Sốt xuất huyết có nên đắp chăn không

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, sốt xuất huyết dễ diễn biến nặng, tiểu cầu suy giảm, gây xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng, rối loạn đông máu… có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

1. Xử trí đúng cách khi bị sốt xuất huyết

Theo ThS. BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách điều hành khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám và làm xét nghiệm chẩn đoán để được hướng dẫn theo dõi, điều trị phù hợp.

Trong trường hợp bệnh nhẹ có thể theo dõi, chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và lưu ý theo dõi tình trạng sốt. Khi có sốt cần mặc quần áo thoáng, không đắp chăn kín, dùng khăn lau nước ấm để hạ sốt [nhiệt độ nước chườm thấp hơn nhiệt độ cơ thể lúc đang sốt khoảng 1-2 độ].

Nếu sốt trên 38,5 độ C, dùng thuốc paracetamol để hạ sốt theo đúng liều lượng cân nặng [10-15mg/kg/4-6h]. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt. Uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch orezol pha theo chỉ dẫn.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần theo dõi tình trạng sốt và xử trí đúng cách.

2. Người bệnh sốt xuất huyết có nên uống nước dừa không?

ThS. BS Vũ Mạnh Cường cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, do đó bên cạnh việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

Trong chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa…; thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, thực phẩm giàu kẽm để tăng sức đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Ngoài ăn các thức ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa chua…; người bệnh cần lưu ý uống đủ nước. Tình trạng sốt cao làm tăng nguy cơ mất nước nên cần bù nước đầy đủ.

Người bệnh nên uống các loại nước lọc, nước canh, nước dừa tươi, nước ép trái cây. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp vững bền thành mạch, rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Nước dừa cũng chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.

Thức ăn lỏng giúp bổ sung dinh dưỡng và bù nước cho người bệnh.

Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...

Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, nhờ những giá trị dinh dưỡng tốt sẵn có, nước dừa được xem như một loại nước giải khát lành mạnh, có thể uống hằng ngày. 

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại nước uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất điện giải cho cơ thể nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố bệnh lý đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nên kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, một chút ít muối để tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Nước dừa giúp bù nước và cân bằng điện giải cho người bị sốt xuất huyết.

ThS. BS Vũ Mạnh Cường khuyên người bệnh sốt xuất huyết cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc điều trị của bác sĩ. Trong quá trình chăm sóc tại nhà nên theo dõi tình trạng sức khỏe, tái khám thường xuyên từ ngày thứ 3 của bệnh để theo dõi số lượng tiểu cầu. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể chuyển biến nặng như: li bì, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen… cần đến đến cơ sở y tế khám lại ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

SXHD có hai thể bệnh chính, trong đó số ca mắc thể nhẹ chiếm tỷ lệ khá cao. Người bệnh chỉ biểu hiện những triệu chứng ở mức độ nhẹ như sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi, nhức mắt… có thể điều trị ngoại trú. Trong khi bệnh nhân ở thể nặng hơn được khuyến cáo phải nhanh chóng nhập viện điều trị đề phòng biến chứng xảy ra. Song điểm chung là dù mắc sốt xuất huyết dạng nào, bạn cũng cần tới các cơ sở y tế tin cậy để khám và phân loại bệnh, tránh nhầm lẫn sang những căn bệnh khác có triệu chứng tương tự, đồng thời tìm được phác đồ điều trị đúng người, đúng bệnh.


Việc điều trị SXHD hiện nay chủ yếu điều trị triệu chứng, cụ thể là:

- Hạ nhiệt bằng cách:

Sử dụng thuốc hạ nhiệt: Các bác sĩ chỉ định bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên được phép dùng Paracetamol đơn chất với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Tổng liều lượng Paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, analgin, ibuprofen… vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Kết hợp các biện pháp hạ nhiệt khác: Dùng khăn ấm đắp vào trán, lau nách, bẹn phòng sốt cao, co giật. Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc đá lạnh để chườm.


