Tác dụng câu đặc biệt là gì

Tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng đẹp vì ngôn từ, ngữ pháp phong phú, đa dạng. Một trong nhiều điều tạo nên sự đa dạng và phong phú đó là các kiểu câu. Ta đã từng học qua các kiểu câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật… Và trong bài học này mình sẽ làm quen với kiểu câu khác là câu đặc biệt.

Nội dung bài viết

  • Định nghĩa câu đặc biệt
  • Tác dụng của câu đặc biệt
  • Sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn
  • Bài tập ví dụ

Định nghĩa câu đặc biệt

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Hay nói cách khác nó là kiểu không theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào.

Ví dụ: Cho biết câu sau là câu rút gọn hay câu đặc biệt? giải thích vì sao?

Câu 1: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

Câu được in đậm trên là câu rút gọn vì thành phần vị ngữ đã được lược bỏ và có thể khôi phục lại

Câu 2: Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.

Hai câu in đậm trên không có thành phần chủ ngữ, vị ngữ nên nó là câu đặc biệt.

Xem thêm: Các thành phần chính của câu

Tác dụng của câu đặc biệt

  • Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. 
  • Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • Bộc lộ cảm xúc.
  • Gọi – đáp.

Sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu rút gọn

Câu đặc biệt

Được cấu tạo theo mô hình chủ – vị

Có thể khôi phục lại thành phần câu bị lược bỏ dựa vào ngữ cảnh

Không cấu tạo theo mô hình chủ – vị

Không khôi phục lại được thành phần câu

Bài tập ví dụ

Tìm trong ví dụ những câu đặc biệt, câu rút gọn. Nêu tác dụng của chúng.

a ] [1]Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. [2]Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.[3] Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.[4] Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. [5] Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

Đáp án: 

Các câu rút gọn gồm:

[2 ] Có khi được trưng bày trong tủ kính…

[3 ] Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo…

[5 ] Nghĩa là phải ra sức giải thích ….

Tác dụng là làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

Trong đoạn văn trên không có câu đặc biệt nào.

b ] Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cảnh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây. Lâu quá!

Đáp án: Những câu đặc biệt gồm:

Ba giây… Bốn giây… Năm giây: Để xác định thời gian.

Lâu quá! để bộc lộ cảm xúc.

Câu rút gọn: Không có.

c ] Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

Đáp án: Câu đặc biệt là “ Một hồi còi” nó có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ngôn ngữ là phương tiện trao đổi suy nghĩ, tình cảm giữa con người với con người, một thứ tiếng hay không chỉ thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của xã hội mà còn là sự giàu đẹp trong cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt. Và tiếng Việt chính là một trong những ngôn ngữ được đánh giá cao, không chỉ phong phú trong thanh điệu, ngữ âm, tiếng Việt còn đa dạng bởi những cấu trúc câu góp phần thể hiện suy tư, cảm xúc  của con người một cách tinh tế và vô cùng khéo léo. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt ấy có thể nhắc đến "câu đặc biệt". Vậy câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt ra sao?

 

1. Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ - vị ngữ như các câu thông thường mà được cấu tạo bởi các từ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ. Hay nói cách khác, câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. 

Ví dụ: "Đêm Giáng sinh."

Xuất hiện thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày, trong văn học, câu đặc biệt đã trở nên quen thuộc với mỗi người chúng ta dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều mục đích cụ thể.

 

2. Cấu tạo của câu đặc biệt

Câu đặc biệt thường được cấu tạo từ một từ hoặc cụm từ.

Ví dụ: Câu đặc biệt được cấu tạo từ một từ: "Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch."

Câu đặc biệt được cấu tạo từ cụm từ: "Chân đèo Mã Phục."

 

3. Tác dụng của câu đặc biệt

Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể một cách ngắn gọn. Chính vì vậy, câu đặc biệt cũng thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, lời ăn tiếng nói hàng ngày, và cả trong văn học. Tuy ngắn gọn, cô đọng và súc tích, câu đặc biệt lại như "người tí hon mang chiếc giày khổng lồ" bởi nó có nhiều chức năng và là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp câu văn trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. 

