Tại sao hay khát nước về đêm

Nhiều người đang duy trì thói quen trước khi đi ngủ đặt một cốc nước trên đầu giường và nguyên nhân hình thành thói quen đó đến từ việc khát nước, cảm thấy miệng đắng khi đang ngủ mỗi đêm.

Có thể sẽ không ai quan tâm đến thói quen này hay nhầm tưởng nó như một phản xạ của cơ thể, nhưng đó là suy suy nghĩ không đúng. Nếu chúng ta đã duy trì thói quen trong thời gian dài hoặc thường xuyên cảm thấy khát nước, tỉnh dậy miệng đắng đang ngủ mỗi đêm thì có thể bạn đã mắc phải 1 trong 4 căn bệnh nguy hiểm, nhất định không được chủ quan.

Bạn có thói quen tỉnh giấc uống nước mỗi đêm. [Ảnh: Internet]

1. Vấn đề về dạ dày

Hiện nay áp lực công việc ngày càng tăng cao, nhiều người có chế độ ăn uống thất thường và gặp phải nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày.Việc ăn quá nhiều đồ cay sẽ vô tình kích thích tính nóng rát trong cơ thể, khiến cho quá trình tiết axit dạ dày trở nên không bình thường có khi còn gây nên rối loạn chức năng tiêu hóa.

Hạn chế ăn đồ cay để bảo vệ dạ dày tránh tình trạng khát nước, đắng miệng. [Ảnh: Narana Healthy]

Từ những nguyên nhân rối loạn chức năng dạ dày do việc tiết axit quá mức sẽ trên dẫn đến về đêm cơ thể xuất hiện tình trạng dễ bị khô miệng, đắng miệng.

Đối với những ai đang trong tình trạng này cần phải thay đổi chế độ ăn uống, có thể tham khảo chế độ ăn thêm cháo kê, cháo bí đỏ để giúp hồi phục sức khỏe. Hãy luôn nhắc nhở bản thân hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích [nước ngọt, bia rượu] và tập quen với chế độ ăn nhạt vì nó tác dụng rất tốt cho dạ dày.

2. Các vấn đề về răng miệng

Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn cảm thấy đắng miệng vào ban đêm chính là do không chú ý vệ sinh răng miệng tốt.Khi bạn không tuân thủ đánh răng đều hai lần sáng và tối đúng giờ sẽ khiến các men diệt khuẩn trong miệng giảm đi. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, số lượng vi khuẩn có hại trong miệng gia tăng, gây nên bênh viêm loét miệng, hôi miệng, miệng đắng và luôn có cảm giác khát nước vào ban đêm.

Để đối phó với tình trạng này, chúng ta phải bỏ những thói quen xấu liên liên quan đến để răng miệng, nhất định tuân thủ đánh răng vào hai buổi sáng và tối mỗi ngày kết hợp chải răng đủ thời gian và hạn chế ăn đồ ngọt về đêm.

Hãy bảo vệ răng miệng bằng cách đánh răng đủ sáng và tối mỗi ngày. [Ảnh: Diabetes UK]

3. Các vấn đề về gan

Tình trạng bứt rứt khó chịu, mất ngủ, mơ màng, khô miệng, đắng miệng vào ban đêm có thể xảy ra nếu độc tố trong cơ thể chúng ta quá nặng hay ngay khi chúng ta tức giận quá mức cũng sẽ dẫn đến các tình trạng kể trên. Và nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này đều đến từ chức năng của gan.

Chức năng gan bị tổn thương khiến gan đào thải độc tố chậm, lâu ngày sẽ dẫn đến men gan cao, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan. Nếu bạn thường xuyên khát nước và thấy miệng đắng mỗi đêm thì đừng bỏ qua nguyên nhân quan trọng này, chỉ cần chậm một một chút có thể nguy hại đến tính mạng.

Để giảm thiểu kích ứng từ gan, bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng thảo mộc kim ngân hoa để pha trà uống hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên kết hợp ngâm chân nước ấm với một ít tinh dầu thơm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể tốt hơn.

