Vì sao sứa thích nghi với lối sống tự do

Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài, hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

Câu hỏi:

Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Đáp án đúng C.

Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ: sống thành tập đoàn, hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc, hải quỳ chủ yếu sống bám vào đá hoặc các sinh vật khác.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú:

+ Số lượng loài nhiều

+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú

+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau

 Hải quỳ

– Hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc.

– Cấu tạo của hải quỳ:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

+ Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.

– Sống bám vào bờ đá và ăn động vật nhỏ.

– Di chuyển: hải quỳ chủ yếu sống bám vào đá hoặc các sinh vật khác. Hải quỳ dựa vào tôm ở nhờ mà di chuyển được và xua đuổi kẻ thù, giúp loài tôm nhút nhát này tồn tại → Cả hai bên đều có lợi.

Sứa 

– Cấu tạo cơ thể sứa:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

+ Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

+ Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

+ Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù. Phía miệng có miệng và các tua miệng. Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù [tự vệ bằng gai].

– Thành phần chủ yếu của sứa là nước.

– Có một số loại sứa ăn được có tác dụng giải khát: sứa sen, sứa rô…

– Di chuyển: Khi di chuyển, sứa co bóp dù → đẩy nước ra qua lỗ miệng → tiến về phía trước và ngược lại.

Thùy Chi

- Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

- Miệng phía dưới, có tế bào tự vệ

- Di chuyển bằng cách co bóp dù

Trả lời hay

15 Trả lời 17/08/21

  • Kim Ngưu

    Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do: mép dù có nhiều tua, dù rộng và linh hoạt → di chuyển tự do.

    Trả lời hay

    5 Trả lời 17/08/21

    • Quàng Xiến Thưa Xiến

      đặc điểm cấu tạo nào chúng tỏ sứa thích nghi với


      0 Trả lời 14:11 24/11

      • Bọ Cạp

        - Cơ thể hình dù, cơ thể đối xứng tỏa tròn

        - Miệng ở dưới, có tế bào tự vệ, di chuyển bằng cách co bóp dù

        0 Trả lời 17/08/21

        • Đây là đề kiểm tra 1 tiết sinh của mình, các bạn xem rồi giúp mik được câu nào hay câu đấy nhé[nhất là câu 6,7,8]Thanks everyone:

          1]Vì sao sứa thích nghi được với đời sống, di chuyển tự do? Thủy tức di chuyển bằng cách nào ?

          2]Vì sao nói động vật mang lại lợi ích cho con người? Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

          3]Nêu các biện pháp phòn chống bênh sốt rét? Nêu đặc điểm phân biệt giữa động vật và thực vật?

          4]Nêu các loại đại diện thuộc ngành giun đốt?

          5]Trong các ngành giun tròn thì loại giun nào kí sinh ở thực vật? Trùng roi xanh tiến về ánh sáng nhờ đâu?

          *6] Trình bày đặc điểm chung và đặc điểm của ngành động vật nguyên sinh?

          *7]Mô tả vòng đời kí sinh ở sán lá gan?

          *8]Nêu các biện pháp phòng chống giun sán ở người?

          Câu này là câu nâng cao[bắt buộc phải có nên mọi người cố gắng tìm hiểu giúp mik câu này nha]:Ngành giun đốt có đặc điểm gì chứng tỏ cơ thể cao hơn ngành giun dẹp?

          Từ khi mọi người đọc cho đến 11h tối thì mọi người giúp mik nha vì mik học chỉ tới 11h đêm là hết cỡ òi Thanks very much

          Video liên quan

          Chủ Đề