Cột lệch tâm xiên là gì

Nhận viết luận văn Đại học , thạc sĩ - Zalo: 0917.193.864
Tham khảo bảng giá dịch vụ viết bài tại: vietbaocaothuctap.net

Download luận văn thạc sĩ ngành kĩ thuật xây dựng với đề tài: Tính toán lệch tâm xiên cho cột bê tông cốt thép nhà cao tầng theo TCVN và các tài liệu khác, cho các bạn làm luận văn tham khảo

Liên Hệ Zalo 0909232620 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: TRANGLUANVAN.COM

Nhận viết luận văn Đại học , thạc sĩ - Zalo: 0917.193.864
Tham khảo bảng giá dịch vụ viết bài tại: vietbaocaothuctap.net

Download luận văn thạc sĩ ngành kĩ thuật xây dựng với đề tài: Tính toán lệch tâm xiên cho cột bê tông cốt thép nhà cao tầng theo TCVN và các tài liệu khác, cho các bạn làm luận văn tham khảo

Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
  • Top 20 mẫu Thiết kế nội thất nhà phố phong cách, trẻ trung
** Cách tính toán cột lệch tâm xiên? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

Trong tính toán cột , thì tính cột lệch tâm xiên thế nào ? ai biết Post lên cho mọi người cùng thảo luận.

Có 119 câu trả lời!!

Có thể bạn chưa biết:

Hiện nay VN chưa ban hành tiêu chuẩn về tính cột chịu nén lệch tâm xiên, mọi người thường dùng BS hoặc ACI, các phần mềm thiết kế cũng đều có cả. Giới thiệu với reivietnam một tài liệu viết tay khá bổ ích do GS. TS. Nguyễn Đình Cống, nguyên trưởng khoa xây dựng trường ĐHXD viết cách đây mươi năm và là cẩm nang của các cựu sinh viên hồi đó. Tài liệu này dựa theo BS 8110-1985 có cải tiến theo TCVN 5574-1991.

Robertbura

Em xin có một thắc mắc trong cách tính cột này được không ạ.Có bác nào thắc mắc về đoạn này không?

ao anh xa

Bạn thắc mắc chỗ nào nói rõ để chúng ta cùng trao đổi?

levantrai

Tôi cũng đã sử dụng tài liệu trên [của thầy Nguyễn Đình Cống] để tính thép cho cột chịu mô men theo 2 phương, nhưng thấy thép tính ra ít, thường phải đặt cấu tạo. Có ai có kinh nghiệm hoặc chỉ dẫn gì không, xin hãy chỉ giáo? Nguyễn Quang Đức

profilmuoinam15

chào các bác em mới tham gia vao diễn đàn.Em cũng đang tính kết cấu cột của một nhà mái bằng một tầng.nhưng thấy tính M va N không biết xác định theo công thức nào.Các bác chỉ dùm tôi cái "thánh kíu " trước nha [em đã đọc sách kết cấu nhưng vẫn chưa hiểu lắm.mong các bác chỉ giúp ]

Renatosymn
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ
Luckyman

Không hiểu bác này viết có nhầm không chứ tôi thấy mấy công trình một tầng đó thì tính lệch tâm một phương thì nhanh hơn, Và đỡ tốn công hơn , chứ nhà cao tầng thì mới quan tâm đến vấn đề lệch tâm xiên. Khi tính cột , chúng ta sẽ tính theo 3 trường hợp : Trung tâm , lệch tâm một phương , Lệch tâm theo 2 phương [ Xiên tâm ] Nếu nhà mái bằng một tầng thì theo tôi cho dù bạn tính theo sơ đồ không gian hay sơ đồ phẳng thì tỉ số e=M/N khá nhỏ , do đó , chúng ta tính toán cột theo cấu kiện chịu nén lệch tâm bé thôi. Về mà đọc lại sách bê tông nha....dễ hiểu lắm mà To NTTCDC: cảm ơn anh gởi bài hay quá...
PrikoliSsSSdda

Có một số chủ đề, mong các các giải quyết dùm, bài hay có thưởng !!!!!!!!! Cốt chịu lực lệch tâm xiên Tiết diện chữ nhật Tiết diện chữ I, T, L Các tiết diện I, T, L bây giờ hay gặp, để giải quyết vấn đề kiến trúc ở các góc tường

dutrieu

Tỷ số M/N không bé đâu bác Mo đờ ơi, nhiều lúc tui cũng bị lệch tâm lớn đó Vấn đề là momen từ dầm phân phối lại cho cột có lớn không [ nhất là khi tính khung có nhịp lớn đó]

RobertDum

Cho tôi hỏi một số vần đề trong công thức tính cột nén lệch tâm xiên của thầy Cống : 1. Chiều dài tính toán của cột : là chiều dài cột [ l ] hay là chiều dài lo = k * l 2. Tại sao sao lại chỉ cường độ chịu nén mẫu lăng trụ của bê tông thấp hơn mác thiết kế [ ví dụ mác 200 chỉ có fc = 190 kg/cm2 ] 3.Em có so sánh kết quả tính bằng công thức với kết quả thiết kế thép cột của Etab [ có bản quyền ] thì thấy với các cấu kiện có hàm lượng thép muy 3 % thì sai số bắt đầu lớn, không biết có vấn đề gì không ] Mong các sư phụ sư huynh chỉ giúp. Thanks.

trangyu lan

Tôi nhớ là ACI có phát hành một phép tính cột lệch tâm xiên. Các bạn có thể theo đó mà thiết kế. Các phần mềm có thể cho kết quả khác nhau vì : 1] Dùng phép tính BEAL [Bê-tông tình trạng tới hạn] thay vì phương pháp đàn hồi. Với BAEL thì ta chỉ dùng cường độ chịu nén mẫu hình trụ đáy tròn. Bao giờ khi tính L cũng tính theo khoảng cách giữa hai điểm uốn [longueur de flambement = buckling length]. 2] Có nhiều chương trình cho cốt thép đối xứng cho dễ thi công, thì kết quả khác nhiều. Khi tỉ lệ thép thấp, thông thường phải đặt cái minimum, cho nên các phần mềm nó cho kết quả giống nhau. 3] Nêu các bạn gặp một tiết diện không có trong phần mềm như T, I thì phải giả định một tiết diện chứ nhật tương đương.

Alvarogime

to : QPHUONG Tôi có đọc quyển BS 8110 thì cũng có thấy l0=beta*l. He so beta nay tra bang.Nhưng đây là đối với cột lệch tâm một phương. Bạn tìm đọc quyển BS có bán rất nhiều ở nhà sách rồi. Nhưng viết sơ sài về cột LTX ,Nếu đọc để làm thì không ổn. Không biết tài liệu anh Thắng thế nào chứ. Lo ấy là chiều cao thông thủy của nhà. Do đó khi đọc tài liệu của BS thì tôi có thấy...không cần phải nhân beta gì nữa. ----------------------------------------------------- Trong TCVN [ 5571-1995 ] Tôi có thấy Ntd = 1/[ 1/Nx + 1/Ny + 1/ N0 ] Nhưng khi đọc bài giảng nhà cao tầng một số giáo sư lại viết Ntđ = 1/[ 1/Nx + 1/Ny - 1/ N0 ] If N < Ntđ then Ok else Fail Trong đó : Ntđ : Khả năng chịu tải tương đương. N : Tải trọng dọc trục của cột tính toán Nx : Khả năng chịu tải lệch tâm theo phương X Ny : Khả năng chịu tải lệch tâm theo phương Y Ai đúng đây ???

