Con ve sầu sống được bao lâu

 Vòng đời của loài ve 

Ve sữa và ve sầu là loài côn trùng không những giàu giá trị dinh dượng mà còn có giá trị dược liệu rất cao. Trong ve sầu và ve sữa có chứa một số lượng lớn chitin, trong những năm gần đây chitin được dùng như là loại thuốc chống lão hóa, chống ung thư và là thực phẩm tăng lực. 


Món ve sữa chiên giòn

Ấu trùng ve hay còn gọi là ve sữa thường sống từ 3 đến 4 năm ở dưới đất sau đó mới bò lên thân cây rồi lột sác thành ve sầu. Ấu trùng ve lột sác thành ve sầu diễn ra vào khoảng tháng 5 , tháng 6 hàng năm. Thời điểm lột ve bò lên mặt đất để lột sác thành ve sầu diễn ra từ 20:00 giờ đêm đến 6: 00 sáng hôm sau, thời gian ve sữa lột sác thành ve sầu từ 9:00 đến 10:00 giờ đêm.

Các con ve sữa khi bắt đầu lột sác sẽ bò lên thân cây gần đó và lột sác thành ve sầu, thời gian lột sác để thành ve sầu mất khoảng 2 giờ. Ve mới lột sác có mày xanh lá cây, cơ thể ánh lên màu đỏ. Các cánh bắt đầu mở ra, các tỉnh mạch và màu sắc bắt đầu trở nên đậm hơn và dần dần leo lên cây trước khi bình minh.


Ve sữa lột sác thành ve xanh

Sau khi lột sác thành ve sầu việc đầu tiên là hút nhựa cây để bổ sung chất dinh dưỡng, và sau đó là bắt đầu cá hát để thu hút con cái

Ve đực thường hót ở nhiệt độ từ 20 độ C, khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 26 độ C thì nhiều ve đực tới hót chung lập thành một dàn hợp sướng nghe rất độc đáo và vui tai

Ve sầu vừa lột sác

Nhóm này sống thành từng bầy và di chuyễn từ cây này đến cây  khác để kiếm bạn tình. Cuộc sống của ve sầu kéo dài khá ngắn ngụi so với ve sữa chỉ kéo dài khoảng từ 40 đến 60 ngày , thường thì tỉ lễ ve sầu không đồng đều, số lượng ve đực gấp 6 đến 7 lần số lượng ve cái . Nhưng dần về cuối mùa thì ve đực lại chết dần và ve cái vẫn còn sống , lũ này thì tỉ lễ ve cái gấp 6 đến 7 lần tỷ lể ve đực

Ve sầu 

Sau khi ve đực và ve cái giao phối, ve cái sẽ đẻ trứng trên các cành cây , đây là nguyên nhân làm cho một số nhánh cây bị chết héo. Trứng sẽ ở trong cây khoảng 1 năm, vào tháng 6 đến tháng 7 năm sau thì bắt đầu nở ra, sau khi nở ra thì sẽ rơi xuống đất cuộc sống dưới lòng đất kéo dài từ 3 đến 4 năm

Độ sâu của ve sữa ở trong lòng đất vào khoảng từ 20 đến 30 cm hoặc sâu hơn. Ấu trùng ve sữa hút nhựa cây trong lòng đất để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

 Video kỹ thuật nuôi ve


Còn được biết đến với tên gọi khác là kim thiền , ve sầu là một siêu họ côn trùng với nhiều chủng loại đa dạng. Vậy ve sầu sống được bao lâu và vòng đời của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Ve sầu sống được bao lâu

Ve sầu là gì? Tìm hiểu về ve sầu

Ve sầu là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Kết quả thống kê cho thấy, có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Đây là những loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là ruồi khô vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình và khô.

Theo các nhà khoa học ,tùy theo từng loài ve sầu mà chúng có vòng đời sinh sống khác nhau. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ hai đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, ví dụ như các loài ve sầu trong chi Magicicada có vòng đời 13 năm và đôi khi là 17 năm.

Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái “loa” làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho “bài hát” của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau – để mời gọi ve sầu cái cùng giống.

Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng bên mình, chỉ dùng để “nghe” ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát, cũng dùng hai cái loa ấy làm “tai” nghe ngóng động tĩnh xung quanh. Một số loài ve có khả năng tạo âm thanh đến 120 dB, tiếng kêu to nhất nhì trong loài côn trùng.

Ve sầu sống được bao lâu? Vòng đời của chúng như thế nào?

Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm. Những vòng đời dài như thế là sự thích ứng để chống lại các loài ăn thịt ve như ong bắp cày và bọ ngựa, bởi vì các loài ăn thịt có vòng đời ngắn này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve.

Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm đến 2,5 m. Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.

Xem thêm: Ảnh Màn Hình Desktop Đẹp Chất Lượng Full Hd, 4K, Tổng Hợp 50+ Hình Nền Win 10 Đẹp Nhất

Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Ấu trùng sẽ lột xác thành ve vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm và thời điểm ve bò lên mặt đất để lột xác thành ve sầu diễn ra từ 20:00 đến 06:00 sáng hôm sau. Các con ve sữa khi bắt đầu lột xác sẽ bò lên thân cây gần đó. Khi thành ve sầu các cánh của ve bắt đầu mở ra, các tỉnh mạch và màu sắc bắt đầu trở nên đậm hơn. Và việc đầu tiên của ve sầu sau khi lột xác là hút nhựa cây để bổ sung chất dinh dưỡng.

Kết thúc giai đoạn ấu trùng, nhộng chui lên mặt đất, sau đó lột xác trên cây, cơ thể chuyển dần từ màu trắng sang màu đen. Những con đực trưởng thành bắt đầu ca hát, thu hút con cái. Sau đó con cái đẻ trứng trên những cành cây non. Một chu kỳ sống mới của ve sầu lại bắt đầu.

Một số khám phá thú vị về ve sầu

. Ấu trùng của ve thường sống trong đất với độ sâu khoảng 30cm đến 2,5m và chiếm phần lớn cuộc đời của chúng. Còn thời gian sống của ve sầu trưởng thành rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài khoảng 40-60 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc, quá trình trường thành của ve sầu đều chôn vùi trong đất và làm bạn với giun, dế.

Ve sầu được mệnh danh là bậc thầy toán học trong giới côn trùng. Ve sầu Bắc Mỹ có chu kỳ giao phối 17 năm, không cùng thời điểm với bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất. Điều này giúp chúng không trở thành con mồi của kẻ thù do không có loài săn mồi nào có thể làm quen với chu kỳ đó để ăn thịt chúng.

Ve sầu cũng biết thay đổi màu sắc “quần áo” giống thằn lằn. Ve sầu bụng đỏ Huechys sanguinea “đón chào” ngày mới với một đôi cánh trắng muốt và thân mình đỏ rực. Khi ánh nắng Mặt Trời lên cao, thân mình đỏ rực của chúng chuyển thành màu đen đỏ và đôi cánh trắng muốt cũng biến thành màu đen tuyền chỉ trong ít phút.

Ve sầu là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho con người. Hàm lượng protein trong ve sầu cao gấp 3,5 lần so với trong thịt bò và gấp 6 lần so với trong cá chép.

Bài viết trên do bạn Thuỳ Linh [ học viên Liên thông Cao đẳng Dược] sưu tầm và tổng hợp. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ve sầu sống được bao lâu và vòng đời của ve sầu.

Ve sầu định kỳ có vòng đời 17 năm ở Mỹ. Ảnh: AFP.

Một loạt các loài động vật đang xâm lấn nước Mỹ trong thời gian qua như ong bắp cày, thằn lằn khổng lồ và bướm đêm. Chưa dừng lại ở đó, các chuyên gia cảnh báo nhiều khu vực sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự "trỗi dậy" của một loài côn trùng gây hại khác là ve sầu định kỳ Brood IX trong mùa hè năm nay.

Ve sầu định kỳ [Magicicada] là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất trong tự nhiên, được phân loại thành hai nhóm chính là ve sầu định kỳ 13 năm và 17 năm. Brood IX là một giống có vòng đời 17 năm, có nghĩa lần cuối cùng những con trưởng thành bay lượn trên bầu trời đã là vào năm 2003 - 2004.

Giai đoạn ấu trùng chiếm gần như toàn bộ vòng đời của Magicicada. Trong suốt 17 năm sống dưới lòng đất, chúng không hề ngủ đông mà trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng. Chúng lột xác tổng cộng 4 lần và sau mỗi lần, ấu trùng phát triển lớn hơn 0,5 inch [1,27 cm].

Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao loài ve sầu này lại dành nhiều thời gian sống dưới lòng đất như vậy. Một giả thuyết cho rằng đó là một chiến thuật để tránh những kẻ săn mồi.

Ấu trùng Magicicada bò lên cây lột xác thành ve sầu trưởng thành. Ảnh: Cicada Mania.

Thời điểm ấu trùng Magicicada bò lên mặt đất để lột xác lần cuối thành ve sầu trưởng thành phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bề mặt. Khoảng đầu tháng 5 ở khu vực phía nam nước Mỹ, và cuối tháng 5 đến tháng 6 ở khu vực phía bắc là thời điểm lý tưởng. Mặt đất khi đó có nhiệt độ khoảng 18°C.

Các chuyên gia dự đoán sẽ có tới 1,5 triệu ấu trùng ve sầu sẽ xuất hiện ở các bang Virginia, Tây Virginia và Bắc Carolina trong mùa hè năm nay, tính trên mỗi mẫu Anh [≈ 0,4 ha]. Magicicada không đe dọa con người nhưng gây thiệt hại đáng kể cho thực vật, đặc biệt là cây thân gỗ.

Trái ngược với giai đoạn ấu trùng rất dài, ve sầu định kỳ trưởng thành chỉ sống được trong khoảng 4 - 6 tuần. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sinh sản, chúng nhanh chóng biến mất và chỉ xuất hiện trở lại sau 17 năm nữa.

Đoàn Dương [Theo Internewscast]

Video liên quan

Chủ Đề