Sữa chua không đường ăn bao nhiêu là đủ?

Giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua rất có lợi, nhưng cũng có hại cho sức khỏe. Vậy những tác hại của sữa chua nếu không biết sử dụng hợp lý là gì?

Sữa chua cũng có nhiều tác hại nếu bạn không biết sử dụng hợp lý. Ảnh đồ họa: P.Công

Sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein [với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin], Glucid, Lipid, các muối khoáng [nhất là canxi] và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, sữa chua cũng có những tác hại mà nhiều người không biết tới, đặc biệt là nếu bạn dùng loại thực phẩm này quá nhiều và không hợp lý.

Khó tiêu: Nếu ăn quá nhiều sữa chua trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Gây béo phì: Mặc dù sữa chua có thể giúp trọng lượng cơ thể bạn ổn định nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ra béo phì vì trong sữa chua có chứa đường.

Dị ứng: Nếu bạn bị ứng với sữa hoặc sữa chua thì không nên dùng vì nó sẽ gây ra tình trạng khó thở, phát ban thậm chí là nôn mửa.

Bệnh nhân có bệnh nền cần chú ý: Bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Ngoài ra một số loại vi khuẩn trong sữa chua và những chất có tính axit có thể gây tổn hại cho răng.

Nên sử dụng sữa chua như thế nào?

Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 hộp sữa chua, thời điểm ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng hay vào buổi tối là hợp lý nhất.

Ăn sữa chua sau bữa ăn giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5 [điều kiện để vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại].

Còn khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Nếu không còn vi khuẩn có lợi thì tác dụng của sữa chua sẽ không bằng sữa uống thông thường.

Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ngay sau khi mua về, nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần kể từ ngày mua. Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng.

Để tránh tăng cân, chúng ta cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, tránh dư thừa năng lượng so với nhu cầu cơ thể cần. Sữa chua cũng là 1 phần nên có trong chế độ ăn lành mạnh, cần đa dạng thực phẩm tối đa nhất có thể.

 Do đó, một ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 3 hộp và mỗi lần chỉ nên ăn 1 hộp. Không nên ăn sữa chua khi đói vì sẽ gây cồn cào và làm giảm tác dụng của sữa chua đáng kể bởi vì các thành phần có lợi sẽ bị tiêu hủy bởi tính axit có trong dạ dày. 

Bạn có thể kết hợp sữa chua với một số loại trái cây tươi, nhưng lưu ý rằng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi pha chế. Bởi một số trường hợp như sữa chua ăn kèm với các loại trái cây khô hoặc các loại trái cây có vị ngọt hoặc siro sẽ tạo thành những món ăn có lượng đường cao khiến cho bạn tăng cân.

Ăn sữa chua đều đặn, thường xuyên chính là chiếc “chìa khóa vàng” để mang đến cho chị em sự khỏe mạnh, dẻo dai, một sức sống căng tràn bên trong cơ thể.

Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh thông thường. Tuy nhiên, việc ăn sữa chua với số lượng bao nhiêu là đủ không phải ai cũng biết.

Không ăn sữa chua lúc đói để tránh ảnh hưởng tới dạ dày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua cũng giống như các loại thực phẩm khác, khi ăn hay uống quá nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Vì vậy, đối với người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g [tương đương 1 – 2 hộp] sữa chua là hợp lí.

Với một số người có thói quen ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ rất có khả năng gây tăng cân. Bởi vì trong sữa chua có chứa một nhiệt lượng nhất định. Ăn cơm rồi lại ăn thêm sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể.

Chủ Đề