Tại sao gọi là vàng 9999

Mọi người ai cũng thích sắm vàng và dùng vàng làm quà tặng trong những dịp quan trọng. Nhưng liệu đã có đủ kiến thức để phân biệt vàng 9999, vàng 24K và 18K là gì tại các cửa hàng vàng bạc đá quý.

Mọi người đã nghe câu “đãi cát tìm vàng” chưa? Vàng [kí hiệu hóa học Au] được xếp vào hàng những kim loại quý và có giá trị bậc nhất thế giới. Được dùng cho những người đầu cơ tích trữ hay ứng dụng trong chế tác trang sức phục vụ cho nhu cầu thẫm mĩ của con người.

Mặt khác, vàng không chỉ đẹp mà chúng ta còn cất giữ được lâu bền qua hàng chục thế kỷ. Khi mang vào người, vàng không gây kích ứng da, không gỉ sét như một vài kim loại khác.

Nhìn bằng mắt thường, chúng ta chỉ hình dung vàng là toàn một màu vàng như nhau mà thôi, nhưng thực tế không phải vậy. Vàng được loại phân loại rõ ràng để dễ giao thương qua lại vì mức giá mua vào – bán ra ở mỗi loại chênh lệch nhau khá lớn.

Đặc biệt, phổ biến và được giao dịch với lưu lượng lớn trên thị trường hiện nay là vàng 9999, vàng 24K và 18K.

Vậy, vàng 9999, vàng 24K và 18K là gì, chúng khác nhau ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Để nhận biết được 1 chiếc nhẫn vàng, 1 dây chuyền vàng hay bộ trang sức nào đó là vàng gì, chúng ta sẽ xem độ tinh khiết của vàng, tức % vàng nguyên chất có trong thành phẩm đó.

Đơn vị đo độ tinh khiết này được gọi là Karat, kí hiệu K. Khi số K này càng lớn thì độ tinh khiết của vàng càng cao, tỉ lệ vàng nguyên chất chiếm phần trăm lớn, tuổi vàng càng lớn. Do đó mà chúng ta có vàng 10K, 14K, 16K, 18K, 22K, 24K, 9999…

Tuy nhiên, thị trường trong nước và thế giới thường chỉ chấp nhận một vài loại có giá trị giao dịch quy đổi như: vàng 24K, vàng 18K và vàng 9999.

Đây là loại vàng có độ tinh khiết gần như hoàn hảo khi hàm lượng chiếm đến 99,99% vàng nguyên chất. 0,01% còn lại chưa được công nhận vì trong quá trình sàng lọc, làm sạch vàng vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn tạp chất.

Do đó, vàng 9999 còn có tên gọi khác là vàng ròng hay vàng 10 tuổi. Vì là loại gần như 100% nguyên chất vàng nên đương nhiên chúng có giá cực cao trong mua bán trao đổi.

Đa phần, người ta mua vàng 9999 với mục đích tích trữ, giao dịch. Tùy vào thương hiệu sản xuất mà giá vàng 9999 sẽ có sự chênh lệch ít nhiều giữa nhẫn vàng 9999 và vàng miếng 9999 mặc dù độ tinh khiết là ngang nhau.

Thông thường, vàng 9999 xuất xứ từ một số thương hiệu như SJC hay DOJI sẽ được bán ra cao hơn so với PNJ.

Xét về độ tinh khiết, vàng 24K cũng có hàm lượng hệt như vàng 9999, tức chiếm trong đó 99,99 % là vàng nguyên chất và ít bị pha trộn với các kim loại khác. Vì vậy mà chúng ta gọi vàng 24K là vàng 9999 hay vàng ròng cũng không sai.

Ngoài ra, vàng 24K còn tên gọi quen thuộc là vàng ta nhằm phân biệt với vàng tây [vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K, vàng 18K…]

>> Nếu bạn : Có 1 tỷ đầu tư gì 2020

Để nhận biết độ tinh khiết trong vàng tây, bạn chỉ cần lấy số vàng phía trước chia cho 24. Với phép tính trên thì vàng 10K chỉ chứa có 42% hàm lượng vàng mà thôi.

Trở lại vàng ta [vàng 24K] tại Việt Nam hiện nay có 3 loại:

  • Vàng ta 99,99%.
  • Vàng ta 98,5%.
  • Vàng ta 98%.

