Xiaomi và Redmi khác nhau như thế nào

Đại diện của hai công ty đã lên Twitter để tấn công thương hiệu đối thủ, với tổng giám đốc Poco Ấn Độ, Chandolu Manmohan gọi Realme là một thương hiệu "CopyCat" thực sự. Bài đăng này để đáp lại việc Giám đốc điều hành của Realme, Madhav Sheth nói rằng một thương hiệu sáng tạo thực sự sẽ "không hành xử theo cách của Xiaomi".

One of our fans sent this hilarious video about the #CopyCat brand. Fans sab jaante hain. 🤪

I would say this to our friends - "Copying can only take you this far!"#नकल छोड़ो! थोड़ी अपनी #अकल लगाओ! 🙈 pic.twitter.com/z8gVlrklDQ

— C Manmohan [@cmanmohan] January 20, 2020

Đây chỉ là trường hợp mới nhất của hai công ty đả kích lẫn nhau trên trực tuyến, vì trước đó Xiaomi đã không ngần ngại nói rằng Realme là một kẻ bắt chước. Trong khi đó, Realme đã chỉ trích Xiaomi là một người tuyệt vọng. Nhưng, sự thật là dù Xiaomi hay Realme có các thiết bị giá cả phải chăng thực sự thì thương hiệu của họ cũng khó đứng vững nếu thiếu sự đổi mới.


Cả hai thương hiệu đều có lịch sử sao chép từ đối thủ

Xiaomi được cho là người đi tiên phong trong xu hướng "sao chép" từ đối thủ khi nói đến điện thoại thông minh và thiết bị thông minh. Ngay cả giao diện người dùng tùy chỉnh riêng, MIUI cũng đã bị so sánh rất nhiều với iOS khi lần đầu tiên ra mắt. Chuyển sang phần cứng, máy tính bảng Mi Pad của Xiaomi chỉ cách một chiếc iPad bằng một logo và các tùy chọn màu sắc rực rỡ. Từ vị trí camera selfie đến bezel và kích thước màn hình [7,9 inch], rõ ràng nhiều người hiểu rằng Xiaomi lấy cảm hứng thiết kế từ đâu!

Sau đó, Xiaomi có Mi Box và Mi Watch thế hệ đầu tiên. Chúng rõ ràng lấy rất nhiều cảm hứng thiết kế từ Apple TV và Apple Watch, tương ứng. Chúng ta cũng có Xiaomi Mi 8, sản phẩm khi ra mắt đã nhận được không ít lời chỉ trích vì gần như giống hoàn toàn iPhone X của Apple. Chiếc máy này cũng có notch lớn trên màn hình, camera kép theo chiều dọc ở góc trên bên trái mặt lưng...

I'm just going to leave this here. pic.twitter.com/BCMTWnU1Vy

— Neil Cybart [@neilcybart] May 31, 2018

Chắc chắn, Xiaomi chắc chắn đã cung cấp một số sản phẩm công nghệ sáng tạo trong những năm gần đây, chẳng hạn như Mi Mix đầu tiên, Mi Mix Alpha và gia đình Mi Max.

Realme cũng không hề kém cạnh, vì dường như họ đã sao chép toàn bộ chiến lược sản phẩm, tiếp thị và giá cả của Xiaomi cũng như các thương hiệu khác trên thị trường. Có lẽ ví dụ nổi bật nhất về điều này là Realme chế giễu Xiaomi vì đã đưa quảng cáo lên MIUI vào đầu năm 2019, nhưng sau đó họ lại triển khai quảng cáo trên chính giao diện Android của mình vài tuần trước.


Realme học theo Xiaomi rất nhiều

Realme C2​

Chúng ta cũng đã thấy OPPO tung ra Realme Buds Air, tai nghe không dây thực sự của họ. Và về cơ bản nó rất giống AirPods của Apple. Xiaomi trước đó cũng có tai nghe giống như vậy, thậm chí họ còn có mẫu khác giống Bragi Dash đắt tiền. Realme cũng chuẩn bị ra mắt một vòng đeo tay thể dục giá rẻ, đi theo con đường do gia đình Mi Band của Xiaomi thiết lập. Ngoài ra, thương hiệu con của OPPO còn dự định sớm ra mắt Realme TV, nghe có vẻ rất giống mảng kinh doanh Mi TV của Xiaomi. Công bằng mà nói, gần đây chúng ta cũng đã thấy Motorola, Nokia và OnePlus theo sát Xiaomi vào mảng kinh doanh TV mà không chỉ riêng có Realme.

