc linh động kết hợp cả hai phương án trên thì lập hồ sơ đăng ký gửi về Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai.

Hồ sơ đăng ký theo đúng nội dung hướng dẫn bố trí tạm lưu trú để phòng chống dịch Covid-19 của Ban quản lý các KCN. Để xử lý nhanh, hồ sơ đăng ký các phương án sản xuất “3 tại chỗ”, doanh nghiệp scan hồ sơ gốc và gửi qua Email hoặc về địa chỉ Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai.

Lan Mai

Ứng phó với tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính quyền và doanh nghiệp [DN] tại Đồng Nai đã và đang nỗ lực sắp xếp để ổn định sản xuất nhằm không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa nội địa và xuất khẩu.

Theo ông Phạm Văn Cường, Phó ban quản lý các Khu công nghiệp [KCN] Đồng Nai, để duy trì sản xuất, hiện đã có khoảng 200 DN trên địa bàn đăng ký phương án “3 tại chỗ”. Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp hơn, đã xâm nhập vào một số DN có đông công nhân, những ngày gần đây đã có thêm nhiều công ty liên hệ với Ban quản lý các KCN Đồng Nai để đăng ký thực hiện “3 tại chỗ”. Song con số này còn khiêm tốn do với một địa phương có đến 31 KCN như Đồng Nai.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN, khi tiếp nhận hồ sơ, Ban quản lý các KCN đã cắt giảm tối đa các thủ tục, thậm chí cho DN tham khảo phương án những đơn vị đã được duyệt trước đó để nhanh chóng triển khai.

Doanh nghiệp tận dụng khoảng trống nơi làm việc để bố trí chỗ ngủ lại cho nhân viên.

Ngoài ra, thay vì theo quy định phải đi kiểm tra các điều kiện trước khi DN bố trí người ở lại nơi sản xuất, thì đối với các DN quy mô vừa và nhỏ, Ban quản lý các KCN sẽ chấp thuận cho DN thực hiện ngay phương án “3 tại chỗ” mà không cần kiểm tra. Cơ quan chức năng sẽ đề nghị DN cam kết thực hiện đúng phương án và sẽ kiểm tra sau.

Ông Cường đánh giá, nhìn chung các DN thực hiện “3 tại chỗ” ở Đồng Nai đều có quy mô không lớn, chỉ khoảng vài trăm người lao động trở lại. Các DN này cũng chỉ bố trí ở lại cho khoảng 2/3 tổng số lao động, bởi nhiều trường hợp công nhân không thể ở lại được vì lý do cá nhân. Đối với những người lao động không thể ở lại, các DN sẽ phân ra luồng riêng để tránh trường hợp nếu nhiễm bệnh sẽ lây cho những người ở lại tạm lưu trú trong công ty.

Bà Nguyễn Thị Như Ý, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc bố trí nơi tạm lưu trú cho người lao động theo mô hình “3 tại chỗ” để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, góp phần hạn chế việc lây lan dịch bệnh là hoạt động tích cực của DN trong cách ứng phó với dịch bệnh hiện nay. Để mô hình này đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc bảo đảm cơ sở vật chất, lãnh đạo DN cần làm tốt công tác tư tưởng cho người lao động, vì nhiều người chưa hiểu rõ nên còn ngại mô hình “3 tại chỗ”.

“Người lao động cũng cần chia sẻ khó khăn cùng DN trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Hoạt động sản xuất thông suốt cũng đồng nghĩa rằng việc làm, thu nhập của người lao động sẽ ổn định”, bà Ý đề nghị.

Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đồng Nai ở huyện Trảng Bom đã bố trí cho 120 lao động tạm lưu trú tại công ty để kiểm soát dịch bệnh và đáp ứng yêu cầu sản xuất tại chỗ. Công ty đã đầu tư trang bị đầy đủ vật dụng sinh hoạt cá nhân thiết yếu cùng không gian lưu trú được rộng rãi để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sức khỏe của công nhân. Anh Trần Văn Hải, công nhân của công ty này cho biết, trong tình hình dịch COVID -19 đang có chiều hướng phức tạp thì việc công ty bố trí cho công nhân được ăn, ở, làm việc tại chỗ là hợp lý. Điều này sẽ giúp anh em công nhân thêm an tâm để làm việc.

