Sôt bao nhiêu đô dum thuô c nhet hâu môn năm 2024

Dạng viên đạn (viên hạ sốt đút hậu môn): Loại này thường được sử dụng trong trường hợp trẻ sốt kèm theo nôn nhiều không uống được, sốt cao co giật hay khi trẻ ngủ bố mẹ không muốn đánh thức. Dạng này được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 300mg.

– Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg

– Loại 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg

– Loại viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg.

Lưu ý dạng tọa dược qua đường hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống ( gói bột hoặc sirô ) khoảng 15 – 20 phút. Nếu nhà có trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi nên dự trữ loại thuốc này trong tủ lạnh, đề phòng trẻ sốt cao co giật.

Lưu ý ngoài việc dùng thuốc bố mẹ nên lau người cho bé bằng nước ấm, mặc đồ thoáng mát, cho trẻ bú hay uống nước nhiều hơn. Trường hợp trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt hay xuất hiện các triệu chứng nặng như nôn ói nhiều, trẻ li bì khó đánh thức hay vật vã kích thích… nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Bé nhà em được 6 tháng tuổi, rất hay bị sốt và nhiệt độ thường lên rất nhanh. Nên sử dụng thuốc uống hay nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn?

Kim Thanh (Hải Dương)

Khi bị sốt, nếu trẻ uống được thì bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt dạng gói bột. Ưu điểm của dạng thuốc này là hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 – 30 phút.

Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng của trẻ, bạn sẽ tính được chính xác liều lượng cần dùng cho trẻ. Ví dụ, trẻ cân nặng 10kg, bạn cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg. Ngoài ra, thuốc hạ sốt dạng này thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như: Cam, chanh, dâu, tắc… nhất là có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay.

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn dạng viên đạn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống (gói bột thơm hoặc si rô) khoảng 15 – 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Thuốc hạ sốt dạng này được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg và dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg.

Trong trường hợp trẻ sốt li bì, trẻ nôn ói nhiều, trẻ không thể uống được, nhất là những trẻ đang ngủ say mà bạn không muốn đánh thức trẻ thì bạn hãy cho trẻ dùng viên đạn nhét hậu môn để hạ sốt.

Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng theo qui định ở trên và việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng hậu môn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Theo Theo Giadinh.net

MỚI - NÓNG

Sôt bao nhiêu đô dum thuô c nhet hâu môn năm 2024

THẾ GIỚI 24H: Niger chấm dứt thỏa thuận quân sự với Mỹ

TPO - Chính quyền quân sự cầm quyền tại Niger ngày 16/3 thông báo đã chấm dứt thỏa thuận quân sự cho phép quân nhân và nhân viên dân sự Bộ Quốc phòng Mỹ hiện diện ở quốc gia châu Phi này.

Sôt bao nhiêu đô dum thuô c nhet hâu môn năm 2024

Chậm sang tên nhà đất năm 2024 sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

TPO - Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, sau khi công chứng hợp đồng mua bán thì người dân cần thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ trong thời hạn không quá 30 ngày và nếu chậm thực hiện việc này sẽ bị phạt tiền.

Sôt bao nhiêu đô dum thuô c nhet hâu môn năm 2024

Khám phát bất ngờ về vỏ quả việt quất

TPO - Màu xanh lam là một màu hiếm trong tự nhiên và rất ít hợp chất hữu cơ tự nhiên tạo nên màu sắc này cho các sinh vật sống. Vậy chính xác thì tại sao quả việt quất lại có màu xanh? Các nhà khoa học gần đây đã tìm ra câu hỏi hóc búa này - và ngạc nhiên màu xanh đó không phải từ vỏ trái cây.

Con trai tôi 23 tháng tuổi, cháu bị sốt, nhưng tôi không cho cháu uống thuốc hạ nhiệt được. Cứ cho cháu uống bất cứ thuốc gì là cháu lại nôn ra, bởi vậy tôi đã dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ nhưng rất lúng túng, không biết cách sử dụng. Đề nghị quý báo tư vấn giúp tôi cách dùng thuốc đặt cho cháu như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn.

C.T.L (Thái Nguyên)

Sôt bao nhiêu đô dum thuô c nhet hâu môn năm 2024

Trả lời cách dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ:

Nếu cháu không uống được thuốc, bạn có thể dùng một loại thuốc bào chế đặc biệt đặt vào hậu môn cho bé.

Viên thuốc đặt còn gọi thuốc đạn vì có hình giống viên đạn để dễ nhét vào hậu môn. Thuốc được bào chế chứa dược chất paracetamol có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, hiện có bán trên thị trường với nhiều tên thương mại (biệt dược), mà đặt vào hậu môn cho bé.

Ngoài dược chất chủ yếu là paracetamol, viên thuốc còn chứa chất nền (phụ gia) ở thể rắn trong điều kiện nhiệt độ thường. Khi nhét viên thuốc vào hậu môn nhiệt độ 37oC trở lên, nó sẽ hóa lỏng dần để giải phóng hoạt chất paracetamol ngấm vào máu qua hệ thống mao mạch dưới niêm mạc ở hậu môn để phát huy tác dụng.

Đối với trẻ nhỏ không uống được thuốc do nôn trớ thì thuốc đặt hậu môn cho trẻ phát huy tác dụng tối ưu.

Thuốc đạn paracetamol có nhiều hàm lượng khác nhau: 60 – 80 – 250 và 500mg tùy theo độ tuổi mà dùng loại thuốc có hàm lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ.

Bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi, nếu cháu không uống được thuốc do nôn, thầy thuốc sẽ cho dùng thuốc đạn paracetamol đặt vào hậu môn, với liều lượng thích hợp. Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn cho trẻ cần chú ý đặt đầu nhọn viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây.

Nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản không tốt, thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó. Khi đặt thuốc cần để cháu nằm nghiêng co hai chân, rồi dùng tay sạch nhét viên thuốc vào sâu trong hậu môn và để cháu nằm yên một thời gian.

Cần chú ý, nên đặt thuốc sau khi cháu đã đi đại tiện. Nếu còn sốt, sau 6 giờ có thể đặt viên khác, nhưng không được quá 4 viên/ ngày. Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều có hại cho gan.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.