Không để gan làm việc quá sức, duy trì thói quen thải độc gan. [Ảnh: Fortis Bangalore]

4. Vấn đề về túi mật

Mật của cơ thể rất đắng, một khi túi mật bị tổn thương hay gặp vấn đề xấu sẽ ngay lập tức ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác và khiến chúng ta cảm thấy đắng trong miệng.Đặc biệt nếu bạn đang mắc các bệnh như sỏi mật thì cảm giác đắng miệng càng rõ ràng hơn. Chính vì vậy, bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm tình trạng này.

Chú ý túi mật vì nó có thể là nguyên nhân chính gây đắng miệng mỗi đêm. [Ảnh: Healthline]

Ngoài ra, khi cơ thể làm việc quá sức, thiếu ngủ, hút thuốc lá hay uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây ra tình trạng khát nước và cảm thấy miệng đắng vào ban đêm. Bạn cần chú ý giảm dần những thói quen không tốt này, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Nếu cảm thấy mình vẫn còn tình trạng này trong khi đã cải thiện thói quen sinh hoạt thì bạn phải chú ý tìm xem nguyên nhân dẫn đến do đâu để đi khám và chữa trị kịp thời.

5. Một dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư

Một trong những biểu hiện của bệnh ung thư là người bệnh không chỉ mất vị giác với độ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng với mọi thức ăn khác. Điều này xuất phát từ việc thay đổi thành phần trong nước bọt, trở ngại tuần hoàn ở lưỡi.

Đắng miệng không phải bệnh lý nguy cấp, nhưng bạn đừng nên chủ quan nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài. Hãy lưu ý đến những dấu hiệu bất thường của sức khỏe và kịp thời thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị đúng đắn.

Nguồn: Sohu

"1 mảnh, 2 đỏ, 3 hơn": Đây là 3 dấu hiệu gan có vấn đề, đừng xem thường để hối hận không kịp

Không nên nhầm lẫn với khô miệng do khát nước. Bài viết tập trung tìm hiểu các nguyên nhân gây khô miệng vào ban đêm và các biện pháp xử trí đơn giản và khả thi tại nhà.

Nguyên nhân gây khô miệng vào ban đêm

Khô miệng có thể do nhiều vấn đề sức khỏe gây ra dẫn đến chán ăn và có thể ảnh hưởng đến tình trạng của răng. Khô miệng vào ban đêm có thể đặc biệt khó chịu. Có một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Do thuốc: Các loại thuốc có thể gây khô miệng do tác dụng phụ của thuốc. Những thuốc liên quan đến tình trạng này bao gồm thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau.

Tuổi cao: Người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao trong triệu chứng khô miệng. Có thể do người cao tuổi có tỉ lệ sử dụng thuốc cao hơn so với người trẻ, do người già thường có tình trạng đa bệnh lý.

Người cao tuổi có tỷ lệ mắc chứng khô miệng cao hơn.

Điều trị ung thư: Tuyến nước bọt có thể tạm thời bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc hóa trị. Chức năng của tuyến nước bọt thường trở lại bình thường sau điều trị. Khô miệng cũng có thể là kết quả của bất kỳ xạ trị vùng cổ hoặc đầu. Xạ trị có thể làm hỏng các tuyến nước bọt tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Thương tổn thần kinh: Tương tự như kết quả thương tổn do xạ trị, bất kỳ thương tổn thần kinh ở vùng cổ hoặc đầu có thể gây khô miệng. Điều này cũng có thể xảy ra với chấn thương ở đầu và cổ hoặc tổn thương do phẫu thuật.

Rối loạn sức khỏe: Các rối loạn sức khỏe gây thở bằng miệng đến các bệnh tự miễn dịch có thể thúc đẩy khô miệng. Mặc dù các tuyến nước bọt không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đột quỵ hoặc bệnh Alzheimer nhưng khô miệng có thể xảy ra ở những bệnh lý này.