GeorgeEr

có ý kiến gì về việc tính như sau:

checkerso1
theo tôi thì lực dọc chỉ có 1 phương là Nz chứ chẳng có Nx hay Ny gì cạ nhưng ma có thể tạm hiểu Nx; Ny là Ntu với Mx; và Ntu với My; nhưng thực ra Nx=Ny =Ntu; chỉ có thể hiểu rằng Mx cho trường hợp tải nào đó là lớn nhất hay nhỏ nhất về gía trị đại số thì có Ntu cho Mx đó của trường hợp tải đó; với My cũng vậy
chongthambamien.vn
ban thắc mắc gióng tôi ; không hiểu những công thức này ở dâu ra khi xét đến độ uốn dọc cua cột.Ai có thể giả thích???
cameralenguyen
Tôi thấy công thức này giống công thức của ACI Section R10.3.5: N0: Khả năng chịu lực đúng tâm [ex=ey=0] Nx: khả năng chịu lực dọc của cột khi: ey=0, ex0 Ny: khả năng chịu lực dọc của cột khi: ex=0, ey0 1/N=1/Nx+1/Ny-1/N0
GeorgeEr

Em đã tham khảo nhiều sách, nhưng TCVN nói về lệch tâm xiên rất mơ hồ. Tình cờ tôi đọc file này, tôi thấy cách tính cột LTX rất lạ. tôi gửi các bác, có bác nào biết rõ về công thức này thì chỉ tôi với: Nguồn gốc cách tính có phải TCVN không, hay là TC nước khác? Kết quả có tin tưởng không? Thường các bác tính lệch tâm xiên thế nào? các bác nói để tôi và mọi người học hỏi với nhé.

GeorgeEr

Muốn hiểu rõ cách tính cột lệch tâm xiên [ biaxial ] bạn nên tham khảo sách bê tông của Mĩ Có tất cả 3 cách tính trong đó cách dùng rất thích hợp để tính tay đó là phương pháp bressder [ tên của người tìm ra công thức ], giốnf công thức kiểm tra trong tài liệu bạn up lên Còn cách mà đa số phần mềm thiết kế sử dụng là dùng interation diagram [ chính xác nhất trong 3 phương pháp ] bạn cứ tìm 1 cuốn sách bê tông Mĩ đọc là biết ngay !

thietkelogo

Muốn hiểu rõ cách tính cột lệch tâm xiên [ biaxial ] bạn nên tham khảo sách bê tông của Mĩ Có tất cả 3 cách tính trong đó cách dùng rất thích hợp để tính tay đó là phương pháp bressder [ tên của người tìm ra công thức ], giốnf công thức kiểm tra trong tài liệu bạn up lên Còn cách mà đa số phần mềm thiết kế sử dụng là dùng interation diagram [ chính xác nhất trong 3 phương pháp ] bạn cứ tìm 1 cuốn sách bê tông Mĩ đọc là biết ngay ! Em nói thật cứ đọc hết cuốn reinforced concrete analysis and design của Macgrago [ tôi ko nhớ tên tác giả ] . Thì mọi vấn đề thiết kế cơ bản trong bê tông đều sáng tỏ: cột lệch tâm xiên.....

ao anh xa

em hỏi thêm ty chút: quyển sách pác nói đó là sách đã dịch ra tiếng việt rối chứ. khoản tiếng anh tôi mù tịt lắm. chắc ở cổng bộ XD cũng có bản chứ. cách tính của pác có khi đi thẩm định có bị vặn vẹo gì không? cách tính cau pác là phần mềm tự chạy ra thép à. hay đó là tên công thức

profiltam

Cột lệch tâm xiên trên diễn đàn đã được Bác Huy trả lời rồi cơ mà nhỉ ! Tôi không nhớ ở đâu nữa ! Đành post lại tài liệu của thầy Cống vậy

inetryconydot
các tính đó ko ổn đâu. lệch tâm xiên mà tính như thế thì chết. thế thì còn đâu là lệch tâm xiên mà đó là lệch tâm phương x, lệch tâm phương y. tính như thế nếu Momen nhỏ thì ra nhiều thép, nếu momen lớn thì ra it thép lắm và rất nguy hiểm. Vấn đề lệch tâm xiên tôi cũng đang tìm hiểu, nhưng tôi có thể khẳng định rằng cách tính đó là sai.
tandc128

Hiện nay GS NĐCống đã xuất bản cuốn tính toán cột BTCT [ trong đó có cả tính toán cột CN chịu nén lệch tâm xiên]. Tuy nhiên sau khi cùng với một bạn khác làm bài toán so sánh cách tính của GS Cống với cách tính theo ACI của Prokon [ trong đó giữ nguyên các hệ số giảm độ bền theo đúng quy định của ACI ] thì nếu sử dụng cách tính của GS Cống và có kể đến hệ số điều kiện thi công khi đổ BT cột 0.85 thì 2 cách tính cho ra kết quả tính thép gần tương đương [ chênh dưới 10%, ACI tính ra cao hơn một chút]. Tuy nhiên mới chỉ tính thử cho vài trường hợp nên khó có thể kết luận chính xác được, mà chỉ dừng ở mức độ nhận xét sơ bộ thôi.

Vimcentcow

Tổng kết là thế này nhé: Tiêu chuẩn Việt Nam chưa có tính cột lệch tâm xiên, tất cả các cách làm đã nêu ra đều không có trong tiêu chuẩn => không đung. Chính vì thế cho nên các bạn cứ không biết làm sao mà cho yên tâm là được. Ví dụ như tính như cấu kiện phẳng với N và max[Mx, My] rồi bố trí thép cho cả 2 phương.

cameralenguyen
Sao bác lại nghĩ cách làm nào ko có trong tiêu chuẩn là không đúng nhỉ??? Bản thân TCXDVN356-2005 đã không phải là bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh. Hơn nữa để có thể áp dụng được, rất nhiều phần vẫn cần phải có chỉ dẫn tính toán. Bác mà nghĩ cứng nhắc như thế tôi hỏi bác bác có tính được võng theo TCXDVN 356-2005 không? và khi thiết kế vách lõi bác không biết làm sao mà? bác thiết kế dầm cao ra sao? các TC đôi khi cũng chỉ mang tính chất khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc đâu bác nhé. [Bác này nói giọng điệu nghe như mấy bác ở sở XD các tỉnh vậy]
phuonganh22

tcvn tính cột không fair lắm, vì với tải trọng đã cho chọn tiết diện 20X20 ra thép Fa tạm chấp nhận nhưng với yêu cầu nào đó tôi phải chọn cột 30x30 như vật As nhỏ cót hể cũng quan trọng lắm Theo tôi, yêu cầu cấu tạo đã có cân nhắc đến tải trọng khi xem xét tiết diện cột mà ta chọn, như vậy là đủ rồi.

JacimtoCogy
hello việc tính cốt đai cho cột cũng phải suy nghĩ đến; nếu với nhà khoảng 5-7 tầng ; thì cốt đai cho cột mang tính chất là cấu tạo; có tính đi nữa cũng không bao nhiêu ; chỉ sợ là nó bị nở hông ; hay nói đúng hơn là khi thi công nó cũng góp phần bó chặt lại; làm cho kết cấu có vẽ liên kết chặt với nhau thành 1 cái cột; còn chuyện lực cắt ở đây chỉ nên chú ý cho những cái cột ngay ngang tầng chịu cắt lớn; và tại dó cần phải dày cốt đai lên vì tại đó ta cắt thép và neo 30 d; chưa đảm bảo yên tâm thì chơi thép đai dày hơn 1 ti để tạo lực dích thật lớn; tóm lại cấu tạo theo cảm nhận của kết cấu ; kinh nghiệm; còn cót đai cho vách thì coi chừng đấy nhé vì nếu không khéo nó sẽ xé toạc ngay mép vách; thậm chí người ta sợ phải gia cường xung quanh vách bằng thép chử C. biết tính thì chẳng có gì là ghê gớm; còn không biết thì dọc tài liệu và có đầu óc cơ học kết cấu là giải quyết dẽ dàng
Winmordbet

- Bac Minh oi! pac noi nhieu den kinh nghiem qua se lam kho cho nhung KS moi vao nghe nhu tui tôi đay -nhung du sao co nhung nguoi nhu bac chia se kien thuc va kinh nghiem cho anh tôi cung giup duoc moi nguoi nhieu rọi - Tien day mong bac giai dap cho tôi mot cau hoi: Ve van de tinh toan cot lech tam xien tôi da tham khao nhieu va ap dung mot so cach tinh toan nhu: Tinh theo phuong phap cua thay Cong [ Ban viet tay day a! ], Theo cach tinh ma thay Thu ap dung trong mot bang tinh Excel [ Tinh thep theo tung phuong sau do bo tri chi ca 2 phuong ]...Tuy nhien tinh ra luong thep so voi nhau va voi mot so phan mem tinh toan khac [ETABS, RDW, SAP..]thi khong on [ luc thi thep nho qua, luc thi lon qua ]; vay tôi rat mong bac tim hieu va giai dap ho tôi rang phan mem tinh toan RDW cua bo XD tinh toan cot lech tam xien dua theo tai lieu nao khong, tôi o HP- hoi xa trung tam nen tim hieu hoi kho, mong bac giup do; thanks alot!!!