Tương tự, Công ty CP Toget Việt Nam đóng tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom cũng đã tổ chức cho công nhân khối sản xuất lưu trú tại công ty. Ngoài chuẩn bị nơi ăn ở cho công ty này còn hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng/người. Với nhân lực khối văn phòng, công ty cho phép làm việc tại nhà, hưởng nguyên lương. Trong khi đó Công ty CP GreenFeed chi nhánh Đồng Nai cũng đã đưa ra phương án cho 105 lao động ở lại trong khuôn viên nhà máy với điều kiện công ty xét nghiệm COVID-19 cho tất cả cán bộ, công nhân viên, khi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được ở lại. Những trường hợp ở lại sẽ được công ty hỗ trợ 100 nghìn đồng mỗi ngày.

Tại Đồng Nai, hàng chục ngàn công nhân tạm thời đã phải nghỉ làm. Đã có nhiều DN tại Đồng Nai thực hiện phương án “1 cung đường 2 địa điểm”.

Theo đó, nhiều DN đã thuê khách sạn, nhà nghỉ cho cán bộ, công nhân viên nghỉ ngơi để hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Hằng ngày, DN sẽ bố trí xe đưa rước người lao động từ nơi ở đến công ty để làm việc.

Ngoài các chợ truyền thống, khu nhà trọ đông công nhân và một số công ty thuộc các khu công nghiệp tại các khu công nghiệp Long Bình, Sông Mây, Long Thành, Lộc An - Bình Sơn, Nhơn Trạch 2… đồng thời dịch bệnh cũng đã xuất hiện ở một số doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có quy mô lớn với số công nhân lao động rất đông.

Hiện đã có 3 công ty có số lượng công nhân đông nhất tại Đồng Nai phải tạm thời cho hơn 90.000 công nhân nghỉ việc để phòng dịch khi xuất hiện các ca nhiễm COVID -19 ngay trong DN như Công ty Pouchen 17.000 công nhân, Công ty Changshin 42.000 công nhân, Công ty Taekwang Vina 32.000 công nhân. Càng đáng lo ngại hơn khi nhiều công ty tại các KCN trên địa bàn TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu có số lượng rất đông công nhân đang thuê trọ bên ngoài hoặc đang thuê trọ tại các địa bàn bị phong tỏa.

Trước tình trạng này, một số doanh nghiệp cũng đã phải tạm thời ngưng một số dây chuyền sản xuất để chờ công nhân hết thời gian cách ly. Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương yêu cầu các doanh nghiệp tại 8 huyện, thành phố trong nhóm nguy cơ rất cao và nguy cơ cao khẩn trương thực hiện xét nghiệm test nhanh hoặc mẫu gộp cho toàn bộ người lao động. Qua đó, sớm phát hiện tách các F0, F1, F2 ra khỏi lực lượng lao động, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất.

Bảo Sơn

Công văn hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp như: doanh nghiệp đăng ký thực hiện "3 tại chỗ" [trước đây gọi “4 tại chỗ”]; doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu dừng hoạt động toàn bộ hoặc dừng hoạt động một phần; đối với doanh nghiệp không đăng ký nhưng cần đến nhà máy, xưởng sản xuất để bảo vệ, bảo quản đơn vị trong thời gian dừng sản xuất theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Cụ thể, đối với các doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án “3 tại chỗ”, nếu đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh hoặc huyện, thành phố tổ chức kiểm tra đánh giá đủ điều kiện theo quy định sẽ tiếp tục hoạt động. Trường hợp các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu thì phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” có nhu cầu dừng toàn bộ hoạt động, thì doanh nghiệp thông báo nhanh đến UBND huyện, thành phố nơi doanh nghiệp đang tổ chức hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” để nắm thông tin và hướng dẫn. Chủ động liên hệ với đơn vị, cơ quan có chức năng để đăng ký, hợp đồng test nhanh cho tất cả công nhân, người quản lý trước khi tạm dừng [kết quả xét nghiệm còn hiệu lực trong thời hạn 72 giờ]. Báo cáo quá trình từ thời gian bắt đầu thực hiện phương án “3 tại chỗ” đến khi tạm dừng, trong đó nêu rõ lý do dừng thực hiện.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp lập danh sách công nhân, người lao động gửi về UBND các huyện, thành phố để tổng hợp, thông báo đến các địa phương nơi người lao động trở về để theo dõi và quản lý. Người lao động sử dụng danh sách đã được lập, mang theo giấy tờ tùy thân [CMND/CCCD, giấy xét nghiệm âm tính] để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi qua các chốt kiểm dịch.

Trường hợp doanh nghiệp có một số người lao động, người quản lý ở lại để thực hiện các công việc cần thiết khác không liên quan đến sản xuất như: bảo vệ, trực phòng cháy chữa cháy, bảo trì máy móc, người thực hiện chế độ cho công nhân... thì doanh nghiệp lập danh sách và phải tiến hành xét nghiệm [bằng test nhanh] 1 lần/tuần, gửi UBND huyện, thành phố để theo dõi.

