Sử dụng CMND giả bị phạt như thế nào

[PLO]- Hành vi làm giả CMND, sử dụng CMND sẽ bị xử lý về hành chính và có thể xem xét xử lý hình sự.

Tôi ở quê lên TP.HCM sống, do tôi bị mất chứng minh nhân dân [CMND] và chưa có điều kiện về quê làm lại nên tôi đã thuê người làm giả CMND theo đúng số CMND cũ để sử dụng. Xin hỏi việc tôi thuê người làm giả CMND có bị xử lý hình sự hay không?

Bạn đọc Nguyễn Văn Khải [khaivan…@gmail.com]

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Trong trường hợp này, anh Khải đã có hành vi làm giả và sử dụng CMND giả.

Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền 2-4 triệu đồng đối với những hành vi làm giả CMND, sử dụng CMND giả. Đồng thời, CMND giả sẽ bị tịch thu.

Về trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ mà hành vi làm giả CMND có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

Do đó anh Khải nên ngừng việc sử dụng CMND giả và sớm làm thủ tục xin cấp lại CMND.

TRÚC PHƯƠNG ghi

Sử dụng chứng minh nhân dân giả xử phạt như thế nào?

Chào luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Bố tôi đến phường để làm lại chứng minh nhân dân. Khi xuất trình chứng minh nhân dân thì họ truy không khớp và bảo bố tôi dùng trình chứng minh nhân dân giả. Hiện tại bố tôi đang khai báo trên cơ quan công an. Mấy năm trước bố tôi đem tiền cho bà H để chạy lương hưu và bà đã làm trình chứng minh nhân dân cho khớp tuổi về hưu. Trong trường hợp này thì bị xử phạt thế nào và nên làm gì? Tôi xin cảm ơn!

[ Ảnh minh họa:Internet]
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Xin chào anh! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Theo như thông tin bạn cung cấp, tùy theo mức độ vi phạm mà bố bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 3 điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a]Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;

b]Làm giả chứng minh nhân dân;

c]Sử dụng chứng minh nhân dân giả.”

Như vậy, nếu bố bạn làm giả chứng minh nhân dân để sử dụng, bố bạn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

Nếu xét thấy hành vi sử dụng chứng minh thư giả của bố bạn có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật, Tùy vào mức độ vi phạm, bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội nhiều lần;

c]  Gây hậu quả nghiêm trọng;

d] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng.”

Như vậy, đối với vấn đề của bố bạn, cơ quan công an sẽ điều tra vụ việc, căn cứ vào chứng cứ thu thập được và hậu quả của hành vi phạm tội mà bố bạn sẽ bị xử phạt theo mức độ tương ứng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Sử dụng chứng minh nhân dân giả xử phạt như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Thẻ căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Hành vi làm giả có thể là làm giả một phần hoặc làm giả toàn bộ giấy tờ, do người không có thẩm quyền cấp, cố ý tạo ra giấy tờ giả bằng những phương pháp để giống như giấy tờ thật. Hành vi làm giả chứng minh nhân dân [CMND], làm giả thẻ căn cước công dân [CCCD] là một hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. Vậy chế tài xử phạt đối với hành vi làm giả thẻ CCCD, CMND được pháp luật quy định như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết tư vấn dưới đây của Luật Minh Gia.

1. CMND, CCCD là gì?

Thẻ căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Căn cước công dân 2014

Như vậy, thẻ căn cước công dân là thẻ dùng để thể hiện những thông tin liên quan đến căn cước công dân. Là loại thẻ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của cá nhân là công dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ có tên gọi khác của chứng minh thư nhân dân.

2. Chế tài xử phạt khi làm CMND giả, thẻ CCCD theo quy định

Tùy từng tính chất, mức độ, người nào có hành vi làm giả CMND, CCCD sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

* Xử phạt hành chính:

Nghị định 144/2021/NĐ-CP năm 2021 quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả CMND, CCCD như sau:

- Phạt tiền [khoản 4 điều 10]

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

"a] Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b] Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c] Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d] Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ] Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật".

- Hình thức xử phạt bổ sung [khoản 5 điều 10]

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này

- Biện pháp khắc phục hậu quả [khoản 6 điều 10]

+ Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi làm giả thẻ Căn cước công dân, sử dụng thẻ Căn cước công dân giả sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi làm giả thẻ Căn cước công dân, sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 

...

126. Sửa đổi, bổ sung Điều 341 như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội 02 lần trở lên;

c] Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ] Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c] Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Video liên quan

Chủ Đề