Robertgomo
NÓI THẬT VỚI BÁC LÀ ; MỚI RA TRƯỜNG NHIỀU KHI CÒN SIÊU HƠN MẤY CỤ NHIÊU KINH NGHỆM; KINH NGHIỆM CỦA HỌ CŨNG PHẢI DỰA VÀO LÝ THUYẾT MÀ TÍNH ; TÍNH XONG CẢM THẤY CÓC YÊN TÂM CHƠI VÀO CHO NHIỀU; SAU 1 THỜI GIAN HỌ RÚT RA ĐƯỢC LÀ LÀM THẾ NÀY MÀ PHẢI TĂNG THÊM 1 CHÚT SO VỚI TÍNH TOÁN THÌ AN TOÀN; TÓM LẠI KINH NGHIỆM LÀ ĐỌC; CHECK BẢN VẼ ; VÀ BIẾT NGAY NGƯỜI THIẾT KẾ SAI CHỔ NÀO; VÀ CẢM GIÁC NHÌN NHẬN MÀ THÔI; THỨ HAI NỮA LÀ KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐƯA RA PHƯƠNG ÁN VÀ TIẾT KIỆM KINH TẾ NHẤT; CÁI CỘT LỆCH TÂM XIÊN BÁC NÊN LÀM THEO TCVN THÌ YÊN TÂM HƠN; VÌ CÓ NHIÊU TIÊU CHẨN VIẾT VỀ NÓ; HÌNH NHƯ CÁCH TÍNH CỤ THỂ CHO CÁI CỘT NÀY THEO TCVN ĐÃ ISSUSE RỒI NÊN BÁC RA NHÀ SÁCH MÀ MUA CHÚA LÀM ĐỒ ÁN TỐT
lightzar

- Cam on bac nhe! bac noi vay lam cho tôi thay tu tin hon roi day, co le tôi se len HN lung quyen sach do moi duoc. Thanks bac nhieu nhe, co gi thac mac tôi se lai hoi bac....

Danielpr
Làm như vậy thì không phải là an toằn đâu , trường hợp lệch tâm xiên là trường hợp xét đến cột đồng thời chịu cả Mx và My.Nếu làm như bạn thì mới chỉ xét đến Mx và My riêng rẽ.Bài toắn lệch tâm xiên có thể hiểu nôm na là tính toắn cột chịu nén uốn theo tiết diện nghiêng.Cột có thể chịu được N,mx và N,My nhưng chưa chắc đã chịu được N,Mx,My đồng thời
AnthonyGape

Có bố nào ép cây cột nhà cao 4m tiết diện 300x300mm đặt 6phi 16,Cốt đai đặt phi 6a150mm. chưa nhỉ ?

hoahuongduong
pó tay.com - VUA CÒN THUA NÓI LIỀU
AnthonyGape
Bạn ksminh! Nguyên tắc trên diễn đàn là không chỉ trích cá nhân. Nhưng tôi xin vi phạm nguyên tắc này.Tôi thành thật khuyên bạn nên comment trên những vấn đề mà bạn nắm rõ. Những vấn đề bạn không biết, biết nhưng không rõ, có đọc qua nhưng chưa hiểu hoặc không biết gì hết thì bạn nên trình bày dưới góc độ của một câu hỏi. Tôi tin anh tôi trên forum này sẵn sàng chia sẻ. Bạn không nên viết về những điều mà bạn lơ mơ theo kiểu "chuyên gia" như đoạn trích ở trên. Dĩ nhiên đó là quyền của bạn Về vấn đề cột nén lệch tâm xiên, tại sao bạn lại đưa ra chỉ tiêu 24 góc xoay, và 11 điểm khi xây dựng mặt ảnh hưởng của cột??? 2n góc xoay, [2n+1] điểm có được không hả bạn? just kidding. Xem lại một số bài bạn viết trên diễn đàn, hình như bạn hâm mộ Sap, Etabs & các phần mềm tính toán thiết kế nói chung hơi bị nhiều. Kiểu này mất điện không chạy được computer thì chắc phải bỏ nghề thiết kế. Nên chú ý, phần mềm chỉ là công cụ. Thực sự tôi thông cảm với những thắc mắc của bạn, những anh tôi thời trước dùng Sap90 để tính toán, Sapcon để thiết kế cốt thép, cũng có những vấn đề giống bạn bây giờ. 10 năm về trước Internet không có, tiêu chuẩn nước ngoài không có, cũng thật khó khăn, cũng may copy được mấy quyền user guide của bộ Sap90, cũng lờ mờ hiểu ACI 318 - 1983 Thôi vài dòng trao đổi cùng bạn, mong bạn nên lắng nghe nhiều và biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ tiến bộ nhanh.
Haroldser
to Bạn pmdc , bây giờ có nói chưa chắc gì bạn KSMINH đã hiểu được đâu. Chờ vài năm tới bơi lội trong bể khổ tư vấn chắc bạn ấy mới hiểu. to bạn KSMINH , sau khoảng 10 năm nữa nếu bạn có dịp đọc lại những gì bạn đã viết hôm nay chắc bạn sẽ hiểu tâm trạng của chúng tôi hiện giờ Vài lời chân thành cùng bạn
profiltam

ACI đã có cách tính cột LTX rồi, nhưng e vẫn thích TCVN hơn, e kiến nghị cách tính thế này, các bác góp ý cho nhé: Dữ liệu đầu vào gồm:Mx,My,N,Rn. Tính ứng suất do N đúng tâm gây ra [kí hiệu là s] Tính ứng suất tại mép tiết diện do Mômen gây ra theo mỗi phương bằng sbvl. Phân phối giá trị Rn theo mỗi phương tỉ lệ với giá trị ứng suất tính được ở trên với Rn:=Rn-s Làm 2 bài toán cột chịu uốn ngang phẳng theo 2 phương, tính ra thép theo 2 phương. Bố trí cốt thép. Xong. -------------------------------- TCVN lúc nào cũng nhất, ng VN dùng hàng VN>

