So sánh uscom với lâm sàng

USCOM là phương pháp theo dõi huyết động bằng siêu âm hoàn toàn không xâm lấn, rẻ, không có tai biến. Tuy nhiên, chưa rõ các thông số huyết động đo bằng USCOM có độ tin cậy so với phương pháp xâm nhập PiCCO thường được sử dụng không? Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh mối tương quan và sự phù hợp của các thông số huyết động CI, SVRI, SVI, SVV đo bằng USCOM với đo bằng PiCCO. Nghiên cứu lâm sàng cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân nặng có sẵn hệ thống PiCCO tại Bệnh viện Việt - Đức. Các giá trị cùng thời điểm của CI, SVRI, SVI, SVV được đo bằng USCOM (do bác sỹ hồi sức đã qua huấn luyện thực hiện) và bằng PiCCO. Độ tin cậy của các thông số huyết động đo bằng USCOM được đánh giá so với PiCCO. Kết quả cho thấy, các thông số huyết động đo bằng USCOM có tương quan thuận, mạnh, chặt chẽ và có sự phù hợp tốt so với đo bằng PiCCO (lần lượt r=0,82 với CI, r=0,83 với SVRI, r=0,76 với SVI, r=0,56 với SVV và p<0,05). Kết luận, các chỉ số huyết động đo bằng USCOM có độ tin cậy so với PiCCO.

Huyết động, USCOM, chấn thương, gây tê tuỷ sống

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi các chỉ số huyết áp, tần số tim, cung lượng tim (CO), thể tích tống máu (SV), biến thiên thể tích tống máu (SVV) và sức cản mạch hệ thống (SVR) đo bằng USCOM ở bệnh nhân có truyền 15ml/kg NaCl 0,9% và 7ml/kg voluven 6% (HES 130/0,4) trước gây tê tuỷ sống cho phẫu thuật chi dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, đối chứng ngẫu nhiên, mù đơn, thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân tại Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014 chia đều thành 2 nhóm: Nhóm 1 (n = 30) được truyền 15ml/kg NaCl 0,9% trong vòng 20 phút trước gây tê tuỷ sống. Nhóm 2 (n = 30) được truyền 7ml/kg voluven 6% (HES 130/0,4) trong vòng 20 phút trước gây tê tuỷ sống đánh giá thay đổi cung lượng tim, thể tích tống máu, biến thiên thể tích tống máu và sức cản mạch hệ thống sự khác nhau về huyết áp, tần số tim tại các thời điểm T1- T10. Kết quả: Bệnh nhân bị tụt huyết áp ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 tại các thời điểm từ T1-T6, huyết áp trung bình của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 tại các thời điểm T2, T3, T5, T6. Cung lượng tim tại các thời điểm T2, T3, T4 của nhóm 2 cao hơn nhóm 1. Sức cản mạch hệ thống tại các thời điểm sau gây tê tuỷ sống nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại T1, T2, T3, T5, T6. Thể tích tống máu của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 tại các thời điểm T2, T3, T4, T5, T6, T7. Biến thiên thể tích tống máu của nhóm 2 thấp hơn nhóm 1. Tỷ lệ tụt huyết áp ở nhóm 1 cao hơn hẳn nhóm 2. Tỷ lệ tái tụt huyết áp ở lần 2 không có trường hợp nào ở nhóm 2, ở nhóm 1 có 8/30 bệnh nhân (26,67%). Kết luận: Khi được truyền trước gây tê tuỷ sống, NaCl 0,9% không làm tăng CO, SV nhưng làm tăng SVV, voluven 6% có xu hướng tăng CO, SV và SVR và duy trì SVV ổn định trong và sau gây tê tuỷ sống so với thời điểm nền. Tỷ lệ tụt huyết áp sau gây tê tuỷ sống ở nhóm voluven 6% thấp hơn.

USCOM là phương pháp theo dõi huyết động bằng siêu âm hoàn toàn không xâm lấn, rẻ, không có tai biến. Tuy nhiên, chưa rõ các thông số huyết động đo bằng USCOM có độ tin cậy so với phương pháp xâm nhập PiCCO thường được sử dụng không? Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh mối tương quan và sự phù hợp của các thông số huyết động CI, SVRI, SVI, SVV đo bằng USCOM với đo bằng PiCCO. Nghiên cứu lâm sàng cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân nặng có sẵn hệ thống PiCCO tại Bệnh viện Việt - Đức. Các giá trị cùng thời điểm của CI, SVRI, SVI, SVV được đo bằng USCOM (do bác sỹ hồi sức đã qua huấn luyện thực hiện) và bằng PiCCO. Độ tin cậy của các thông số huyết động đo bằng USCOM được đánh giá so với PiCCO. Kết quả cho thấy, các thông số huyết động đo bằng USCOM có tương quan thuận, mạnh, chặt chẽ và có sự phù hợp tốt so với đo bằng PiCCO (lần lượt r=0,82 với CI, r=0,83 với SVRI, r=0,76 với SVI, r=0,56 với SVV và p<0,05). Kết luận, các chỉ số huyết động đo bằng USCOM có độ tin cậy so với PiCCO.