- Xác định chính xác thời gian

Câu đặc biệt có chức năng thông tin về thời gian, nơi diễn ra sự kiện, sự việc. Do đặc điểm không thể khôi phục được các thành phần câu sau khi lược bỏ nên những thông tin mà người nói, người viết truyền tải đến người nghe, người đọc qua câu đặc biệt đảm bảo thông tin chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. 

Ví dụ: "Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu."

Câu đặc biệt ở ví dụ này là "Mùa xuân!" bởi nó không được cấu tạo với đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ và được dùng để xác định thời gian. 

- Xác định nơi chốn

Cũng như xác định thời gian, câu đặc biệt còn có chức năng xác định nơi chốn.

Ví dụ: "Nắng đã lên rồi! Nắng chan hòa xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chợ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ."

Câu đặc biệt xác định nơi chốn trong đoạn văn trên là "Chợ Đồng Văn". 

- Liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động

Chức năng liệt kê của câu đặc biệt nhằm xác định sự hiện diện, tồn tại hay thông báo về các hành động liên tiếp của chủ thể.  Kiểu câu này thường được sử dụng trong văn miêu tả, kể chuyện.

Ví dụ: "Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người."

Như vậy, ví dụ trên có hai câu đặc biệt được đặt cạnh nhau, đó là "Tiếng khèn." và "Tiếng ngựa hí." nhằm liệt kê các âm thanh của một buổi chợ phiên vùng cao náo nhiệt.

Hay một câu đặc biệt khác nhằm liệt kê như: "Cả đoàn người xem hội nhốn nháo. Tiếng cười. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay."

- Gọi - đáp

Câu đặc biệt thường hay được sử dụng với chức năng gọi - đáp. Người nói hướng đến người nghe. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường có từ hô gọi như đại từ nhân xưng, tên riêng hay chức vụ,... hoặc các từ tình thái như: ạ, ơi, nhỉ, à, ới....

Ví dụ: Con ơi!

Đây chính là ví dụ điển hình của câu đặc biệt được sử dụng để gọi đáp. Trong một số trường hợp, trật từ từ hô gọi và tình thái có thể thay đổi. Ví dụ: Hỡi anh em/Anh em hỡi.

- Bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói

Một trong những chức năng quan trọng nhất của câu đặc biệt đó chính là bộc lộ cả, xúc. Khi cảm xúc trong người nói, người viết trào dâng, họ thường chọn câu đặc biệt để diễn tả cảm xúc của mình một cách chân thực, cô đọng và súc tích nhất.

Ví dụ: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu."

Ở ví dụ này, câu đặc biệt chính là "Than ôi!", nó thể hiện cảm xúc buồn bã, nhớ mong về một quá khứ huy hoàng. 

 

4. So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn

Khác với câu thông thường, câu đặc biệt và câu rút gọn đều không có cấu tạo đầy đủ về mặt hình thức. Chính vì thế hai loại câu này thường gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Tuy giống nhau về mặt cấu trúc, hai loại câu này vẫn mang những đặc điểm riêng biệt. 

Câu đặc biệt có những tác dụng gì?

Câu đặc biệt có tác dụng gì.
Xác định thời gian và địa điểm diễn ra hành động..
Bộc lộ cảm xúc của người nói..
Gọi đáp..
Liệt kê hoặc thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng..

Câu đặc biệt ổi có tác dụng gì?

1. Câu đặc biệt có tác dụng cụ thể như: – Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc. – Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Thế nào là câu đặc biệt cho ví dụ?

Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Ví dụ: “Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.” – Khánh Hoài.

Sử dụng câu đặc biệt nhằm mục đích gì?

Câu đặc biệt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học với các mục đích cụ thể: Xác định chính xác thời gian và địa điểm diễn ra của sự việc: Ví dụ: “Đêm Giáng Sinh. Cái lạnh như “cắt da cắt thịt” vẫn không đủ để xua tan đi sự cô đơn trong lòng”.

Chủ Đề