arthomeviet

Rất cảm ơn hai anh ntlong và pmdc m nói là đã có đọc qua tài liệu thì tôi mới hỏi; với cách hỏi như tôi thì mọi người sẽ biết là tôi đã readed nó rồi; thực ra thì việc tính cột theo phần mềm cũng từ công thức tính toán ra thôi ; quy định của phần mềm hay tiêu chuẩn của nước ngoài người ta nói là quy định những con số cụ thể [ 11 điểm và 24 góc] để tính cho chính xác thép trong cột lệch tâm; nói thiệt với các anh ;em cũng đã thiết kế nhiều nhà từ nhỏ đến lớn;khi là sinh viên năm thứ 3 rồi ; tôi muốn đọc thêm để hiểu bản chất của phần mềm; nhưng gì anh PMDC nói thì những điểm của anh càng nhiều càng tốt ; còn nhỏ hơn 11 điểm và 24 mặt cong ảnh hưởng thì không chính xác; còn theo vách chỉ quan tâm ở góc 0 và 180; mà nội dung của câu hỏi này hay là lời bàn luận này lúc đó tôi mới chỉ đọc trong phần mềm ; viết với tư cách đã biết tính rồi; nhưng khi đọc sách ; tài liệu hẳn hoi; thì cũng đã hiểu nhiều; không cần lăn lội đến chục năm như vây đâu ; tôi nghĩ nếu chục năm mà không trau dồi kiến thức thì cũng chỉ là kinh nghiệm qua cảm giác thôi ; và có nghĩa là đã từng thiết kế nhiều vấn đề đó và rút ra kinh nghiệm và tự tin hơn. Cái gì tôi nói cũng đã đọc và bàn luận rất nhiều với các kỹ sư có kinh nghiệm ; nhưng đâu phải lâu năm là biết nhiều và hiểu nhiêu đâu. Dù sao đi nữa tôi cũng chỉ là bàn luận và sẽ mong có nhiều ý kiến đóng góp ; phên bình ; thậm chí có thể nói là chỉ trích ; tôi cũng rất cảm ơn ; tôi cũng đang hoàn thiện tôi không chỉ về kiến thức và cả phẩn chất của 1 người kỷ sư . Anh nói giống như 1 chuyên gia thì tôi không hài lòng lắm; vì tôi đã nói là chẳng có ai giỏi hơn ai ; và kiểu của tôi nói trên diễn đàn không phải là nói thoỉa mái; hỏi 1 cách lung tung ; mà tôi đang học hỏi các anh và cũng có quyền truyền đạt cho những ai chưa rõ hơn tôi ; hoặc có thể những cái hiểu lơ mơ thì tôi cũng nói thì từ đó mới phát hiện tôi còn hiểu sai chổ đó ; và tôi là người kông giấu Dốt; sai cũng nói; thì sẽ có nhiều người bác lại ý kiến và sẽ tranh luận thì mới nhớ lâu ; mới hiểu sâu và phải nghĩ lại về cách hiểu của tôi. Em hy vọng mọi người sẽ cùng góp ý nhiều hơn 1 cách tích cực ; và thẳng thắng. Tôi là người biết lắng nghe ; đúng thì tôi theo sai thì tôi có thể góp ý ngược lại. Còn chuyện tôn sùng phần mềm thì tôi không nghĩ là thế ; phần mềm anh dùng được thì tôi nghĩ anh phải thật hiểu về những cái gì người ta tính toán bằng tay ; tôi am hiểu phần mềm không phải tôi nhảy vào là chạy liền ; sẽ tin tưởng nó khi tôi thử bằng lý thuyết tính tay ; sau đó thử bằng phần mềm ; nếu có chênh lệch lớn thì phải xem lại ; Ví dụ 1 cái cho các anh hiểu: khi bắt tay vào học về phần động để tính gió động ; trong TCVN người ta tính toán theo dạng console; và sẽ tính toán theo sách chỉ dẫn ; tính ra chu kỳ hẵn hoi ; nhưng khi nhập vào trong sáp hay etáp theo mô hình cây cosonle và sẽ có những mass tại các tầng thì chênh lệch nhau chỉ có 0,01% nghĩ là rất ít ; và đặt câu hỏi vì sao lại có chênh lệch ; thì cũng do nhiều nguyên nhân; trong phần mềm tính toán theo phần tử hữu hạn ; mà tính tay thì chuyển vị lại tính theo công thức khối lượng phân bố đều trên thanh consonle; còn tầng số lại tính theo khối lượng phân bố lực tập trung ; tôi cũng không nhớ rõ nhưng hai cái đó tính toán ngược nhau ; còn trong sáp lại theo phần tử hữu hạn ; tức là có 100 tầng thì có 100 dao động ; theo mô hình cônsônle ; anh thử mà xem ; trong TCVN phần động tính toán không đồng nhất về dao động ; còn mô hình không gian thì càng phức tạp ; có thể tới mấy trăm dạng dao động . Thêm vào đó vừa rồi tôi có tham gia PHụ thiết kế toàn nhà ETOWN2 thì cái mô hính của nhà chịu gió theo 3 phương ; nếu không hiểu phần mềm ; không hiểu tính tay thì 1 sinh viên bình thường tôi nghĩ chỉ có thể tính dao động theo x hay y mà thôi . Chúc hai anh thành công

Donaldsor

To ban Ksminh Toi hieu quan diem cua ban Toi danh gia tot phan hoi cua ban Mong ban tiep tuc duy tri tinh than hoc hoi, mong muon tien bo. Chi nen lưu y su hoc la menh mong, luon luon co nguoi gioi hon minh. Ban lưu y cach dien dat khi muon trinh bay 1 van de cu the. Ky nang do cung rat quan trong trong viec phat trien su nghiep cua ban, khong don thuan chi la ky nang thiet ke ket cau. Nhieu khi, 1 ngay nao do, ban se cam thay chan nghe ks ket cau va muon chuyen sang nghe khac chang han Dua 1 ti cho vui

ngoctrinh

to ksminh Thật sự xin lỗi bạn Thực ra những điều tôi nói không phải là để đánh giá trình độ chuyên môn của bạn , điều này thì tôi không dám.Một KS mới ra trường hay thậm chí là một SV cũng có những hiểu biết chuyên môn mà một KS lâu năm chưa chắc đã có. Tôi chỉ muốn trao đổi với bạn về mặt ứng xử giao tiếp , chắc bạn và các bạn mới ra nghề va vấp về vấn đề này ít hơn tụi tôi , như tôi hồi mới ra trường cũng như các bạn thôi , tràn đầy nhiệt huyết và tự tin , cái gì cũng muốn chứng tỏ tôi hơn người , nói nôm na là ngựa non háu đá , tôi cũng đã phải trả giá nhiều cho cái tính cách đó. Tôi đánh giá rất cao những hiểu biết của bạn về chuyên môn , thực sự là tôi cung phải học hỏi bạn nhiều. Rất mong lại được trao đổi với bạn về chuyên môn - học hỏi lẫn nhau mà Good luck

chongthambamien.vn

Tôi không chuyên sâu về lĩnh vực kết cấu công trình, đặc biệt là lĩnh vực kết cấu xây dựng [dân dụng và công nghiệp], song đọc những trao đổi của các anh tôi thấy cũng thực sự bổ ích. Về tính toán cột chịu nén lệch tâm theo hai phương [nén lệch tâm xiên] tôi có tài liệu ACI 318-2002 và ACI 318R-2002, xin gửi đây để các anh tham khảo. ACI 318-2002 đề cập đến các vấn đề về tính toán KC BTCT nên tương đối dài [455 trang] và nặng [hơn 11MB] các anh tải về máy trước khi mở. //rapidshare.com/files/4135917/...-2002.rar.html Tài liệu này cũng đã được một số tác giả dịch và biên soạn lại: - Tính toán kết cấu BTCT theo tiêu chuẩn ACI 318-2002, PGS.TS Trần Mạnh Tuân, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003. - Kết cấu BTCT theo quy phạm Hoa Kỳ, TS Nguyễn Trung Hòa, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003. Chúc các anh thành công.

muaxanh

tính thép theo tiêu chẩn của việt nam cho cột lệch tâm theo hai phương chỉ nói rất mơ hồ; hiện này sách tính lệch tâm hai phương được biên soạn và phát hành ; công thức tính toán có phần giống tiêu chuẩn của MỸ; cũng dùng phương pháp biểu đồ ; hay còn gọi là bề mặt ảnh hưỡng; cột 1 phương ta dùng với góc 180 và 0 ; vách ta cũng dùng 180 và 0.