Quay trở lại với điện thoại thông minh, các thiết bị như Realme C2, Realme 5 và Realme 5 Pro đều nhắm đến cùng một khung giá như các dòng Redmi của Xiaomi [các dòng Redmi A, Redmi và Redmi Note Pro]. Họ thậm chí còn lấy "học hỏi" kỹ hơn thế, khi Xiaomi bán ra thị trường điện thoại Redmi A của mình với thông điệp quảng cáo "Desh Ka Smartphone", thì Realme không ngần ngại dành cho mẫu C2 của họ một lời ví von là "Desh Ka Real Choice".

Bạn thậm chí có thể nhận thấy rằng Realme được "phát âm" có phần giống như thương hiệu phụ Redmi nổi tiếng của Xiaomi. Ngay cả Realme X50 5G cũng có vẻ giống Redmi K30 5G với một vài thay đổi nhỏ về thiết kế và thông số kỹ thuật. Màn hình LCD 120Hz, máy ảnh selfie kép nằm trong lỗ đục, máy quet vân tay gắn bên, camera 64MP, bộ xử lý Snapdragon 765G... đều là những sự giống nhau của hai chiếc máy này. Realme đã thực hiện một vài thay đổi thông số kỹ thuật, như cung cấp pin nhỏ hơn và camera tele, nhưng chắc chắn giống những gì Xiaomi thực hiện trên sản phẩm của họ.

Nói cách khác, rõ ràng thương hiệu mới nổi đang chú ý đến các thiết bị Mi của Xiaomi và hệ sinh thái mở rộng để tạo chiến lược và thiết bị của riêng mình. Nhưng, các giám đốc điều hành của Xiaomi không nên chế giễu liên tục Realme, bởi vì họ cũng đã làm điều tương tự trong nhiều năm. Do đó, Xiaomi và Realme có thể tiếp tục "đả kích" nhau, nhưng không thương hiệu nào có thể đứng ở vị trí để nói thương hiệu khác là kẻ sao chép.

Tổng hợp các vấn đề về Xiaomi và Redmi bị ghét nhất mà người dùng hay phàn nàn.

Như chúng ta đã biết, Xiaomi là một thương hiệu lớn cho ra các thiết bị "ngon, bổ, rẻ", đó là một điều rất tuyệt vời và không có gì phải bàn cãi thêm. Nhưng cũng có các vấn đề về Xiaomi và Redmi bị ghét nhất mà người dùng phàn nàn. Những vấn đề đó có thể khiến người dùng Xiaomi không bao giờ sử dụng các điện thoại của hãng nữa. Nhưng những vấn đề đó là gì? Và tại sao những vấn đề đó lại quan trọng đến mức nó cần được khắc phục càng sớm càng tốt? Dưới đây là những vấn đề bị ghét nhất của Xiaomi.

Các vấn đề về Xiaomi và Redmi bị ghét nhất

Chúng ta thường hay nghe câu, "càng thành công thì cũng càng nhiều drama". Sau đây là những vấn đề mà người dùng chưa hài lòng về thương hiệu có trụ sở chính ở Trung Quốc này.

1. Điện thoại có vòng đời ngắn

Do Xiaomi phát hành quá nhiều điện thoại mới trong một năm dẫn đến tuổi thọ của các thiết bị là rất nhỏ. Các thiết bị Redmi/POCO chỉ có 1 năm hỗ trợ cập nhật phần mềm, trong khi điện thoại Xiaomi có từ 1 đến 3 năm hỗ trợ cập nhật.

Chẳng hạn: Cả hai dòng Galaxy S10 và Mi 9 Series đều đã được phát hành vào năm 2019, cả hai đều được cài sẵn Android 9.0 [Pie]. Xiaomi Mi 9 đã dừng lại tại MIUI 12.5 dựa trên Android 11 [R], trong khi Galaxy S10 vẫn được cập nhật lên OneUI 4 dựa trên Android 12 [S].

Tất cả các thiết bị đến từ Xiaomi đều đã bị dừng hỗ trợ cập nhật vào năm thứ 3. Mi A2 là một ví dụ điển hình cho điều đó. Mi A2 xuất xưởng với Android 8.1 và nó kết thúc với Android 10 [Q]. Ngay cả Android One cũng không có thời gian cập nhận lâu dài thì các máu chạy MIUI sẽ không thể hỗ trợ cập nhật dài hơn được.

Với chính sách cập nhật mới của Xiaomi, từ dòng Xiaomi Mi 11 đến các điện thoại mới hơn mà họ sẽ phát hành, là một chính sách cập nhật 3 năm tuổi. Các máy mới hơn sẽ được cập nhật lên đến 3 năm. Vẫn chưa biết liệu Redmi có được cập nhật hệ thống theo chính sách mới hay không, chỉ có thời gian mới giúp ta trả lời.

