Sự khác nhau giữa các hình thức đăng ký tàu biển

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển nhận được sự quan tâm khá lớn từ các chủ sở hữu tàu biển. Bởi tàu biển là một loại tài sản đặc biệt mà pháp luật quy định phải đăng ký nhằm ghi và lưu trữ thông tin của tàu biển. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trình tự, thủ tục này? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển

>>>Xem thêm: Thủ tục công bố hợp quy đối với vật liệu xây dựng

Các loại tàu biển phải đăng ký

Căn cứ tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, thì các loại tàu biển phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

  • Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilowatt[KW] trở lên;
  • Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét [m] trở lên;
  • Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

Theo Điều 20 Bộ luật Hàng hài Việt Nam 2015, thì tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau:

  • Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
  • Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Tên gọi riêng của tàu biển;
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
  • Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
  • Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Các hình thức đăng ký tàu biển

Tại Điều 7 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 đã quy định các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam gồm:

  • Đăng ký tàu biển không thời hạn;
  • Đăng ký tàu biển có thời hạn;
  • Đăng ký thay đổi;
  • Đăng ký tàu biển tạm thời;
  • Đăng ký tàu biển đang đóng;
  • Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

Trình tự, thủ tục đăng ký

Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn

Thành phần hồ sơ

Theo Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới;
  • Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển;
  • Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;
  • Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp bản sao hộ chiếu.

>> Xem thêm: Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động in

Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn

Thành phần hồ sơ

Theo Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận dung tích tàu;
  • Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký [nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài] hoặc xóa đăng ký tàu biển;
  • Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
  • Biên bản bàn giao tàu;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
  • Chủ tàu là cá nhân thì phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Hồ sơ đăng ký

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin cấp số nhà

Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời

Thành phần hồ sơ

Điều 11 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, g, h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu;
  • Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g, h khoản 2 Điều 9 Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu;
  • Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 ; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g, h khoản 2 Điều 9 Nghị định này và bản số liệu dung tích của tàu;
  • Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

Thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng

Thành phần hồ sơ

Điều 13 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01
  • Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
  • Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm; trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu.

Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ

Thành phần hồ sơ

Điều 14 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

Gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Cơ quan giải quyết

Theo Điều 4 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, cơ quan đăng ký tàu biển gồm:

  • Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
  • Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

Phương thức nộp và kết quả đăng ký

Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển. Sau 02 ngày làm việc, cơ quan đăng ký tàu biển sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Kết quả đăng ký

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển. Để được biết thêm chi tiết và giải đáp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email  hoặc .

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Bộ Luật hàng hải 2015. Điều kiện đăng ký tàu biển theo quy định mới.

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Bộ Luật hàng hải 2015. Điều kiện đăng ký tàu biển theo quy định mới.

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật hàng hải 2015

2. Luật sư tư vấn:

Bộ Luật hàng hải 2015 [có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2017] quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.

Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây:

– Đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Đăng ký tàu biển có thời hạn;

– Đăng ký thay đổi;

– Đăng ký tàu biển tạm thời;

Xem thêm: Hợp đồng vận tải đa phương thức là gì? Nội dung và bản chất?

– Đăng ký tàu biển đang đóng;

– Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

Theo quy định của Bộ Luật hàng hải 2015 thì các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm: Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt [KW] trở lên; Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét [m] trở lên; Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài; Một số trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải 2015 có quy định về điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

– Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

– Tên gọi riêng của tàu biển;

Xem thêm: Thủ tục sang tên phương tiện giao thông đường thủy nội địa

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hàng hải qua tổng đài: 1900.6568

– Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

– Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

– Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

– Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện như: có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển; giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; tên gọi riêng của tàu biển; giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời; tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ; đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật còn phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Trung thu là gì? Các tên gọi khác của Tết Trung thu? Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu? Ý nghĩa ngày Tết Trung thu?

Lịch nghỉ hè được áp dụng đối với các giáo viên thuộc các cơ sở nào? Quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo? Quy định về thời điểm nghỉ hè? Giáo viên dạy học vào ngày nghỉ hè được tính lương như thế nào?

Hồ sơ là gì? Các loại hồ sơ? Khác biệt giữa hồ sơ và tài liệu? Ý nghĩa của hồ sơ? Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong công tác lập hồ sơ?

Khởi tố vụ án hình sự là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự?

Công đoàn cơ sở là gì? Quy định về việc công khai tài chính? Doanh nghiệp phải báo cáo tài chính công đoàn cho cấp trên như thế nào? Nội dung và hình thức công khai tài chính trong tổ chức công đoàn? Mẫu báo cáo công khai tài chính?  

Bảo hiểm xã hội một lần là gì? Những loại hình của Bảo hiểm xã hội? Nhận bảo hiểm xã hội một lần?

Kiểm soát thủ tục hành chính là gì? Tại sao phải kiểm soát thủ tục hành chính? Quy định về kiểm soát thủ tục hành chính?

Thế nào là phạt nguội? Quy trình phạt nguội các lỗi vi phạm giao thông? Cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo phạt nguội không? Các cách kiểm tra thông tin phạt nguội? Nộp phạt nguội ở đâu?

Giám định chữ viết là gì? Quy trình 9 bước để giám định chữ viết? Thủ tục giám định chữ viết trong tố tụng dân sự? Quy định về giám định chữ ký chữ viết? Giấy tờ và hồ sơ xin giám định chữ viết?

Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự? Xử lý hành vi đánh bạc trái phép? Cách xác định số tiền để truy cứu hình sự vì tội đánh bạc? Bị khai là có hành vi đánh bạc thì có bị kết tội đánh bạc? Đánh bạc online thắng 20 triệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mẫu đơn xin tại ngoại là gì? Mẫu đơn xin tại ngoại để làm gì? Mẫu đơn xin tại ngoại 2022? Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin tại ngoại? Thông tin pháp lý liên quan?

Mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi là gì? Mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về tố cáo hành vi cho vay nặng lãi?

Vay tiền không trả phải làm sao? Vay nợ tiền không trả phạm tội gì? Trách nhiệm hình sự khi vay tiền nhưng không trả.

Nợ ngân hàng không trả có sao không? Vay ngân hàng không trả thì có phải đi tù không? Vay tiền cố tình không trả có phải đi tù không?

Phiếu đề nghị là gì? Mẫu phiếu đề nghị? Hướng dẫn soạn thảo phiếu đề nghị? Một số quy định về mẫu đơn kiến nghị phản ánh?

Mẫu quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu là gì? Mẫu quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu? Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử? Quy định của pháp luật về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét?

Mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần là gì? Mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần? Một số quy định về giám định pháp y tâm thần? Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp, người yêu cầu giám định tư pháp?

Mẫu thông tin về đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội là gì? Mẫu số 01: Mẫu thông tin về đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội? Hướng dẫn lập mẫu  số 01: Mẫu thông tin về đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội? Một số quy định pháp luật liên quan?

Mẫu số 50-HC: Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là gì? Mẫu số 50-HC: Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm để làm gì? Mẫu số 50-HC: Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm? Hướng dẫn lập Mẫu số 50-HC: Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm? Một số quy định pháp luật liên quan?

Mẫu số 36-HC: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là gì? Mẫu số 36-HC: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm? Hướng dẫn lập Mẫu số 36-HC: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm? Một số quy định pháp luật liên quan?

Video liên quan

Chủ Đề