Alvarogime
tôi đang làm cái DATN , tính cột lệch tâm xiên , theo sách của thầy Cống [ BS 85 , ACI kết hợp TCVN ].Toàn ra thép - ! !!!!! Tôi thấy cách tính này ko phải giả thiết hàm lượng trước như tờ viết tay trước kia của thầy
truongtiengka
Chắc do bạn chọn tiết diện lớn quá.. Tôi ko hiểu tại sao bạn lại tổ hợp nhiều tiêu chuẩn vậy ,trong khi việc dùng nhiều tiêu chuẩn là một việc ĐẠI KỴ !
profiltam

Tôi vừa làm hai chương trình đơn giản thôi bằng MATLAB tính cột lệch tâm xiên theo sách thầy Cống và ACI318-02[sách "Design of Concrete Structure"R.Park and T.Paulay.Kết hợp cả ví dụ trong "PCA Note on ACI318-02"].Giải bằng đường cong tương tác. Tôi tìm được cách load lên .Làm mãi không được.

hyutars

Một cách tính an toàn [chứng minh được]được hướng dẫn trong "Design of Concrete Structure"R.Park and T.Paulay. Từ vị trí đặt lực P [lệch tâm xiên] kẻ 1 đường thẳng bất kì cắt 2 trục x,y tại 2 điểm[đề nghị 45 độ cho khoẻ].Đặt lực P tại 2 điểm này==>tính thép lần lượt từng trường hợp rồi cộng lại. [Qui phạm Venezuela[không nhớ rõ]] Chứ còn cái kiểu tính bằng mô ment lệch tâm theo 2 phương độc lập rồi cộng lại thì sẽ có thể thiếu.[thực ra là chiếu P lên 2 trục] Tôi cứ làm cách này cho chắc nhưng dư thép nhiều.

thuymo
Vẫn phải giả thiết muy[hàm lượng] đấy.Trong ví dụ thầy cho sẵn nuy [hệ số uốn dọc] nhưng thực ra nuy phải tính toán.Trong đó một thông số quan trọng là hàm lượng[ảnh hưởng đến đọ cứng của cột] phải được kể đến trong tính nuy.Theo tôi lấy hàm lượng thật thấp rồi tính cho an toàn là được rồi.Lặp vòng vèo mà lượng thép thay đổi chẳng bao nhiêu.
tieu sao

Vẽ đường cong tương tác theo thầy Cống ,thầy có đưa ra 1 công thức tính xichma s chẳng hiểu từ đâu ra.

RobbertooWig

Tính toán theo [ACI] nguyên lí tiết diện phẳng thì trường hợp nén uốn nói chung cho biến dạng tối đa của bê tông là 3/1000. Nén đúng tâm là 2/1000. Tính cột lệch tâm xiên lấy bao nhiêu đây.Nếu moment uốn lớn ,vùng kéo nén rõ rệt thì 3/1000 phải rồi nhưng nếu toàn tiết diện nén có nên lấy 2/1000?? Giới hạn.

MichelPurn

%Chuong trinh ve bieu do tuong tac cho cot chiu uon mot phuong %theo ACI318-02[thep chu vi cung duoc] %Tham khao Reinforced Concrete Structure[R.Park and T.Paulay] %Author:mibdhbk %Contact:0989249563 %Mail: %%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% clc clear format long b=input [Chieu rong:]; h=input [Chieu cao:]; Es=input [module dan hoi thep:]; fc=input [cuong do nen tuc thoi cua be tong:]; fy=input [cuong do chay cua thep:]; n=input [so lop thep:]; for i=1:n d[i]=input [khoang cach tu cac lop thep den mep ngoai tho nen:]; end for i=1:n As[i]=input [dien tich cac lop:]; end for s=1:99 c=h-0.01*s*h; for j=1:n epxilon[j]=0.003*[c-d[j]]/c; if epxilon[j]>=[fy/Es] fs[j]=fy; elseif epxilon[j]0 fs[i]=fs[i]-0.85*fc; end end beta=0.85; Pu[s]=0.85*fc*beta*c*b; for k=1:n Pu[s]=Pu[s]+fs[k]*As[k]; end Mu[s]=0.85*fc*beta*c*b*[h/2-beta*c/2]; for p=1:n Mu[s]=Mu[s]+fs[p]*As[p]*[h/2-d[p]]; end end plot[Mu,Pu] grid on xlabel[Mu] ylabel[Pu]

Stevennefs

%Chuong trinh kiem tra cot chiu uon hai phuong %theo tieu chuan ACI318-02 %Tham khao PCA Note on ACI318-02 %Author:mibdhbk %Contact:0989249563 %Mail: %-------------------------------------------------------------------clc clear format long b=input [Chieu rong:]; h=input [Chieu cao:]; Es=input [module dan hoi thep:]; fc=input [cuong do nen tuc thoi cua be tong:]; fy=input [cuong do chay cua thep:]; As=input [tong dien tich thep:]; nx=input [so lop thep vuong goc voi phuong y:]; for i=1:nx dx[i]=input [khoang cach cac lop:]; end for i=1:nx Asx[i]=input [dien tich cac lop:]; end ny=input [so lop thep vuong goc voi phuong x:]; for i=1:ny dy[i]=input [khoang cach cac lop:]; end for i=1:ny Asy[i]=input [dien tich cac lop:]; end %Ve bieu do tuong tac cho uon quanh truc y for s=1:149 cy=1.5*h-0.01*s*h; for j=1:ny epxilony[j]=0.003*[cy-dy[j]]/cy; if epxilony[j]>=[fy/Es] fsy[j]=fy; elseif epxilony[j]0 fsy[i]=fsy[i]-0.85*fc; end end beta=0.85; Puy[s]=0.85*fc*beta*cy*b; for k=1:ny Puy[s]=Puy[s]+fsy[k]*Asy[k]; end Muy[s]=0.85*fc*beta*cy*b*[h/2-beta*cy/2]; for p=1:ny Muy[s]=Muy[s]+fsy[p]*Asy[p]*[h/2-dy[p]]; end end %Ve bieu do tuong tac cho uon quanh truc x for s=1:149 cx=1.5*b-0.01*s*b; for j=1:nx epxilonx[j]=0.003*[cx-dx[j]]/cx; if epxilonx[j]>=[fy/Es] fsx[j]=fy; elseif epxilonx[j]0 fsx[i]=fsx[i]-0.85*fc; end end beta=0.85; Pux[s]=0.85*fc*beta*cx*b; for k=1:nx Pux[s]=Pux[s]+fsx[k]*Asx[k]; end Mux[s]=0.85*fc*beta*cx*b*[h/2-beta*cx/2]; for p=1:ny Mux[s]=Mux[s]+fsx[p]*Asx[p]*[h/2-dx[p]]; end end plot[Mux,Pux,Muy,Puy,r--],legend[Uon quanh truc y,Uon quanh truc x] grid on xlabel[Mu] ylabel[Pu] %Kiem tra Pox=input [Tu Mnx tra do thi suy ra Pox:]; Poy=input [Tu Mny tra do thi suy ra Poy:]; Po=0.7*[b*h*fc+As*fy]; Pu=input [Luc doc:]; Pn=Pu/0.65 Pnmax=1/[[1/Pox]+[1/Poy]+[1/Po]] if Pn