Tuy nhiên, vẫn có những thiết bị cũ được ưu ái hơn, có thể sẽ tiếp tục nhận được các bản cập nhật MIUI. Chẳng hạn như Xiaomi Redmi Note 8 đã có trong danh sách chắc chắn sẽ nhận được bản cập nhật MIUI 13 dựa trên Android 11. Dòng Redmi Note 10 sẽ nhận được bản cập nhật MIUI 13 dựa trên Android 13. Dòng Mi 10 có thể nhận được bản cập nhật MIUI 13 dựa trên Android 12. Poco F3, F3 GT sẽ chạy MIUI 13 dựa trên Android 12.

Trải qua thời gian, Xiaomi đã biết lắng nghe người dùng hơn và cũng sẽ có nhiều thiết bị hơn được hỗ các bản cập nhật lâu dài hơn.

2. Các bản cập nhật bị lỗi, chậm trễ phát hành bản vá

Nhiều người dùng đã báo cáo rằng các bản cập nhật được phát hành muộn và các bản cập nhật này hay bị lỗi. Hầu hết các vấn đề là về "điện thoại bị hardbricked sau khi cập nhật, quá nóng, đóng băng giao diện người dùng,..."

Có thông tin cho rằng bản cập nhật Android 10 và Android 11 trên Mi A3 đã được phát hành quá chậm trễ so với dự kiến ​​và các bản cập nhật này đã khiến hàng chục máy bị brick.

Người dùng chạy các bản cập nhật thử nghiệm trên Mi 11, Mi 11 Pro và Mi 11 LE hay Xiaomi 11 Lite 5G NE đã báo cáo rằng gói OTA của MIUI 13 đã xuất hiện và bị brick trên các thiết bị dẫn đến Xiaomi đã phải lùi lại việc gửi các bản cập nhật OTA lại.

Đó cũng là những vấn đề có thể khiến người dùng Xiaomi chuyển sang lựa chọn một thương hiệu khác.

3. Chất lượng camera trước chưa thật sự tốt

Khoảng mấy năm gần đây, Xiaomi đã cố gắng cải thiện chất lượng camera sau tốt lên rất nhiều, điển hình là các máy flagship. Nhưng khi nói đến camera trước thì lại chưa quá tốt khi so sánh với các thương hiệu đồng hương như OPPO, Vivo. Hầu hết các điện thoại Xiaomi cao cấp có camera trước chỉ có thể ghi hình ở độ phân giải 1080p và thậm chí không chỉ 30fps, cũng như chất lượng ảnh chụp chưa được tốt. Đó là điều dễ hiểu, vì Xiaomi đang chọn hiệu năng hơn chất lượng để mang đến cho người dùng trải nghiệm đồng đều.

Tồi tệ hơn khi nói đến dòng Redmi, hầu hết các điện thoại Redmi chỉ có thể quay ở 720P. Xiaomi 12 Pro điện thoại cao cấp mới nhất được phát hành chỉ có thể quay 1080p@60fps trong khi Galaxy S10 hàng đầu năm 2019 có thể quay 2160p@30fps. Về camera sau, Xiaomi đã cải thiện chất lượng rất nhiều mấy năm qua, nhưng vẫn chưa có bất kỳ tiến bộ nào về chất lượng máy ảnh phía trước.

4. Chỉ đổi tên khi ra mắt với nhiều thị trường khác

Kể từ một vài năm gần đây, Xiaomi đã bắt đầu phát hành cùng một thiết bị nhưng với những cái tên khác nhau trên cho các thị trường khác. Các ví dụ trường hợp đầu tiên của việc làm này là Mi A1/Mi A2/Mi A2 Lite đã đổi sang Mi 5X/Mi 6X/Redmi 6 Pro. Chúng ta có thể thấy Xiaomi phát hành một chiếc điện thoại và sau đó phát hành lại nó với hàng chục cái tên khác. Dòng Mi A là vẫn còn bình thường, vì dòng Mi A là bản sao Android One của những thiết bị được được chạy MIUI. Và gần đây, Xiaomi đã làm đổi tên các thiết Redmi và Poco với nhau.

Hãy lấy ví dụ về Poco F3, máy có phần cứng rất ngon, nhưng chiếc điện thoại này cũng đã được bán với tên gọi Mi 11X và Xiaomi Redmi K40. Ba thiết bị đó đều có phần cứng giống nhau bên trong, nhưng phần mềm được thay đổi một chút. Không biết tại sao Xiaomi lại làm điều này, nhưng chiêu thức tiếp thị này thực sự khiến người dùng phải cân nhắc lại việc mua một thiết bị Xiaomi ngay từ đầu.