Trong đó, duy chỉ vàng 24K độ tinh khiết 99,99% mới được gọi là vàng ròng bởi vì lượng tạp chất còn lại hầu như không đáng kể.

Và, theo quy ước chung, vàng có độ tinh khiết 99,99% được gọi là vàng 10 tuổi.

Tương tự như vàng 9999 và vàng 24K,  cũng bằng phép tính trên, vàng 18K [vàng tây] cho ra độ tinh khiết của vàng nguyên chất là 75% [vàng 7 tuổi rưỡi], 25% còn lại là một số hợp kim khác.

Đặt lên bàn cân so sánh thì rõ ràng, chất lượng vàng cũng như giá vàng 18K không thể bằng được với vàng 9999 hay vàng 24K.

Theo quy chuẩn quốc tế, loại vàng có độ tinh khiết phải đạt từ 68 đến 75% thì mới được coi là vàng 18K đi kèm với giá trị trao đổi xác thực.

Tuy vậy, vẫn có một số cửa hàng dùng không ít thủ thuật trong nghề để lừa khách hàng bằng vàng không đủ tuổi hoặc chỉ mạ sơ lớp 18K bên ngoài mà chúng ta không thể nào phân biệt được.

Do đó, lời khuyên hữu ích dành cho khách hàng là hãy trao đổi vàng tại các thương hiệu lớn có uy tín. Tại đây, họ sẽ có khâu kiểm định tuổi vàng, ghi rõ số lượng vàng, cân nặng, giá tiền và giấy bảo hành để khỏi gặp phải sự cố đáng tiếc. 

Ứng dụng vàng 9999, vàng 24K và vàng 18K trong thực tiễn

Thực tế, rất ít khi vàng 9999 được các thợ kim hoàn chế tác ra trang sức vì phần nhiều loại vàng này chỉ thích hợp để dự trữ, tích góp trong nhà. Vì thế, thành phẩm từ vàng 9999 thường là vàng miếng hay nhẫn trơn thay vì các mẫu tinh xảo.

Nguyên nhân là vì tuy có hàm lượng vàng nguyên chất lớn nhưng về đặc tính kim loại thì vàng 9999 khá mềm lại dẻo, gây khó khăn trong công đoạn chế tác. Khó gắn hột, làm bóng hay khi chúng ta đeo thì rất dễ bị tình trạng móp méo, không còn đẹp nguyên vẹn như ban đầu.

Đây là hai loại vàng phổ biến nhất làm nên hàng triệu món trang sức đắt đỏ, đa dạng mẫu mã “vạn người mê”. Vì có tỷ lệ vàng nguyên chất ít hơn và được pha trộn với một vài kim loại khác nên vàng 24K và 18K có độ cứng nhất định, thuận lợi trong chế tác.

Trong đó, nhìn từ hình thức bên ngoài, vàng 24K có màu vàng đậm rõ rệt và xét về trang sức thì cũng ít mẫu mã hơn so với vàng 18K do chịu va đập kém.

Dù là kim loại có giá trị cao nhất nhưng vàng 24K lại khá mềm, khó đính đá lẫn làm sạch bụi bẩn vì rất dễ bị lệch so với thành phẩm ban đầu.

Vì vậy, cũng như vàng 9999, mua bán vàng 24K phần lớn là người dùng có mục đích đầu tư, tích trữ hay dùng làm của hồi môn trong các lễ cưới hỏi.

Được coi là loại vàng thấp tuổi, có độ cứng cao nên quy trình chế tác thành phẩm từ vàng 18K thuận lợi hơn, trang sức đươc chạm trổ cũng kì công hơn. Vàng 18K luôn được coi là lựa chọn lý tưởng cho khách hàng khi phong phú, đa dạng về mẫu mã mà lại có giá phải chăng.

Đến đây thì mọi người đã biết cách phân biệt vàng 9999, vàng 24K và 18K là gì rồi đúng không. Hãy yên tâm lựa chọn loại vàng phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình nhé. Mọi nhu cầu tìm hiểu thêm tạo video vàng 9999 là gì?

Bài viết Vàng 9999, vàng 24K và 18K là gì gi vọng mang đến cho bạn kiến thức bổ ích. Mọi thông tin về vàng hay cần bổ sụng hoàn thiện bài viết vui lòng để lại comment bên dưới.