quyetthang122

%Chuong trinh ve bieu do tuong tac cho cot chiu uon mot phuong %theo tieu chuan Viet Nam %Tham khao Tinh toan tiet dien cot be tong cot thep[GS.Nguyen Dinh Cong] %Author:mibdhbk %Contact:0989249563 %Mail: %%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% clc clear %Input Data lo=input[Chieu dai tinh toan[mm] lo=]; b=input[Chieu rong tiet dien[mm] b=]; h=input[Chieu cao tiet dien[mm] h=]; Fa=input[Dien tich thep keo[mm2] As=]; Fac=input[Dien tich thep nen[mm2] Asphay=]; a=input[Chieu day lop bao ve thep keo[mm] a=]; ac=a;%lay a=aphay luon neu muon co the cho khac nhau Rb=input[Cuong do tinh toan cua be tong[MPa]Rb=]; Rs=input[Cuong do tinh toan cua thep[MPa]Rs=]; xir=input[xi r [tra tu loai thep va be tong] xir=]; %Tinh toan ho=h-a; Za=ho-ac; Fat=Fa+Fac; Fb=b*h-Fat; Mo=Rs*Fa*Za;%Moment lon nhat khi uon thuan tuy %ban kinh quan tinh i i=0.288*b; landa=lo/i; phi=1.028-0.0000288*landa^2-0.0016*landa; No=phi*[Rb*Fb+Rs*Fat]/10^3;%Luc nen toi han %Gioi han chiu luc khi uon thuan tuy M[round[2*ac-1]]=Mo/10^6; N[round[2*ac-1]]=0; %Vong lap nen dung bien chay co gia tri nguyen start=round[2*ac]; finish=floor[xir*ho]; for x=start:finish, N[x]=Rb*b*x+Rs*Fac-Rs*Fa; M1gh[x]=Rb*b*x*[ho-0.5*x]+Rs*Fac*Za; M[x]=M1gh[x]-N[x]*[0.5*h-a]; %Doi don vi N[x]=N[x]/10^3; M[x]=M[x]/10^6; end plot[M,N] grid on hold on for y=finish:round[h], xichma[y]=[1-2*[y-xir*ho]/[h-xir*ho]]*Rs; N[y]=Rb*b*y+Rs*Fac-xichma[y]*Fa; M1gh[y]=Rb*b*y*[ho-0.5*y]+Rs*Fac*Za; M[y]=M1gh[y]-N[y]*[0.5*h-a]; %Doi don vi N[y]=N[y]/10^3; M[y]=M[y]/10^6; %Khong cho luc nen vuot qua luc nen toi han if N[y]>No break end end %Gioi han chiu luc khi nenthuan tuy N[y]=No; M[y]=0; plot[M,N]

Winmordbet
Tôi cho rằng cách tính như bác là không chính xác. Tính cột lệch tâm xiên thì bác phải chọn trước thép rồi dùng biểu đồ tương tác để kiểm tra lại khả năng chịu lực[tính ngược].
BrandonMr
Tôi ko thấy mấy ví dục tính toán của thầy Cống có giả thiết hàm lượng muy.Còn hệ số uốn dọc , có tính toán đấy chứ. Tôi tính ra thép - , đặt theo cấu tạo động đất , muy min =0,75% [ đối với động đất TB ]. [ theo EC lấy là muy min = 1% ]. Cột 70x70. Tính thép theo LTXien ra thép chu vi cả 4 mặt. Cho nên tôi lấy muy min là hàm lượng tính cho 4 mặt , đặt thép mỗi mặt có 3 thanh. Khoảng cách giữa các thép dọc > 200mm????Nhìn bản vẽ , thép....mỏng manh quá !!!!
AlfomzoMl

Ko biet co giup dc gi ko nhung minh co file tinh toan nay gui cho cac ae day.Trong do co may sheet may bac chiu kho coi nhen.

AlbertgeK
oh bất ngờ quá. tôi đoán không nhầm thì bác có tới cả chục năm hành nghề. bây giờ mà nói xuông thì chẳng mang tính chất thực tế ; vậy bác làm ơn chỉ định ra cái nào mà tôi nói không thể áp dụng được thực tế??? nói ra chứ nói chung chung thì khó biết lắm ; đánh giá hay nhận xét các chuyên gia thì tôi đây chưa làm điều đó ; với lại góp ý như bác thì tôi rất cảm ơn nhưng cụ thể hóa 1 tý ; nói mơ hồi thế thì tôi không biết tôi sai chổ nào chân thành cảm ơn
deptrainhatnha

Chết rồi! Các bác nói làm tôi hoảng quá! E đang làm ĐA tốt nghiêp. Chạy khung không gian! Cột tôi tính theo của thầy Cống [ảnh post ở trang đầu tiên]. Tôi thấy đúng là ra kết quả khá vô lý. Nhưng không dùng thì chẳng biết dùng cái gì! 1.Đã lỡ làm rồi thì tôi xin hỏi các bác: nếu bị thầy bảo là cách tính sai, làm ko đúng thì trả lời như thế nào là ổn nhất? [em cứ bảo là thầy HDẫn cho phép làm như thế???] 2.Điều thứ 2 tôi muốn hỏi là: " Công trình của tôi có 1 cái cột xiên 45 độ so với các cột khác .Không biết sự làm việc có gì là đáng chú ý không nhỉ? [Em thì cho rằng nó chỉ có mỗi cái là lực dọc N sẽ tạo ra mômen cộng dồn xuống chân cột là lớn!] Rất mong các bác chỉ giáo cho em!Cảm ơn các bác!

MichaelKet
hiện này việc tính toán cột lệch tâm theo hai phương hầu như vẫn chưa áp dụng được theo tiêu chuẩn việt nam ; Họăc rất khò tự động hoá cho tất cả các cột 1 lúc ; vì nó đến cả mẩy chục cái cột cho 1 cái nhà ; mà làm từgn cái 1 thì hơi bị lâu đấy. Hiện nay vẫn tách ra làm hai phương để tính cột theo hai phương. sau đó bố trí thép và kiểm tra lại cho cột hoặc nhân thêm hệ số an toàn , +Theo các tiêu chẩn nước ngoài ; thì cột lệch tâm xiên tính toán theo mặt cong ảnh hưởng ; chương trình này tính toán sử dựng cách vẽ bề mặt ảnh hưởng đó.Vì thế rất khó áp dụng. +1 số sách có tính toán kiểu này theo tiêu chuẩn việt nam ; nhưng nó chư được gọi là tối ưu lắm. vài dòng
Amen1402
Bạn cứ nói là thầy Cống bảo thế . Tôi đã tính theo thầy Cống nhiều, thấy kết quả rất hợp lý, sao lại bảo là sai?
SpencerJalf

Em xin có vài ý kiến: Tất cả các cột trong công trình đều là nén lệch tâm xiên --> mô hình công trình: không gian [với tất cả các mặt bằng] là đúng nhất!!! Tính toán các cột chịu nén lệch tâm xiên [chịu N, Mx, My] phải sử dụng biểu đồ tương tác như anh ksminh đã nói [được trình bày trong sách "Tính toán cột BTCT" của thầy Nguyễn Đình Cống]. Tuy nhiên cách tính này khá phức tạp [trường tôi không được học cách tính này, không biết các bác có được học ko???] do vậy vẫn sử dụng pp gần đúng dựa trên việc biến đổi lệch tâm xiên thành lệch tâm phẳng tương đương để tính cốt thép --> Cách này là OK nhất. Tuy nhiên đa số SV [trường em] khi làm ĐA đều tính cột theo lệch tâm phẳng [từng phương] và bố trí cốt thép phương nào theo phương đó [có chọn thép chung cho 4 góc của cột]--> Cái này ra kết quả cốt thép lớn hơn nhiều so với tính đúng theo lệch tâm xiên> > Không biết bên ngoài các bác không biết làm sao mà

MichaelKet
Cứ theo thầy Cống mà làm thôi
StephenDAK
bác làm theo thầy thì cứ việc làm ; nếu thiết kế ok ; nhanh ; và tiện lợi thì có thể trao đổi kinh nghiệm ; Của thầy Cống rất khó tự động hoá ; bác có cao kiến gì không
Vimcentcow