Và gần đây nhất là trường hợp của Xiaomi Redmi Note 11, một cái tên nhưng máy ở thì trường quốc tế và nội địa lại có cấu hình bên trong khác nhau hoàn toàn. Việc làm này cũng gây rối loạn cho người dùng trong việc chọn máy.

5. ROM MIUI Global kém mượt ROM MIUI nội địa

Có quá nhiều điều để giải thích về điều này, nhưng nói ngắn gọn, hãy tưởng tượng phần mềm Global như một bản nhái chất lượng và phần mềm Trung Quốc là chính bản chính thực tế. MIUI Global có rất nhiều lỗi, rất nhiều lỗi rất dễ phát hiện và có thể gây khó chịu. Và MIUI Trung Quốc là thì không gặp những, và điển hình khi sử dụng cả hải giao diện MIUI ta có thể dẽ thấy MIUI Global có vẻ không mượt mà bằng cũng như hệ thông theme cũng ít hơn bản ROM nội địa.

Ngoài ra, ta còn tìm thấy ROM MIUI EU, thực tế là bản ROM tùy chỉnh giúp từ ROM MIUI Trung Quốc sang ngôn ngữ địa của các nước Châu Âu. Tuy nhiên, ROM MIUI EU cũng có những sai sót, thậm chí còn tệ hơn cả MIUI Global.

6. Phần mềm camera hoạt động kém

Ứng dụng MIUI Camera cũng có những sai sót, điều này được dựa trên nếu thiết bị của bạn là thiết bị Xiaomi hoặc Redmi. Nếu bạn có Redmi K40, nhiều khả năng bạn sẽ thấy ít tính năng hơn so với Mi 11X. Đó là lúc Google Camera phát huy tác dụng. Google Camera chặn các tính năng thực sự của camera và đã được mã hóa tốt cho thiết bị của bạn. Với Google Camera bạn có thể điều chỉnh mọi cài đặt trong máy ảnh của mình và chụp những bức ảnh đẹp nhất, sắc nét nhất, chất lượng nhất.

Bạn có thể sử dụng Google Camera mà bạn mong muốn bằng cách xem hướng dẫn cài Google Camera [Gcam mod] cho điện thoại Android

7. Mỗi thiết bị có các tính năng khác nhau

Dòng Redmi/Poco và Xiaomi, chúng đều có hình dáng bên ngoài khác nhau. Nhưng không phải ở bên trong. Phần mềm MIUI trong các thiết bị Poco F3, Mi 11X và Redmi K40 là khác nhau. Hầu hết có sự khác biệt về hiệu ứng animation, sự khác biệt về cài đặt, sự khác biệt về cách bố trí ngăn ứng dụng và sự khác biệt về cả hiệu suất.

Hầu hết những người dùng có các biến thể khác nhau của các thiết bị đó đã báo cáo sự khác biệt về tốc độ animation và độ mượt, sự khác biệt về thời lượng sử dụng pin, sự khác biệt về hiệu suất và hệ thống cài đặt chung. Dễ dàng nhận thấy, Xiaomi làm điều này là để bán được nhiều máy dòng cao cấp hơn là các máy dòng Poco hoặc Redmi để khiến mọi người có mức sử dụng cao cấp.

Phần kết luận

Nhìn tổng thể thì Xiaomi là một công ty tuyệt vời với những thiết bị tuyệt vời, nhưng họ có quá nhiều lỗi, quá nhiều lỗi mà người dùng không thể phát hiện ra, hoặc các lỗi không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm. Vấn đề lớn nhất là các thiết bị Redmi của họ, vi muốn bán nhiều hơn các thiết bị của dòng Xiaomi nên hãng đã để Redmi có hiệu năng không tăng mà để tăng giá lên cao hơn. Giao diện người dùng bị lỗi, cập nhật bị lỗi, hạn chế tính năng, chất lượng phần mềm dựa trên từng khu vực, phát hành cùng một thiết bị với hàng chục tên mới và vòng đời của thiết bị ngắn.

Dù nói như thế nào đi chăng nữa, thì các thiết bị của Xiaomi vẫn là sự lựa chọn rất tốt khi người dùng muốn sử dụng một chiếc máy lâu dài mà không bị giật lag trong một mức giá phải chăng. Điểm yếu tồn tại là phần mềm không được cập nhật lâu dài, điều đó với người dùng bình thường cũng không có gì đáng ngại vì nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm và sử dụng hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề