Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài bao nhiêu km?

Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn [Trung Quốc], ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình đổ ra Biển Đông. Sông Hồng dài 1.150 km thì có đến 800 km chảy trên cao nguyên và núi dốc nên vào mùa mưa dòng sông khá hung dữ, nhưng khi chảy xuống vùng đồng bằng, độ cao chỉ còn khoảng 3 mét so với mực nước biển, dòng sông có phần hiền hoà hơn. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội. Sông Hồng không chỉ là biểu tượng cho nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn ẩn chứa trong đó những giá trị văn hoá của người Việt. Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trí Dõi, nhà nghiên cứu văn hoá thuộc trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Sông Hồng đầu tiên có tên là sông Cái, sau đó còn gọi là sông Lô hay còn gọi là Lô Giang, chảy qua địa phận huyện Khoái Châu người ta gọi “ Xích Đằng” hay chảy xuôi xuống nữa thì người ta gọi là sông Đại Hoàng hay Hoàng Giang... Rồi về sau người Pháp đến đây, nhìn thấy dòng sông đỏ nặng phù sa thì gọi đó là sông Đỏ, sau đó gọi là sông Hồng như ngày nay. Như vậy, khi mà nhìn vào tên gọi của con sông người ta đã thấy ở đó hội tụ nhiều nét văn hoá khác nhau, tạo lên tên gọi của dòng sông ”.

 

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước, đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt. Cách đây hơn 1000 năm, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Ninh Bình ra thành Đại La xây dựng kinh thành Thăng Long [Rồng bay] đã sớm nhận thấy địa thế “tựa núi, nhìn sông”  của vùng đất này. Với vị thế trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên con sông lớn khiến cho giao thông của Thăng Long -  Hà Nội với các địa phương khác trở nên dễ dàng, thuận tiện. Dòng sông Hồng không chỉ lắng đọng phù sa, tạo thành miền đất trù phú “đất lành chim đậu”, mà còn khiến nơi đây trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi “ Lắng hồn núi sông”, thu hút nhân tài, anh kiệt, những tinh hoá văn hoá làng nghề  từ khắp nơi, tạo nên những phố nghề, làng nghề nổi tiếng ở đất kinh kỳ kẻ chợ. Cảnh sắc tươi đẹp bên bờ sông Hồng với con người Hà Nội thanh lịch là đề tài cho thơ ca, nhạc, hoạ... từ bao đời, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.



Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội

Hà Nội bây giờ có các tour du lịch khám phá sông Hồng. Không chỉ đối với người Hà Nội, khách du lịch phương xa khi tham gia tour du lịch bằng tàu thuỷ trên sông Hồng sẽ hiểu biết thêm về sông Hồng gắn liền lịch sử thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, hướng dẫn viên du lịch sông Hồng, cho biết: “Nền văn minh sông Hồng được nhắc đến là một trong 36 nền văn minh của thế giới. Từ cái nôi văn hoá ở đồng bằng sông Hồng, văn minh lúa nước, văn hoá làng xã đã lan toả với những sắc thái văn hoá mang tính bản địa. Người Việt xưa cho rằng:“ Thứ nhất cận thị, thứ nhì cận giang”. Khi đường bộ chưa phát triển, người ta chủ yếu đi bằng đường sông, chính vì vậy hình thành các làng nghề, chợ ven sông và dần hình thành những phong tục tập quán, không gian văn hoá gắn liền với sông nước".  

 

Du ngoạn trên sông Hồng, du khách có cảm giác mới lạ được hòa mình vào cảnh quan sông nước hữu tình, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các làng cổ, tham quan những ngôi đền chùa ven sông, tham gia vào những lễ hội dân gian, hiểu thêm về tục thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Việt Nam. Đặc biệt trong chuyến hành trình, khách cũng sẽ được ghé thăm làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng, có lịch sử trên 700 năm để chọn mua cho mình những món đồ gốm sứ độc đáo.Tour du lịch trên sông Hồng giúp du khách hình dung phần nào về cội nguồn văn hoá Việt Nam./. 

Sông Hồng mới đây được đưa vào danh sách 18 thắng cảnh đẹp nhất thế giới do tạp chí Rianovosti của Nga bình chọn.

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua ViệtNamvà đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.

Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái [người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï]. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung [huyện Bát Xát], chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt [ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định].

Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145km thì sông chỉ còn ở cao độ 55m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.

Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô [với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm]. Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao [huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng]. Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài [còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ], nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên [tức sông Đà], sông Đăng Điều [tức sông Nậm Na], sông Bàn Long [tức sông Lô] và sông Phổ Mai [tức sông Nho Quế] cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.

Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài những giá trị kinh tế, sông Hồng còn làm nên một cảnh quan vô cùng đẹp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người ta ví nó như một con Rồng đỏ uốn lượn hùng dũng và sinh động.

Chủ Đề