Những thông tin, biến động của thị trường vàng luôn được giới đầu tư, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, những câu hỏi cơ bản như vàng 9999 là loại vàng gì, vàng 9999 và vàng SJC có khác nhau không hay vàng 9999 và vàng 999 khác nhau thế nào thì không phải ai cũng biết.

Vàng 9999 là gì?

Vàng 9999 [hay vàng 24K] là loại vàng có độ tinh khiết rất cao, chứa hàm lượng vàng lên tới 99,99%. Tên gọi 4 số 9 cũng bắt nguồn từ hàm lượng vàng có trong hợp kim. Trong dân gian phổ biến gọi là vàng ta, vàng y, vàng ròng hay vàng 10 tuổi. Loại vàng này cũng thường được các nhà đầu tư, người tiêu dùng mua với mục đích giao dịch, cất giữ, tích trữ.

Vàng 9999 có phải là vàng SJC?

Vàng SJC là vàng 9999 nhưng vàng 9999 không nhất thiết phải là vàng SJC. Bởi vì SJC là tên của một thương hiệu sản xuất vàng miếng [S = Sài Gòn, J = Jewelry Holding, C = Company; tên đầy đủ Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn – Saigon Jewelry Holding Company] và trên thị trường còn vàng 9999 của các thương hiệu khác nữa.

Các cửa hàng, công ty kinh doanh vàng đều có sản phẩm vàng 9999. Tuy nhiên, giá vàng 9999 của mỗi thương hiệu lại khác nhau, những thương hiệu có dây chuyền sản xuất tốt hơn, chuyên nghiệp, uy tín hơn… sẽ có giá cao hơn.

Vàng SJC được nhà nước cấp phép lưu thông để thực hiện các giao dịch mua bán, ký gửi hay đầu tư. Trên thị trường, loại vàng này có giá đắt hơn so với vàng 9999 của các thương hiệu khác.

Trên thị trường có bao nhiêu loại vàng 9999?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty và doanh nghiệp vàng khác nhau vì vậy mỗi công ty vàng bạc sẽ có giá vàng niêm yết riêng không giống nhau và có độ chênh lệch nhất định.

Bởi đặc tính mềm nên vàng 9999 ít được sử dụng để làm trang sức. Chủ yếu được dùng để làm nhẫn tròn, trơn được sử dụng trong các dịp đặc biệt như cưới hỏi… hoặc làm vàng miếng để kinh doanh và cất giữ trích lũy về sau là chủ yếu.

Xét về hàm lượng vàng thì vàng nhẫn 9999 và vàng miếng đều có hàm lượng như nhau nhưng sẽ có sự chênh lệch giá giữa các công ty. Nếu như vàng 9999 của các thương hiệu như SJC, DOJI thì giá sẽ cao hơn so với vàng miếng PNJ.

Sự khác biệt giữa vàng 9999 và vàng 999

Vàng 999 là một dạng khác của vàng 9999. Tuy nhiên vì cách gọi vàng 999 không phổ biến lắm nên nhiều người nghe qua có vẻ còn lạ lẫm. Vàng 999 vẫn là vàng thật, với độ tinh khiết lên đến 99,9%, gần giống như vàng 24K.

Sự khác biệt giữa vàng 9999 đó là hàm lượng vàng 99.99%, còn vàng 999 thì có tỷ lệ vàng 99.9%.

Khi mua vàng, bạn sẽ nhìn thấy bên trên mặt vàng có chạm khắc số 9999 hoặc 999, cùng một giấy chứng nhận đảm bảo vàng có ghi rõ số chỉ, số tuổi vàng trên từng sản phẩm. Nếu vàng 9999 được chế tác thành vàng miếng thì sẽ được ghi trên bề mặt là vàng 999.9% cho khách hàng dễ dàng phân biệt.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được bộ vàng cưới 9999 là loại vàng gì và chúng có khác gì với vàng 3 số 9 hay không. Với kiến thức đã tích lũy được, chắc chắn rằng bạn sẽ trở thành khách hàng thông thái, am hiểu về vàng để từ đó dễ dàng trong việc lựa chọn một món trang sức để làm quà cưới dành tặng cho người thân trong ngày trọng đại.



CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.

Video liên quan

Chủ Đề