Sử dụng thuốc lá: Bất kỳ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, dù là hút thuốc hoặc nhai, có thể gây ra khô miệng, đặc biệt là khô miệng vào ban đêm.

Methamphetamine: Thuốc ảnh hưởng thần kinh trung ương này dẫn đến tình trạng răng bị tổn thương và xuất hiện khô miệng nghiêm trọng.

Vệ sinh răng miệng tốt để khắc phục chứng khô miệng.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho khô miệng vào ban đêm

Ngoài những cách điều trị và phòng ngừa như thay đổi các loại thuốc hiện tại, sử dụng các sản phẩm nước bọt nhân tạo hoặc các thiết bị y tế khác, có thể thử các biện pháp khắc phục đơn giản và khả thi tại nhà để điều trị và phòng ngừa khô miệng vào ban đêm.

Tăng lượng chất lỏng: Để duy trì sản xuất nước bọt, cung cấp đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày. Uống nước lọc, sữa chua, trà thảo dược và 1-2 ly nước dừa mỗi ngày. Ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều nước như trái cây và rau cải, các món ăn lỏng như súp. Uống kèm nước với bữa ăn để hỗ trợ nhai và nuốt. Tránh các sản phẩm caffein và rượu vì chúng gây ra mất nước.

Duy trì sức khỏe miệng: Khi bị môi khô, nứt nẻ, cần sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm môi. Đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng kem đánh răng có chứa chất fluor và sử dụng chỉ nha khoa theo hướng dẫn.

Thở bằng mũi: Để ngăn ngừa khô miệng, nên thở bằng mũi, đặc biệt là vào ban đêm. Ngáy có thể làm miệng khô càng tồi tệ hơn và cần phải điều trị chứng ngáy. Thêm độ ẩm cho phòng ngủ với việc sử dụng một máy làm ẩm.

Sử dụng các chế phẩm không chứa đường: Để làm mới miệng và giữ ẩm, sử dụng kẹo nhai cao su. Tránh thức ăn có đường và độ chua cao để ngăn ngừa sâu răng. Phòng ngừa khô miệng bằng cách không ăn các sản phẩm có gia vị hoặc mặn.

Kích thích nước bọt: Sử dụng các sản phẩm có thể hỗ trợ các chất thay thế cho nước bọt. Tránh bất kỳ sản phẩm có chất kháng histamin và thuốc giảm đau.

Các thực phẩm thông thường có thể giảm nhẹ và ngăn ngừa khô miệng vào ban đêm

Cây lô hội [Aloe vera] được sử dụng cho miệng khô để kích thích vị giác và bảo vệ tổ chức niêm mạc miệng. Nước ép của cây lô hội có thể được sử dụng súc miệng một vài lần trong ngày hoặc uống trực tiếp với 1/4 cốc mỗi ngày. Bôi gel lô hội bên trong và bên ngoài miệng 2-3 lần mỗi ngày trước khi rửa bằng nước.

Có thể nhai một ít gừng hoặc uống trà gừng trong ngày.

Hạt cà phê có chứa chất flavonoid có thể chữa khô miệng, chống lại hơi thở hôi và thúc đẩy sản xuất nước bọt. Dùng cà phê sau bữa ăn.

Nước ép chanh có thể thúc đẩy sản xuất nước bọt, hạn chế hơi thở hôi. Nhâm nhi ly nước chanh trộn mật ong hoặc có thể ngậm lát chanh trên lưỡi.

Lời khuyên của thầy thuốc

Cảm giác khô miệng vào ban đêm không những ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn ảnh hưởng lên sức khỏe của cơ thể. Mặc dù nguyên nhân gây khô miệng vào ban đêm có thể là do sự thiếu hụt sản xuất nước bọt cơ năng nhưng cũng có thể do một vấn đề sức khỏe thực thể tiềm ẩn. Khô miệng có thể là tạm thời và được điều trị bằng một số phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Nếu bạn bị khô miệng ban đêm kéo dài và không thuyên giảm, cần trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.


Video liên quan

Chủ Đề