Vị Trạng nguyên đầu tiên ít tuổi nhất của nước ta là ai

Theo Việt Nam văn hóa sử cương của nhà sử học Đào Duy Anh, năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước.

Năm 1247, nhà Trần đặt ra tam khôi – Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Chính trong năm này, thần đồng nhỏ tuổi Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên và được vua Trần Thái Tông phong là “Khai quốc Trạng Nguyên” – vị trạng nguyên đầu tiên ở nước ta, theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

Bạn đang xem: ai là vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước nam?

Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta. Tranh minh họa: Tạp chí Văn nghệ.

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 [một số tài liệu ghi là 1235] ở làng Dương An, huyện Thượng Hiền [nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực], tỉnh Nam Định.

Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.

Năm 1247, triều đình mở khoa thi. Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, khăn gói lên kinh, dự kỳ thi đình với bài phú “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú”. Trí tuệ tinh thông giúp ông đạt danh hiệu trạng nguyên – vị trí cao nhất trong tam khôi.

Khi vào cung diện kiến nhà vua, vua Trần Thái Tông rất thán phục khả năng ứng đối trôi chảy của trạng nguyên nhỏ tuổi, bèn hỏi ông học thầy nào.

Khi nghe Nguyễn Hiền kể ông chỉ tự học, chỗ nào không hiểu thì hỏi sư thầy, vua cho rằng, trạng có tài nhưng còn nhỏ tuổi, chưa hiểu hết lễ nghĩa và phán: “Trạng nguyên niên ấu vị tri lễ hứa hồi gia học lễ đãi tam niên nhi hậu dụng”.

Vì thế, mặc dù đỗ cao, Nguyễn Hiền chưa được phong chức quan hay mũ áo. Ông trở về quê, tiếp tục đọc sách.

Đọc thêm: Lý Gia Thành là ai? Tiểu sử của tỷ phú giàu nhất Hong Kong

Trên thực tế, sử sách viết về Nguyễn Hiền không nhiều, đa phần là những giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc.

Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về hai giai thoại trên.

Đình thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở Nam Định. Ảnh: Wikimapia.

Tương truyền, sau khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến.

Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, họ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển.

Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: “Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?”.

Trạng nhanh chóng ứng đối: “Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!”.

Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống, truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ.

Quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát:

Đang hot: người yêu của nhã phương là ai | Hỏi gì?

“Tích tịch tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thì lấy giấy mà bưng

Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang”.

Quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.

Hai giai thoại này cho thấy sự thông minh, lanh lợi của Nguyễn Hiền.

Sau này, Nguyễn Hiền vào triều làm quan. Theo cuốn Danh nhân văn hóa Nam Định, sử sách không ghi lại được quá trình làm quan cùng những công trạng của ông khi giữ trọng trách trong triều đình. Ông cũng không sáng tác thơ văn hoặc có sáng tác nhưng đã thất truyền.

Theo một số ghi chép, có thể Nguyễn Hiền làm đến chức Thượng thư Bộ Công và từng cho đắp đê quai vạc sông Hồng.

Năm 1255 [một số tài liệu ghi là 1256, 1257], Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi.

Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông.

“Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc

Vạn niên thiên tuế lập tam tài”.

Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông “trạng non” – trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.

Đang hot: Đơ thì đơ nhưng Dương Dương vẫn thu phục được hàng triệu con tim khán giả để lọt top ‘đỉnh cấp lưu lượng’ vì điều này

Vị trạng nguyên đầu tiên, ít tuổi nhất của nước ta là ai?

A.Mạc Đĩnh Chi.

B.Nguyễn Khuyến.

C.Lê Văn Hưu.

D.Nguyễn Hiền.

Đáp án và lời giải

Đáp án:D

Lời giải:Lời giải:
Đáp án:D

Vậy đáp án đúng là D.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV - Lịch sử 10 - Đề số 4

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Công trình nào được xem là điển hình của nghệ thuật xây xây dựng từ cuối thế kỉ XIV và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

  • Vị trạng nguyên đầu tiên, ít tuổi nhất của nước ta là ai?

  • Ai là tác giả của hai câu thơ dưới đây: “Tướng võ, quan hầu đều biết chữ, Thợ Thuyền, thư lại cũng hay thơ”

  • Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta

  • Tình hình khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ XI- XV

  • Sự chung sống hòa bình của các tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trong lịch sử nước ta thời phong kiến còn được gọi là gì?

  • Giáo dục nho giáo có hạn chế gì?

  • Trong các thế kỉ X – XIV, xuất hiện hàng loạt những công trình nghệ thuật kiến trúc liên quan đến Phật giáo là

  • Tác giả của cuốn “Đại Việt sử kí”?

  • Nho giáo và Phật giáo được du nhập vào nước ta thời kì nào?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?

  • Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não là do:

  • Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong hai gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là trai và không mắc cả hai bệnh trên là:

  • Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng:

  • Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể [di truyền ngoài nhân]?

  • Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái có van gì?

  • Trong một phép lai phân tích cây quả tròn, hoa vàng, thu được F1 gồm 42 cây quả tròn, hoa vàng; 108 cây quả tròn, hoa trắng; 258 cây quả dài, hoa vàng; 192 cây quả dài, hoa trắng. Biết hình dạng quả do 2 cặp gen Aa, Bb quy định; màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định. Kiểu gen của cây quả tròn, hoa vàng đem lai phân tích là:

  • Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền

    II. Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch

    III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co V. Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần

    VI. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử màu với nhau khi vận chuyển

  • Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.

  • Tại sao máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?

Video liên quan

Chủ Đề