- Bù nước cho cơ thể bằng cách: Khuyến khích người bệnh uống nhiều Oresol, nước trái cây [cam, quýt, chanh, dừa…], nước đun sôi để nguội. Trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt nên uống khoảng 0,5 – 1 lít nước/ngày, trẻ trên 5 tuổi uống khoảng 1,5 – 2,5 lít nước/ngày, riêng người lớn cần uống từ 2,5 – 3 lít nước/ngày. Cho bệnh nhân ăn một số đồ ăn nhẹ, dễ nuốt, dễ tiêu như súp, sữa, nước cháo loãng nêm chút muối… Quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát người bệnh nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục, lả người, buồn nôn, tiểu ít, xuất huyết… để đưa đi cấp cứu kịp thời vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là khi hết sốt [thường từ ngày thứ 3 – 6], bệnh có thể trở nặng và sốc dẫn tới tử vong chỉ sau 5 – 6 tiếng đồng hồ nếu không kịp cứu chữa.


Những điều cần tránh khi điều trị SXHD tại nhà:

- Không sử dụng quá liều lượng Paracetamol quy định để tránh gây tổn thương cho gan - Không dùng thuốc kháng sinh trừ trường hợp có biểu hiện hoặc nguy cơ nhiễm trùng và nếu dùng cũng phải xin tư vấn của bác sĩ - Không tự ý truyền dịch tại nhà nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng do thừa dịch như phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn... - Không cạo gió, xông hơi hoặc áp dụng những phương pháp dân gian, truyền miệng khi hiệu quả của chúng đối với SXHD chưa được chứng minh trong thực tiễn - Không tắm dù là bằng nước lạnh hay nước nóng mà chỉ nên lau người bằng khăn ấm

- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ngừng hút thuốc, uống rượu bia trong quá trình điều trị.


Người bệnh sốt xuất huyết thường có cảm giác chán ăn, đắng miệng… Do hệ miễn dịch và sức đề kháng lúc này đang kém nên chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh là điều cần được quan tâm đặc biệt. Vậy người bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để tăng cảm giác thèm ăn, dễ hấp thu và hồi phục nhanh chóng?

Theo bác sĩ BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: “Trong 5 năm trở lại đây, sốt xuất huyết là bệnh gặp nhiều ở cả người lớn và trẻ em, số ca tử vong cũng có. Tính từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có hơn 52.000 ca sốt xuất huyết với 29 trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, dịch chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và có xu hướng tăng ở trong tháng 6, tháng 7/2022.”

  • Sốt xuất huyết cũng giống như các bệnh do virus thông thường, nhưng biểu hiện của bệnh hơi đặc biệt một chút. Đầu tiên, người bệnh có thể đau đầu, đau hốc mắt, đau mình mẩy; tiếp đến là sốt [có chủng sốt cao, có chủng sốt nhẹ]; da đỏ kiểu xung huyết; đau bụng; có nốt phát ban, chảy máu cam, đi ngoài phân đen [do giảm tiểu cầu]; chán ăn, mệt mỏi [do tăng men gan]…
  • Sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy nếu bé nghi ngờ bị sốt xuất huyết, gia đình nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán có nên nhập viện không hay điều trị ngoại trú, nếu ở nhà thì cần làm những gì, theo dõi thế nào và khi nào cần tái khám.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, việc tuân thủ quy định của bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết cũng góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi.

Sự tấn công của virus sẽ khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, bên cạnh đó khi mắc bệnh nhiều trẻ thường chán ăn, cảm giác đắng miệng, mệt mỏi, nôn, đau nhức người vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cần được chú trọng để giúp cơ thể tăng đề kháng, giúp bệnh nhanh phục hồi tránh những biến chứng nguy hiểm. [1]

Trẻ bị sốt thường chán ăn, mệt mỏi nên mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cho người mắc sốt xuất huyết như: [2]

Đây là những thực phẩm dạng lỏng dễ dàng cho người bệnh khi ăn vì thấy dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó cháo hay súp còn giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể, giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng hơn.

Bạn có thể bổ sung cháo, súp vào thực đơn hàng ngày cho người bị sốt xuất huyết. Trong khi chế biến có thể kết hợp với bí ngô để bổ sung vitamin A hay một số loại thịt cá để bổ sung thêm đạm và protein cho người bệnh, giúp bệnh nhân bổ sung năng lượng và mau khỏi bệnh.

Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi rau xanh chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… Người bị sốt xuất huyết có thể bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày, một số loại rau được khuyến nghị nên sử dụng như:

  • Bông cải xanh: hay còn gọi là súp lơ xanh là một thực phẩm tốt và giàu vitamin K có ích trong việc giúp cơ thể tái tạo tiểu cầu. Với người bệnh sốt xuất huyết sẽ có tình trạng giảm tiểu cầu, vì vậy việc bổ sung thêm súp lơ xanh rất có ích trong hỗ trợ hồi phục bệnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa, bạn có thể chế biến bông cải xanh thành nhiều món ăn như làm súp, luộc hay hấp…
  • Rau bina: hay cải bó xôi là loại rau dễ ăn, chứa nhiều axit béo, omega 3 và sắt giúp hệ miễn dịch được tăng cường, bên cạnh đó việc bổ sung thêm cải bó xôi cũng giúp là tăng lượng tiểu cầu hiệu quả. Rau bina có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như làm súp hay kết hợp cùng các loại trái cây, rau củ khác làm sinh tố…

Trái cây, đặc biệt những loại trái cây có múi và giàu vitamin C rất tốt cho người bị sốt xuất huyết, không chỉ cải thiện hệ miễn dịch, việc ăn trái cây giúp người bệnh kích thích được vị giác, bổ sung thêm lượng nước có trong trái cây giúp nhanh chóng hồi phục. Một số loại trái cây tốt cho bệnh như:

  • Trái kiwi: Kiwi không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt, hương vị ngon mà còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, E, chứa emzym tốt có hệ tiêu hóa là actinidain và kali giúp cân bằng điện giải, hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó hàm lượng cao vitamin C cùng các hợp chất chống oxy hóa có trong trái kiwi được chứng minh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
  • Quả lựu: Lựu là loại trái cây giàu khoáng chất và giúp cung cấp năng lượng cần thiết với cơ thể. Người bị sốt xuất huyết có thể sử dụng nước ép lựu cho thực đơn của mình. Bên cạnh đó với nguồn sắt dồi dào rất có lợi cho máu, giúp duy trì lượng tiểu cầu ổn định và tốt cho bệnh.
  • Cam: Không chỉ dễ ăn, dễ chế biến và dễ kiếm trên thị trường, cam được các bác sĩ đánh giá là một loại trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết. Không chỉ cung cấp nhiều loại vitamin và dưỡng chất, việc bổ sung cam còn giúp người bệnh bổ sung thêm nước, giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó việc uống nước ép cam giúp có lợi nhiều cho tiêu hóa, tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy quá trình làm việc của các kháng thể để cơ thể có thể nhanh chóng hồi phục.
  • Đu đủ: Trái đu đủ là loại trái cây dễ ăn, dễ chế biến như làm sinh tố, hầm canh… không chỉ giúp tăng tiểu cầu, đu đủ còn giúp loại bỏ ký sinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nước chanh là một trong số thức uống chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protein, glucid, canxi, kali… Đặc biệt, lượng vitamin C trong nước chanh rất dồi dào, uống nước chanh có thể loại bỏ các độc tố từ virus gây sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể. Việc uống nước chanh có thể kích thích vị giác giúp người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Nước dừa là thức uống rất tốt cho người bệnh vì đây là nguồn nước tự nhiên chứa nhiều khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Đặc biệt nước dừa rất dễ uống và bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết không muốn uống oresol có thể bổ sung thay thế bằng nước dừa hoặc các loại nước trái cây khác, nếu bé có dấu hiệu bứt rứt, khó chịu, không ăn uống được, chảy máu… cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phomai và các sản phẩm từ sữa nên được đưa vào thực đơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm như thịt gà, cá cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt và cần thiết cho người bệnh.

Được biết đến là một siêu thực phẩm tự nhiên, tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó tỏi cũng giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.

Người bệnh sốt xuất huyết không nên quá kiêng khem, nên cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên ngoài những thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn thì người bị bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý kiêng một số thực phẩm không có lợi cho việc hồi phục. [3]

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho có thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật.

Những thực phẩm này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật.

Một số thực phẩm sẫm màu như huyết heo, bò, gà, đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ… vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm này thì khi ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không, điều này gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.

