Sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ

HỎI:

Vợ chồng tôi đến Mỹ theo diện HO, làm lụng vất vả để xây dựng lại cuộc sống bị đổ vỡ vì thời cuộc, trong đó, căn bản nhất là nuôi dưỡng 3 đứa con trong tuổi niên thiếu. Như nhiều bậc cha mẹ khác với hoàn cảnh tương tự, chúng tôi chỉ biết cắm đầu vào công việc, bất cứ công việc gì, để kiếm tiền và chắt chiu lo cho gia đình.

Nay các con tôi đều đã trưởng thành, có nghề nghiệp tốt. Một đứa ở xa, thỉnh thoảng điện thoại thăm hỏi và gởi chút tiền cho cha mẹ. Hai đứa ở gần thì đứa con trai đã sống riêng từ khi có job, nay mai sẽ cưới vợ. Cô con gái hiện sống chung với vợ chồng tôi trong ngôi nhà cháu bỏ tiền ra mua cách nay vài năm và cả 3 người cùng dọn vào, chúng tôi có trả cháu tiền mướn phòng, coi như phụ với cháu đôi chút để trả nợ ngân hàng.

Cuộc sống bình thản trôi đi, đôi khi cũng xảy ra đụng chạm giữa hai mẹ con trong sinh hoạt hàng ngày nhưng không có gì trầm trọng. Lúc này kinh tế khó khăn, nhà tôi còn việc nhưng đồng lương ít ỏi, phần tôi đã nghỉ hưu non vì cứ bị laid off hoài rồi không kiếm được việc gì nữa nên vợ chồng cũng hết sức gói ghém, có gì ăn nấy và chi tiêu dè xẻn để không bị thiếu hụt, làm phiền tới con cái.

Hai năm trở lại đây, con gái tôi có bạn trai và nay đang bàn tính chuyện đám cưới. Vợ chồng tôi đều tán thành nhân duyên của con, không có gì bất bình hay phản đối nhưng thật bất ngờ cho tôi là cháu bỗng tuyên bố muốn sống riêng sau khi kết hôn.

Vì quá xúc động, tôi chưa tiện hỏi thẳng để biết rõ có phải cháu nói như vạây là gián tiếp không muốn cha mẹ ở chung nữa hay không nhưng tôi chắc cháu đã thực sự có ý đó.

Thưa bà, chúng tôi thuộc thế hệ cha mẹ sống chết với con cái, từng làm hết bổn phận mình khi các con còn nhỏ dại và cũng mong được con cái bảo bọc phần nào khi chúng khôn lớn. Nay bất ngờ đứng trước tình thế này, tôi rất buồn, đâm ra bị chứng nhức đầu và đôi khi khó thở. Hằng đêm chỉ ngủ được chừng 2,3 tiếng đồng hồ rồi thức dậy, không cách nào ngủ lại mà cũng không biết làm gì để bứt ra khỏi sự buồn phiền ray rứt khiến sức khỏe bị sa sút nhiều. Mong bà góp ý cho tôi và xin cám ơn bà.

Bà mẹ đau khổ.

TRẢ LỜI:

Mặc dầu người Việt tỵ nạn thế hệ thứ nhất hiện định cư ở khắp nơi trên thế giới đang phải đối diện với những thay đổi rộng lớn và sâu sắc về mặt văn hóa, trong thâm tâm, nhiều người vẫn cảm thấy gắn bó đậm đà với quá khứ ở quê nhà. Bên cạnh đó, thế hệ một rưỡi rời xa xứ sở ở cái tuổi đã ít nhiều thấm nhuần các giá trị tinh thần và đạo nghĩa của ông/bà, cha/mẹ, có những lựa chọn trung dung khi trưởng thành ở Mỹ. Riêng thế hệ thứ hai trở xuống, mọi nhận thức của họ bắt nguồn từ kinh nghiệm sống cụ thể thu thập được từ những gì họ nhìn thấy trước mắt qua phong thái bày tỏ, ứng xử hoặc đối phó với hoàn cảnh của người lớn. Đây thường là điểm mấu chốt gây ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Quà tặng và cách cho được đánh giá khác nhau bởi cả hai phía, có khi đưa tới những mâu thuẫn trầm trọng khiến người lớn thì tủi thân, cảm thấy bị phụ rẫy và người trẻ thì cho là không may có cha mẹ “kỳ cục” quá!

Không phải bỗng nhiên mà tục ngữ nước ta có câu: “Sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ,”nhất là niên kỷ câu này ít nhất cũng vào cái thời cực thịnh của nền văn hóa “Trẻ cậy cha, già cậy con”mà bà ấp ủ trong lòng.