Hơ hơ đọc mà toát hết mồ hôi.Ai dè kiến thức thật là nhiều quá.Ngày xưa toàn bỏ tiết chán quá nên chẳng hiểu gì hết.Em kiến thức quá gà vịt nên chỉ lờ mờ thấy bạn X.HanhNg nói là hợp lý nhất.Đọc sách của thầy Cống cũng thấy nói lệch tâm phẳng là không có trên thực tế.Chỉ là mô hình hóa.Thực tế là lệch tâm xiên do kết cấu thực tế là không gian xác xuất các tim trục đứng ngang trùng nhau là cực thấp,do đó tính thép nếu được tốt nhất là theo lệch tâm xiên.Lực dọc thì rõ rồi chỉ có 1 và theo phương thẳng đứng còn mô men thì uốn trong 1 mp bất kỳ nhưng để tiện thì phân tích nó thành 2 tp Mô men uốn là uốn trong 2phương hay dùng là uốn trong phương đứng và uốn trong phương ngang [Cái này như kiều phân tích Véc tơ thì phải].Do đó mới có chuyện số liệu đưa vào là:N,Mx,My.Thép tính ra thầy Cống nói[hì hì tôi còn chưa nhìn thấy thầy bao giờ] tốt nhất là nên đặt đều theo chu vi tiết diện cột.Em cám ơn thầy nhiều lắm về kinh nghiệm này.

tungch46

Hơ hơ đọc mà toát hết mồ hôi.Ai dè kiến thức thật là nhiều quá.Ngày xưa toàn bỏ tiết chán quá nên chẳng hiểu gì hết.Em kiến thức quá gà vịt nên chỉ lờ mờ thấy bạn X.HanhNg nói là hợp lý nhất.Đọc sách của thầy Cống cũng thấy nói lệch tâm phẳng là không có trên thực tế.Chỉ là mô hình hóa.Thực tế là lệch tâm xiên do kết cấu thực tế là không gian xác suất các tim trục đứng ngang trùng nhau là cực thấp,do đó tính thép nếu được tốt nhất là theo lệch tâm xiên.Lực dọc thì rõ rồi chỉ có 1 và theo phương thẳng đứng còn mô men thì uốn trong 1 mp bất kỳ nhưng để tiện thì phân tích nó thành 2 tp Mô men uốn là uốn trong 2phương hay dùng là uốn trong phương đứng và uốn trong phương ngang [Cái này như kiều phân tích Véc tơ thì phải].Do đó mới có chuyện số liệu đưa vào là:N,Mx,My.Thép tính ra thầy Cống nói[hì hì tôi còn chưa nhìn thấy thầy bao giờ] tốt nhất là nên đặt đều theo chu vi tiết diện cột.Em cám ơn thầy nhiều lắm về kinh nghiệm này.

controlledpills

Vấn đề này không mới nhưng lại rất cần thiết trong khi tính toán các cấu kiện . Em đang gặp trường hợp lệch tâm lớn cụ thể là N= 5375kN, Mx= 1309kNm,My=1227kNm. BT mác 350 , thép Aiii, tiết diện 1000x1000mm2 Tính theo prokon [40cm2]> Còn tính toán theo bác Cống thì lại ra thép rất lớn . Còn trong etab thi ra khoảng 104 cm2. Các bác cho tôi ý kiến về vấn đề này ..... Thanks các bác nhìu nhìu

240315
Em tính theo Phương pháp gần đúng của thầy Cống thì ra As = 42.4 cm2 ! Các phần mềm đều tính theo tiêu chuẩn nước ngoài , vì vậy các thông số nhập vào [ vật liệu ,tải trọng , tổ hợp...] để thiết kế thép phải phù hợp với tiêu chuẩn đó thì mới ra đúng được .Dù sử dụng tiêu chuẩn nào đi nữa thì lượng thép tính ra giữa các tiêu chuẩn đều có độ chênh lệch không lớn lắm .
Rolandpr

khi tính toán ETabs , các thông số nhập vào đã được tính toán cho phù hợp với tiêu chuẩn BS rồi nên tôi mới có sự khác nhau .. Nhưng nếu tính toán theo thấy Cống thì trong trường hợp lệch tâm lớn không đúng . EM có tính toán thử nhưng thấy không hợp lý .

duancuacuon
Sao không thấy Lo:chiều dài tính toán cấu kiện vậy.???????????????
Winmordbet

tôi nghĩ là bạn tính theo cách thầy Cống như vậy là sai rồi.Bạn nên kiểm tra lại xem.chúc bạn thành công!

Robertvove

Công nhận là với cột chịu lệch tâm lớn, tính thép theo cách này ra rất to. Tui có cái cột tầng mái nhà 8 tầng: 60x40 cm P = 33,4T; My = 5,5 Tm; Mx= 35Tm. Thép CIII, Betong #300 ----> Fs ~ 80 cm2 > chẳng biết thế nào mà lần..

ArthurGip
Cái cột này thực ra là 1 cái dầm thì đúng hơn, có moment lớn hơn lực dọc nhiều [do N thép tổng phải nhiều. Trong gt nội lực của bạn thì cột gần như bị uốn phẳng -> Nên bố trí thép tập trung về cạnh nhỏ, cạnh kia chỉ bố trí theo cấu tạo. Vì vậy, khi tính toán nén LT phẳng cho ra giá trị thép nhỏ hơn nhiều. Để bố trí tiết kiệm, nên bố trí theo KQ LTP sau đó kiểm tra đk nén lệch tâm xiên theo TC 356 hoặc các Phần mềm tính LTX của nước ngoài.
con voi con
Tôi đã tính toán lại cái cột của cậu thấy thép ra gần 40cm2. Nhưng để ý thấy hàm lượng có 0,404%. Với cột thế là bình thường có j to tát đâu. Nếu bạn cần tôi sẽ gửi bạn xem cái bảng Excel tôi tính toán. Bảng excel của mấy bác CDC viết, tính toán cột theo tiêu chuẩn " TCVN - 356 "
tieu sao
công thức tính xicma s trong TC thiết kế bêtông mới TCVN356-2005 có đó bác
opera
Bác mibdhbk post bài này rất hữu ích, nhưng tôi ko biết dùng, ai biết chỉ tôi với Nhà tôi có cột tiết diện 400x1200, 400x1600, ko thể áp dụng cách tính gần đúng quy về 1 phương của thầy Cống được vì h/b>2. Theo tôi biết thì cũng ko thể xem là vách thì h/b
profilmuoibay17
các bác nói vậy làm tôi chẳng hiểu gì cả, tôi cũng đang phải tính cột chịu nén lệch tâm xiên cho công trình của tôi, đọc sách thầy Cống viết có nhiều điều đang vướng mắc quá, lên diễn đàn tìm các anh cho ý kiến đây. vậy mà các bác nói là tính theo thầy Cống là không chính xác. tôi biết là tính theo công thức của thầy Cống là theo công thức thực nghiệm, và việc bố trí cốt thép được giả thiết là đều theo chu vi của cột. vậy các bác cho tôi ý kiến xem nên tính theo phương pháp của ai đây,
anhtuannguyen0904
bọn tôi là sinh viên, vướng chổ nào thì nhảy lên diễn đàn tìm các bác tư vấn hộ. em nghe các bác bàn cãi về cái này nhiều quá mà vẫn chưa kết thúc được, mà mỗi người 1 ý kiến, chẳng thống nhất được để bọn đàn tôi như tôi đây làm theo. Theo như các bác thì tôi đã là thử trên cột công trình của em, nhưng nếu so sánh giữa việc tính theo thầy Cống [tính cho ảnh hưởng của N,Mx,My] với việc chia ra tính toán cho từng phương [N,Mx và N,My] và bố trí cốt thép theo chu vi cột thì diện tích cốt thép chênh nhau hơi nhiều. Vậy theo các bác tôi nên lấy kết quả theo cách nào đây. bọn tôi là sinh viên, chắc chắn chỉ áp dụng TCVN để làm đồ án thôi, vì thầy bắt vậy
profilmuoibon14