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” tạm dừng một phần [giảm sổ lượng lao động] hoặc lao động nghỉ do nhu cầu cá nhân thì doanh nghiệp cũng thực hiện tương tự như tạm dừng toàn bộ hoạt động. Cũng theo công văn này, tỉnh sẽ không cho phép bổ sung doanh nghiệp đăng ký “3 tại chỗ”, không duyệt tăng số lượng lao động so với số lượng đã được đăng ký ban đầu. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xem xét xác nhận đối với doanh nghiệp đăng ký di chuyển và lập danh sách để theo dõi, quản lý.

C. Trúc

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 19 tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày 19/07/2021.

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác phòng chống dịch, truy vết F0 ra khỏi cộng đồng, nhiều địa phương đã có những biện pháp MẠNH, đó là thực hiện “3 tại chỗ” đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như Tp.Hcm, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An…  và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nếu không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải dừng hoạt động.

Vậy “3 tại chỗ” là gì, áp dụng như thế nào, doanh nghiệp không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải dừng hoạt động? Các bạn hãy cũng xem bài viết này để được giải đáp nhé.

“3 tại chỗ” là gì?

Ngày 14/7/2021, Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội – Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam đã có Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó cũng có nội dung liên quan đến mô hình “3 tại chỗ”.

Theo đó, Công văn nêu trên hướng dẫn, khuyến nghị đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện “3 tại chỗ” [tức là sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ tại chỗ] và phải đảm bảo các yêu cầu về:

– Phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn;

– Đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động [nếu thực hiện việc lưu trú tập trung] theo quy định

– Đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.

“3 tại chỗ” được áp dụng như thế nào?

– Tại TP HCM, đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện 3 tại chỗ như:

+ Công ty Cofidec thuộc Tổng Công ty Satra đã bố trí Phòng lưu trú cho công nhân làm việc “3 tại chỗ” có tường xây chắc chắn, có cửa đi và cửa sổ… đạt yêu cầu thông gió, chiếu sáng tự nhiên, tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế… công nhân được cấp các vật dụng cá nhân và hạn chế tối đa công nhân tiếp xúc gần với nhau.

+ Công ty VISSAN bố trí chia công nhân thành 2 nhóm: Một nhóm sản xuất bên trong và một nhóm vận chuyển bên ngoài. Hai nhóm này thực hiện nhiệm vụ độc lập, không tiếp xúc với nhau. Công ty tổ chức nấu ăn ngày 3 bữa, và sắp xếp chỗ ở cho công nhân tại một số nhà kho được dọn sạch sẽ, thoáng mát.

– Tại Bà Rịa Vũng Tàu: cũng áp dụng “3 tại chỗ” tương tự như TP.HCM, tuy nhiên, một số địa phương ở tỉnh này có cho phép nếu không bố trí được “3 tại chỗ” thì triển khai “3 cùng” cho người lao động, tức là: cùng làm việc, cùng đi một phương tiện, cùng nghỉ một nơi.

Chúng ta có thể thấy là đối tượng cần thiết áp dụng “3 tại chỗ” là các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, sử dụng số lượng lao động nhiều, nếu để công nhân, người lao động di chuyển thường xuyên từ nhà đến nơi làm việc sẽ khó đảm bảo trong công tác phòng chống dịch.

Không thực hiện được 3 tại chỗ, bị xử lý như thế nào?

Việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” hay “3 cùng” như vừa nêu trên, hay “hai địa điểm, một con đường” là các biện pháp góp phần giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng đồng thời vẫn duy trì được việc sản xuất, đảm bảo cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng.

Trường hợp các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc danh mục được tiếp tục hoạt động khi đang áp dụng Chỉ thị 16 nhưng không thực hiện “3 tại chỗ” theo yêu cầu của chính quyền địa phương thì có thể bị coi là không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và có thể bị phạt theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với mức phạt tiền lên đến 20 triệu đồng và theo Chỉ thị 16, đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh đó sẽ bị yêu cầu ngừng hoạt động.

Người lao động, công nhân đi làm việc tại đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh đã bị yêu cầu ngừng hoạt động thì có thể bị coi là ra đường không có lý do chính đáng, vi phạm chính sách giãn cách xã hội mà địa phương đang áp dụng theo chỉ thị 16, mức phạt tiền cho hành vi này là từ 1 – 3 triệu đồng theo điểm a, khoản 1, điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm thông tin theo video bên dưới:

CÔNG TY LUẬT CIS

109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
028 3825 7196 – 0938 548 101
Email:

Video liên quan

Chủ Đề