Hiện nay vaccine sốt xuất huyết vẫn đang được nghiên cứu và chưa lưu hành trên thị trường, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị vẫn dựa trên điều trị triệu chứng và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và chú trọng trong dinh dưỡng. [4]

Một số nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết trong việc nghỉ ngơi và ăn uống mà phụ huynh cần lưu ý bao gồm:

  • Bù nước: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, nguy cơ thoát huyết tương khiến máu khó đông và tăng mất nước; vì vậy nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc người bệnh là bù nước, người bệnh có thể bổ sung qua nước lọc, oresol, nước dừa… Lưu ý không được tự ý truyền nước khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thức ăn dạng lỏng và kết hợp đủ nhóm chất: Vì khi mắc bệnh người bệnh dễ mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém nên cần các loại thực phẩm được chế biến ở dạng nhuyễn, lỏng và dễ ăn như soup, cháo hoặc sữa… hạn chế các thực phẩm khô cứng khó tiêu hóa. Việc bổ sung các thực phẩm này giúp bệnh nhân dễ hấp thu, bổ sung đủ dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ở trường hợp bé còn bú sữa mẹ thì mẹ đừng ngần ngại cho bé bú, trong sữa mẹ có nhiều thành phần giúp trẻ có thể tăng sức đề kháng và giảm sốt. Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Tường Vy, hiện nay có một số phụ huynh thường mua các loại thuốc giảm đau hạ sốt về dùng trong đó có aspirin và ibuprofen, tuy nhiên 2 loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trầm trọng hơn, đặc biệt thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Khi chăm sóc người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng của người bệnh, đặc biệt là nhiệt độ. Với trường hợp người bệnh sốt cần mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi, không đắp chăn quá kín, có thể lau ấm để hạ sốt cho cơ thể. Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 độ dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt, liều lượng cần đúng với chỉ định của bác sĩ.

Mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa ăn cho trẻ để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Điều trị sốt xuất huyết tại khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh được cá thể hóa và phác đồ phù hợp với từng bệnh nhi. Trong trường hợp bố mẹ nghi ngờ trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết cần được đưa đến cơ sở có chuyên khoa Nhi để được thăm khám, bác sĩ sẽ là người quyết định xem bé có cần điều trị nội trú không hay có thể điều trị ngoại trú và chăm sóc tại nhà.

Bên cạnh đó, hiện nay đường lây truyền chủ yếu của bệnh là thông qua muỗi vì vậy trong gia đình có người bị sốt xuất huyết cần dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực nhà ở, tránh để ao tù, nước đọng làm điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Khi đi ngủ cần giăng mùng, mặc đồ dài tay, sử dụng xịt muỗi… để tránh bị muỗi đốt.

Hiện nay số trẻ sốt xuất huyết đang tăng cao. Phần lớn các bệnh viện đều có tình trạng quá tải khiến không ít gia đình ngần ngại trong việc đưa con đi khám, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Bên cạnh đó nhiều bố mẹ cũng lo ngại việc lây nhiễm chồng chéo trong bệnh viện nên không an tâm khi đưa con đi thăm khám.

Hiểu được tâm lý đó của phụ huynh, tại khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh xây dựng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, quy trình diệt khuẩn và chống nhiễm khuẩn chéo được kiểm soát nghiêm ngặt theo quy chuẩn quốc tế, khu bệnh nhi ngoại trú và nội trú được chia riêng biệt, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa bệnh nhi và nhân viên y tế. Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc và xét nghiệm hiện đại tự tin mang đến chất lượng khám hiệu quả, an toàn dành cho các bé.

Tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh, hệ thống phòng khám nhi của bệnh viện còn được bày trí ấn tượng với khu vui chơi cao cấp nên khi tới thăm khám các bé sẽ không có cảm giác lo sợ mà hoàn toàn vui vẻ, thoải mái. Khu vực chức năng, phòng nội trú được xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn cao cấp: Phòng VIP trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, phòng nghỉ có minibar, tivi màn hình LED, Internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24; 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường; nhà vệ sinh gắn thiết bị kết nối nhân viên y tế, đèn sưởi…

Để đặt lịch khám với các bác sĩ Hệ thống BVĐK Tâm Anh hàng đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng như để giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ xin vui lòng liên hệ:

Sốt xuất huyết vẫn đang là nỗi lo của nhiều gia đình khi ca mắc mới vẫn đang tăng dần, hy vọng qua bài viết trên, phụ huynh đã nắm được chế độ dinh dưỡng phù hợp với người sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi. Nếu bé có những triệu chứng bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và chăm sóc.

Video liên quan

Chủ Đề