Tôi đã tính toán cột lệch tâm xiên theo phương pháp trực tiếp, TCXD 356 của thầy Nguyễn Đình Cống, thấy rất chính xác và dễ hiểu. [lập bảng tính excel]. Đặc biệt đối với khung không gian, cột vuông thì TCXD 356 cho phép bố trí thép theo chu vi, vì vậy nên tiết kiệm thép.

controlledpills
bác có thể cho tôi bản excel đó được không, tôi làm rùi nhưng kết quả không thỏa mãn cho lắm.
ClintomEa
các bác đâu hết rùi, giúp đỡ giùm tôi đi
profillinkmuoihai12

sắp có hướng dãn TCVN 356 rồi các bác ah, các bác cố gắng đợi vì trong đó có cả 1 ví dụ và biểu đồ tuơng tác kiểm tra cột chịu nén lệch tâm xiên...ví dụ đơn giản đến mức mà 1 người mới có thể tự lập ra 1 bảng excel để kiểm tra đựoc

fordthudo1
Theo tôi được biết TCXDVN 356:2005 có hướng dẫn tính toán kiểm tra cột lệch tâm xiên. Còn việc tính toán theo BS hoặc ACI thì tiện lợi cho bạn tận dụng được chương trình Etabs.
inetryconydot
Bác Minh ơi Bác có thể nói rõ tên sách đc kô,tác giả là của ai nữa cứ đi tìm sách "lệch tâm xiên "trong nhà sách có mấy loại ko bit chọn cái nào
AlfomzoMl

các bác xem giúp giùm e vấn đề này e đang làm ĐATN công trình của e cao 16 tầng, chiều dài theo phương X là 56m theo phương Y là 23m [dạng hcn đối xứng] khi xuất nội lực tính cột, e làm theo sách hướng dẫn tính cột lệch tâm của thầy Cống [lệch tâm rất bé, lệch tâm bé , lệch tâm lớn] nhưng sao kết quả thép ra nhỏ mà đa số là "âm", [tiết diện cột dưới của tôi là 500x1000 mm; N khoảng 8000kN; My~150kN; Mx khá nhỏ khoảng vài chục kN]. còn khi tính thép theo Etabs thì kết quả ra toàn dương [lớn]. giờ e rất phân vân không biết ntn mong các bác tư vấn giúp. e đã kiểm tra cái bảng tính của e nhưng không thấy sai ở đâu hix hix. các mọi người ai có kinh nghiệm chỉ giúp e. cám ơn các bác trước!!!

thanhtinh

Mấy cái cột có thép âm tôi thử thì thấy toàn ra thép cấu tạo. Với nội lực tính được thì thép hầu như chỉ theo phương Y nên có tính 2 phương hay 1 phương cũng như nhau. Nội lực cột 800T mà tiết diện cột 500x1000 có lẽ hơi lớn. Tôi đang làm 1 cái công trình nội lực chân cột 1050 T mà tiết diện 700x700 . thép ra khoảng 28phi28 .

anhtuannguyen0904

tặng bạn bảng tính tôi edit[ lấy 1 bảng tính có sẵn ] , bạn sử dụng cái sheet tính toán cột khung không gian thôi nha. mấy sheet kia chưa xử lý

DonaldMi

Vậy cái cột của e như vậy thì tôi bố trí thép cấu tạo hết hả các bác

daohiepukb
Tiết diện cột lớn nên thép ra cấu tạo là phải. Bạn giảm tiết cột đi sẽ cho thép hợp lý [hàm lượng khoảng 3% là OK] Vài lời góp ý!!!!!>>>>
quyetthang122
Giờ bác giảm cấp độ bền bê tông.Và giảm tiết diện cột lại từ tầng dưới lên tầng trên rùi run lại nội lực xem sao. Tính thép trong etabs thì nó cũng không đúng lắm đâu vì nó dùng TC nước ngoài mà.Nếu chuyển đổi thông số qua TCVN thì sẽ có chênh lệch đó.
BrandonMr
tôi thấy trong file tính bạn lấy Mx=M22,My=M33.nếu như trục 2 của bạn trùng với trục x,trục 3 là trục y[theo như mặc định của etabs],thì nếu đem áp dụng vào công thức của thầy cống,bạn phải đổi ngược lại,vì quan niệm của thầy cống là Mx là môment quay quanh trục y,My quay quanh x.bạn nên xem kỹ lại vì tôi ko biết bạn lấy trục x,y như thế nào. một điểm nữa là tôi ko biết khi tính theo etabs bạn sử dụng tiêu chuẩn nào,quy đổi vật liệu thế nào.vì vậy rất khó có thể giúp bạn được.
GeraldKr

Tuy hỏi câu này thì có vẻ ngu ngơ nhưng không biết nên tôi phải hỏi cho biết ,em đang đọc về lý thuyết tính thép cột lệch tâm xiên thì tôi thấy có 2 cách tính thông dụng hiện nay : 1. Tính cột theo phương pháp lệch tâm phẳng theo 2 phương và bố trí thép theo 2 phương. 2. Tính cột theo phương pháp lệch tâm xiên và bố trí thép theo chu vi cột của GS.N.Đ Cống Cách tính thứ 2 thì tôi đã đọc trong sách Tính toán TD BTCT của GS.NĐ Cống còn cách tính thứ nhất thì tôi chịu tôi đọc qua các sách BTCT trong chương trình học đều không thấy trình bày cách tính này [chỉ có tính cấu kiện BTCT lệch tâm phẳng] ,chỉ biết rằng các bậc tiền bối đi trước dùng nó trong ĐATN ,các anh trong diễn đàn có thể cho tôi biết tôi có thể đọc được cách tính này ở sách hay tiêu chuẩn nào không và trong 2 cách tính trên cách nào là đúng nhất.Cảm ơn các anh nhiều.

240315
1/CHỉ có tính cấu kiện BTCT lệch tâm phẳng theo từng phương.Theo phương y thì lấy N,Mx tính, theo phương x thì lấy N,My tính.Bài toán bố trí cốt thép đối xứng---> Thành 2 phương. 2/Trong 2 cách trên thì cách nào cũng được xem là đúng cả,vì nếu không đúng tác giả viết ra làm gì.Chỉ có cái khác là tín theo lệch tâm xiên thì nó tiết kiệm thép hơn.Lệch tâm phẳng thì ra nhiều thép--> an toàn hơn.
Bernardmt
Cái này tôi tính lệch tâm theo từng phuơng sau đó kiểm tra lại theo công thức của Thầy Cống, nói chung rất mất thời gian và ra thép dư nhiều nhưng nếu tính theo lệch tâm xiên thì thép chủ yếu là bố trí cấu tạo, có đúng thế không các bác
nguyentrungata
nếu như bạn tính đúng, thì tiết diện bạn chọn đang quá dư vì thường tính gần đúng theo cách thầy cống sẽ cho kết quả lớn hơn so với cách tính chính xác.
con voi con
Giảm tiết diện cột và giảm mác bê tông, chứ cấu tạo là bê tông nó chịu nén đủ ùi.
test1212

Em thấy tính theo cách 1: Tính theo 2 phương rồi bố trí thép 2 phương rồi sau đó kiểm tra lại cũng đúng mà. Điều này thầy Tầm cũng có nói mà, trong sách BTCT II đó a.

deptrainhatnha
Thì có ai nói sai đâu Đọc lại mấy bài ở trên nhé
con voi con

các pro cho tôi hỏi tại sao để tính cột lệch tâm xiên thì có điều kiện khống chế là 0.5 < =Cx/Cy =

ngoctrinh
đơn giản là thầy cống ko hề giải thích về điều này trong sách . điều kiện này chắc để giảm sai số cho phương pháp của thầy.trong cách tính tương tự của BS 8110, hay PCA Load counter thì ko quy định điều kiện này
dacbiet

Chủ Đề