Cũng cùng một ý nghĩ, một đề nghị, nếu bà tinh tế và nhìn thấy trước mà chủ động đặt vấn đề với con gái, nó sẽ mang tính cách hợp lý khiến bà dễ chấp nhận hơn, không đau đầu hay mất ngủ. Tôi nói như vậy, hy vọng bà nhận thức được là bản chất câu chuyện chỉ có một, rất giản dị nhưng chỉ vì nhìn nó ở hai mặt nên nó trở nên phức tạp và khiến bà bối rối.

Nếu bà có thể dứt khoát được với quan niệm cần con cái bảo bọc, đồng thời tự bà cũng cảm thấy cần được làm chủ hoàn toàn cuộc sống của mình trong tuổi già, việc dọn ra riêng là điều nên làm, không có gì ai oán cả.

Ông bà có thể thuê một căn chung cư gần nơi con trai hay con gái, tùy sự thuận tiện. Theo một câu ngạn ngữ của người Nhật, lý tưởng nhất là với khoảng cách đủ để bát canh bưng từ nhà này qua nhà kia vẫn còn nóng. Nghĩa là không quá gần để dễ đụng chạm, cũng không quá xa để tương trợ nhau khi hữu sự. Nhiều khi không hẳn vấn đề ở chung sẽ đi đến chỗ tồi tệ nhưng chính sự lo xa này khiến người ta ngại ngùng, bực dọc và muốn tránh trước.

Lẽ ra nếu tính sớm chuyện này mà nộp đơn xin hưởng trợ cấp gia cư, nay bà đã có một nơi cư ngụ tươm tất. Tuy nhiên, muộn một chút không phải đã bỏ lỡ cơ hội, bà có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Khi bà đã tỏ ra tự lập được, con cái sẽ nhìn bà ở một tư thế khác, mạnh mẽ hơn và cảm giác bà không muốn làm gánh nặng cho họ sẽ làm họ gần gũi và thương yêu bà.

Sau hết, điều lợi cuối cùng khi bà không sống chung nhà với con cái đã lập gia đình là tránh cho mình phải chứng kiến những điều không muốn thấy, để khỏi gánh chịu trách nhiệm can dự vào hạnh phúc của chúng, thường là rất khó xử.

Chúc bà có đủ sự bình tâm để hiểu được nguồn gốc mọi việc xảy đến với mình trong cuộc đời. Một khi hiểu được, bà sẽ thấy thanh thản để chấp nhận và dung thứ.

December 3, 2012 at 5:55 pm

  • Sống thì sống đủ một trăm
    Chết thì chết đúng hai nhăm tháng mười

  • Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc

    • Sống thì lâu chết giỗ đầu nay mai

  • Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn

  • Yêu nhau sinh tử cũng liều
    Thương nhau lội suối qua đèo có nhau

  • Kéo dài chi kiếp sống thừa
    Cho gai mắt thấy, cho chua lòng sầu

  • Chín đụn mười trâu, chết cũng hai tay cắp đít

    • Của giàu tám vạn nghìn tư, chết hai tay cắp lỗ đít

  • Sống một đồng không biết
    Chết một đồng không đủ

    • Sống một đồng không hết
      Chết mười đồng không đủ

  • Khi vui thì muốn sống dai
    Khi buồn thì muốn thác mai cho rồi

  • Sống được miếng dồi chó
    Chết được bó vàng tâm

Sống mỗi người một nết
Chết mỗi người một tật

Ghi chú: Lúc sống thì mỗi người một tính một nết, lúc già thì mỗi người chết vì một bệnh tật khác nhau. Câu này ngụ ý nói người ta tâm tính không ai giống ai. Nguồn [Tục Ngữ Lược Giải, Văn Hoè]

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ nghĩa là gì.

Người ta không ai giống ai.
  • chân không đến đất, cật chẳng đến giời là gì?
  • thua keo trước, được keo sau là gì?
  • miệng bà đồng như lồng chim khướu là gì?
  • lang thang như thành hoàng làng khó là gì?
  • đau thương thân, lành thời tiếc của là gì?
  • chướng tai gai mắt là gì?
  • phong lưu mỗi người một cách, lịch sự mỗi người một kiểu là gì?
  • thiên lôi chỉ đâu đánh đấy là gì?
  • rừng vàng biển bạc là gì?
  • yêu hoa nên phải vin cành là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ có nghĩa là: Người ta không ai giống ai.

Đây là cách dùng câu sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ. Thực chất, "sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người một mồ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề