Tại sao gọi là chợ âm phủ

Tại sao gọi là chợ âm phủ
Top 10 loài hoa Đà Lạt đẹp nhất và địa điểm ngắm hoa mới nhất

Những ai từng đến Đà Lạt chắc hẳn đều ghé qua chợ Âm Phủ nổi tiếng nơi đây. Đây là một trong những điểm du lịch và mua sắm sầm uất nhất về đêm của thành phố. 

Chợ Âm Phủ Đà Lạt hay còn gọi là chợ đêm, nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực trung tâm thành phố. Chợ bắt đầu từ khu vực cầu thang Hòa Bình cho đến cổng chợ Đà Lạt, có chiều dài khoảng 1km.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Thành phố Đà Lạt

Sở dĩ chợ Âm Phủ Đà Lạt có cái tên kì lạ đến vậy là do trước đây chợ được mở ban đêm, mà ngày đó đèn đường còn chưa có. Những gánh hàng dong, quán ăn nhỏ được thắp sáng bằng ngọn đèn dầu, mà Đà Lạt lại nhiều sương, tạo nên một khung cảnh ánh sáng leo lét trong đêm khói mờ ảo. Từ đó, cái tên "âm phủ" ra đời.

Chợ vốn được hình thành tự phát từ những năm sau giải phóng, chủ yếu để phục vu nhu cầu ăn uống cho người trồng rau địa phương gánh rau ra chợ mỗi đêm. Sau đó, chợ dần mở rộng hơn, đặc biệt là sau khi du lịch tại Đà Lạt phát triển thì nơi đây trở thành điểm đến sầm uất và là nét văn hóa rất riêng.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Chợ Âm Phủ Đà Lạt

Tới chợ Âm Phủ ở Đà Lạt, du khách tận hưởng cảm giác đông vui náo nhiệt về đêm. Bạn có thể mua sắm, chọn cho mình những đồ len hợp gu với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng. Hoặc thưởng thức ẩm thực đường phố, những món ăn nóng hổi trong tiết trời se se lạnh như bát ốc luộc, củ khoai nướng hoặc xì xụp chút súp cua, bát bún riêu… 

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Bên cạnh đó, du khách còn có tham gia các lễ hội đường phố vào cuối tuần, chơi trò chơi trượt patin, hay đơn giản chỉ là thưởng thức những bản nhạc sống chơi trong quán cafe gần đó.

Ở Hà Nội cũng từng có có chợ Âm Phủ (nay là phố 19 tháng 12). Phố 19 tháng 12 khá ngắn, nằm cạnh Tòa án Nhân dân Hà Nội, một đầu đâm ra phố Lý Thường Kiệt, đầu kia đâm ra phố Hai Bà Trưng. Thời thuộc Pháp, phố có tên Rue Simoni, tên một viên quan Pháp đã có thời kỳ giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ (1909-1912). Năm 1945 - 1946, phố được đổi tên thành phố Lê Chân.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Chợ Âm Phủ Hà Nội nay là phố sách 19 tháng 12 (Ảnh: Nguyen Phu Duc)

Năm 1946-1947, toàn quốc kháng chiến nổ ra ở Hà Nội, nơi đây thành khu mộ tập thể của các nạn nhân chết trong khu vực Hàng Bông - Cửa Nam. Chính vì khu mộ tập thể nên khi động thổ xây dựng các công trình không được, phải làm chợ chỉ chuyên bán thịt chó đuổi ma tà.

Chợ bắt đầu họp rải rác trên phố từ thời Hà Nội bị ném bom trong Chiến tranh Việt Nam, khi một số người buôn bán dạt từ chợ Hàng Da và Hàng Bè về để tránh bom Mỹ. Chợ tạm đông dần. Năm 1986, sau khi di cốt nạn nhân chiến tranh được chuyển đi, chợ được chính thức đặt tên là chợ 19 tháng 12 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến và tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh trong thời gian đó nhưng dân gian vẫn quen gọi là chợ Âm Phủ.

Cuối năm 2008, chợ này nằm trong kế hoạch xây lại thành trung tâm thương mại. Tuy nhiên sau đó chợ bị giải tỏa và phố 19 tháng 12 trở thành phố sách.

Tại sao gọi là chợ âm phủ
Cẩm nang du lịch Đà Lạt tự túc nhất định bạn phải "nắm trong tay"

T.Nguyên

Ai ở Hà Nội chắc cũng đêu biến đến phố sách 19/12 nằm cạnh Tòa án Nhân dân Hà Nội, một đầu phố thông ra Lý Thường Kiệt, đầu còn lại thông ra Hai Bà Trưng. Bên trong rất đông người qua lại, đi dạo và chụp ảnh, một địa điểm lý tưởng cho những ngày cuối tuần. Nhưng ít ai biết rằng tiền thân của con phố này chính là chợ Âm phủ - nơi trước đấy từng là mồ chôn tập thể của quân và dân trong cuộc Kháng chiến chống Pháp.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Phố sách 19/12 ngày nay

Vào năm 1945 phố có tên Lê Chân, cho đến năm 1942, quân Nhật đến Hà Nội. Để tránh sự oanh tạc bom đạn của máy bay Mỹ (lúc bấy giờ thuộc phe Đồng minh), chính quyền thành phố đã cho xây một dãy hầm trú ẩn nổi dọc con phố. Ở đây bắt đầu hình thành một cái chợ tạm họp rải rác của bà con buôn bán hai chợ Hàng Da - Hàng Bè dạt về.

Đêm 19.12.1946, bước vào cuộc Toàn quốc Kháng chiến, Hà Nội chia thành hai khu vực: một do ta kiểm soát, một do Pháp đã chiếm đóng. Chiến sự xảy ra, thi hài chiến sĩ và nhân dân vùng ta kiểm soát được chôn cất chu đáo. Những thi hài ở khu vực Pháp chiếm đóng - chủ yếu là nạn nhân phố Hàng Bông và Cửa Nam - chúng cho chuyển về phố Lê Chân và ném hết xuống dãy hầm trú ẩn. Trong suốt cuộc chiến, thi hài chiến sĩ và nhân dân lấp đầy dãy hầm, quân Pháp đổ đất đắp thành một nấm mồ chung.

Sau ngày Tiếp quản Thủ đô, chính quyền ta cho đắp mộ to, cao hơn và trên cổng đắp lại dòng chữ:

"Mồ nhân dân và chiến sĩ hy sinh ngày Toàn quốc Kháng chiến - 19.12.1946".

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Mồ chôn tập thể của các nạn nhân 12/1946

Đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, chính quyền Hà Nội cho chuyển tất cả hài cốt về nghĩa trang Bất Bạt ở Ba Vì và đặt tên con phố này là "19 tháng 12". Con phố còn nguyên vẹn hai hàng cây Dã Hương xanh tươi được trồng từ đầu thế kỷ. Một thời gian sau, trên con phố này hình thành một chợ dân sinh tự phát. Đến 1985, thành phố chính thức thành lập chợ mang tên "Chợ 19 Tháng 12".

Vì chợ nằm trên di chỉ của nấm mộ chung nên nhân dân gọi là "Chợ Âm Phủ". Chợ này mặt hàng phong phú do bà con ở Hà Tây đưa ra chẳng thua kém gì các chợ dân sinh khác ở nội thành. Nhưng nổi tiếng hơn cả là mặt hàng thịt chó chặt miếng, nghe nói là của người ở Vân Đình, ở Phùng mang ra.Những con chó được thui bằng rơm có mầu vàng ươm chứ không phải là được phết mầu cánh gián mà dân nhậu gọi là "chó đánh véc-ni" bán ở những nơi khác, khiến các đệ tử của món "Mộc tồn"ở Hà Nội không ai là không biết và yêu thích thịt chó ở chợ Âm phủ. Mặt khác, tiểu thương ở chợ này đều hoan nghênh mặt hàng thịt chó vì họ quan niệm chỉ có chó mới xua đuổi được tà ma. Sau khi chợ bị giải tán, các hàng thịt chó này lại kéo về bán ở phố Phùng Hưng.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Thành phố có quyết định giải tỏa tất cả các chợ đã chiếm dụng lòng đường trong để đảm bảo cảnh quan môi trường, giao thông đô thị như chợ Nguyễn Cao, chợ Bích Câu, chợ Cao Đạt, chợ Hòe Nhai, chợ Thanh Hà, chợ Hàng Bè... và chợ Âm phủ cũng nằm trong chủ trương giải tỏa đó.

Năm 2009, chợ 19/12 được giải tỏa, trả lại nguyên hình của con phố xưa. Một thời gian sau mọc lên những ki- ốt bán sách báo và đến ngày 30.4 2017 thành phố Hà Nội chính thức khai trương Phố Sách Hà Nội đẹp đẽ như ngày nay.

Mạng lưới chợ ở Hà Nội dày đặc những chợ lớn chợ nhỏ, trong đó có những ngôi chợ với cái tên rất lạ. “Chợ Âm phủ” là một trong những cái tên điển hình. Thực chất ngôi chợ này có tên chính thức là “Chợ 19 tháng 12” nhưng vì nằm trên di chỉ khu mộ tập thể của các n.ạn n.hân c.hết trong khu vực Hàng Bông – Cửa Nam thời chiến tranh nên nhân dân quen gọi là “Chợ Âm phủ”.

Sự hình thành của Chợ Âm phủ

Hà Nội có một phố ngắn, nằm cạnh Tòa án nhân dân Hà Nội, chạy dọc theo tường rào của Tòa án tối cao, một đầu ra phố Lý Thường Kiệt, một đầu ra phố Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, con phố này mang tên Rue Simoni, đặt theo tên một viên chức Pháp đã có thời kỳ giữ chức Thống sứ Bắc kỳ (1909-1912).Từ năm 1945, phố này đổi tên là phố Lê Chân.

Năm 1942 khi quân đội Nhật đến Hà Nội đã kéo theo sự oanh tạc của máy bay Mỹ – đồng minh với Nhật. Để đảm bảo an toàn cho người dân Hà Nội, chính quyền thành phố đã cho xây một dãy hầm trú ẩn nổi dọc con phố. Từ đó, ở đây bắt đầu hình thành một cái chợ tạm họp rải rác của bà con tiểu thương ở hai chợ Hàng Da, Hàng Bè dạt về để tránh sự oanh tạc của máy bay Mỹ.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Nấm m.ồ chung các nạn nhân ngày 19/12/1946

Đêm 19/12/1946, ngày Toàn quốc kháng chiến, Hà Nội chia thành hai khu vực, một do ta kiểm soát, một do Pháp đã chiếm đóng. Chiến sự xảy ra, t.hi h.ài chiến sỹ ta và nhân dân ở vùng ta kiểm soát được chôn cất chu đáo. Còn những t.hi h.ài ở khu vực Pháp chiếm đóng, chủ yếu là người dân ở khu vực phố Hàng Bông và Cửa Nam bị thực dân Pháp cho chuyển về phố Lê Chân và ném toàn bộ xuống dãy hầm trú ẩn. Từ đó, liên tiếp những thi hài của chiến sỹ và dân ta lấp đầy dãy hầm, phố Lê Chân trở thành nấm mồ tập thể của những n.ạn n.hân c.hết trong chiến tranh.

Năm 1952, chính quyền thành phố cho xây một cái cổng ở đầu phố, trên cổng đề dòng chữ:”M.ồ n.ạn n.hân chiến tranh năm 1946 “. Sau ngày tiếp quản Thủ đô chính quyền ta cho đắp cổng cao và to hơn, dòng chữ trên cổng được sửa lại thành: “M.ồ nhân dân và c.hiến s.ỹ h.y s.inh ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946″.

Đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tất cả hài cốt được chính quyền chuyển về nghĩa trang Bất Bạt ở Ba Vì. Con phố Lê Chân được đặt tên mới là ” phố 19 tháng 12″. Phố còn nguyên vẹn hai hàng cây Dã Hương xanh tươi được trồng từ đầu thế kỷ.

Một thời gian sau con phố này hình thành một cái chợ dân sinh tự phát. Đến năm 1985, thành phố chính thức thành lập chợ mang tên “Chợ 19 tháng 12” trên nền chợ tự phát. Vì chợ 19 tháng 12 nằm trên di chỉ của nấm mộ chung nên nhân dân gọi là “Chợ Âm phủ”.

Mặt hàng nổi tiếng ở chợ Âm phủ

Chợ Âm phủ phong phú những mặt hàng do bà con ở Hà Tây đưa ra chẳng thua kém gì các chợ dân sinh khác ở nội thành. Nhưng thường khi nhắc đến chợ Âm phủ, người ta nhắc ngay đến mặt hàng thịt chó chặt miếng. Nghe nói đây là mặt hàng do người Vân Đình, ở Phùng mang đến. Những con chó được thui bằng rơm có mau vàng ươm chứ không phải chó được phết mau cánh gián mà dân nhậu gọi là “chó đánh véc- ni” bán ở những nơi khác.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Chợ Âm phủ với món thịt chó nổi danh một thời

Các đệ tử của món “Mộc tồn” ở Hà Nội không ai là không biết và yêu thích thịt chó ở chợ Âm phủ. Mặt khác, tiểu thương ở chợ này đều hoan nghênh mặt hàng thịt chó vì họ quan niệm chỉ có chó mới xua đuổi được tà ma. Sau khi chợ bị giải tán, các hàng thịt chó này lại kéo về bán ở phố Phùng Hưng.

Chợ Âm phủ “hóa kiếp” thành phố sách
Đầu những năm 2000, thành phố có quyết định giải tỏa tất cả các chợ đã chiếm dụng lòng đường để đảm bảo cảnh quan môi trường, giao thông đô thị như chợ Nguyễn Cao, chợ Bích Câu, chợ Cao Đạt, chợ Hòe Nhai, chợ Thanh Hà, chợ Hàng Bè…. Chợ Âm phủ cũng không thoát khỏi “k.iếp n.ạn” này.

Một chuyện ít người biết là năm 2008 chính quyền Thành phố Hà Nội đã có quyết định bất chấp quy hoạch đã được thủ tướng phê duyệt: Thu hồi toàn bộ diện tích chợ 19/12 để giao cho Cty TNHH Thủ đô II xây dựng 2 khối nhà 7 tầng và 17 tầng để làm Trung tâm thương mại và cho thuê văn phòng. Thật may mắn, nhờ có sự quyết tâm của các nhà Sử học, Hà Nội học, Kiến trúc sư, các phóng viên báo chí và những người có tâm huyết với Hà Nội đã ngăn chặn được quyết định sai trái này.

Tại sao gọi là chợ âm phủ

Chợ Âm phủ ngày xưa là Phố sách ngày nay

Năm 2009 chợ 19/12 được giải tỏa trả lại nguyên hình của con phố xưa. Một thời gian sau mọc lên những ki- ốt bán sách báo và đến ngày 30/4/2017 thành phố Hà Nội chính thức khai trương Phố sách đẹp đẽ như ngày nay.

Duy Phan – 13/12/2020

Bài viết được tham khảo:
Ký ức về “Chợ Âm phủ” ở Hà Nội xưa