So sánh quân đội và công an

Ngày 16/7, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng - Bộ Công an tổ chức hội nghị giao ban giữa hai bộ Quốc Phòng – Công an thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ 6 tháng tháng đầu năm 2021.

  • Phối hợp chặt chẽ, bảo đảm an ninh, quốc phòng

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an,  đồng chủ trì hội nghị.

Sáu tháng đầu năm 2021, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo hai Bộ Quốc phòng - Bộ Công an, sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng Quân Đội, Công an các cấp đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia [ANQG], bảo đảm trật tự an toàn xã hội [TTATXH], đấu tranh phòng, chống tội phạm [PCTP] và nhiệm vụ quốc phòng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ và Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương chủ trì Hội nghị.

Hai lực lượng đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phức tạp về quốc phòng, an ninh [QP-AN] không để bị động, bất ngờ; bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của đất nước, đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối Đại hội Đảng các cấp, Đại hội lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, kiềm chế gia tăng hoạt động của các loại tội phạm; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và hoạt động khác, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, được Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân tin tưởng, ghi nhận, đánh giá cao.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ phát biểu tại Hội nghị .

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ ghi nhận và biểu dương kết quả hai lực lượng Công an và Quân đội đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ nhấn mạnh: Trong 8 kết quả nổi bật hai lực lượng đã phối hợp đạt được, cần khẳng định và nhấn mạnh thêm công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, giải pháp về QP-AN mang tầm chiến lược. Công tác trao đổi thông tin hai chiều được thực hiện một cách tương đối đầy đủ, thường xuyên, chính xác và kịp thời... 

Ngoài ra, hai bên còn tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19; hàng chục nghìn CBSC Quân đội, Công an đã ngày đêm tuần tra, kiểm soát biên giới, truy vết các trường hợp tiếp xúc, nghi vấn nhiễm, khoanh vùng, dập dịch, tổ chức cách ly và bảo đảm ANTT ở các khu cách ly tập trung, khu giãn cách. Quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng tình ghi nhận.

Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ và Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương cùng các đại biểu dự Hội nghị .

Hai lực lượng cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường quản lý biên giới, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép; tổ chức truy vết, cách ly các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 theo phương châm đã định. Đồng thời, phối hợp làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ lực lượng vũ trang….

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương yêu cầu hai lực lượng phối hợp cần thực hiện 7 mặt công tác trọng tâm. Trong đó có việc tập trung rà soát, bổ sung kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, phương án bảo vệ mục tiêu quan trọng, các sự kiện chính trị, văn hoá, đối ngoại của đất nước; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân tham gia xử lý các tình huống phức tạp về ANTT ngay từ cơ sở, tuyệt đối không để lan rộng, phức tạp, hình thành điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Xuân Mai

--------------------------------------------------------

    NỘI DUNG BÀI HỌC      

-----------------------------------------------------------

TIẾT 1: [Tiết 07 PPCT]

A/. Mục đích: Nhằm giúp cho các em có nhận thức tốt hơn về tổ chức QP/AN nhân dân Việt Nam. Tự hào về tổ chức quân đội Việt Nam.

B/. Yêu Cầu: Các em cần nhận thức rõ, nội dung, tập trung học tập tốt.

C/. Nội dung : 

I/ Tổ Chức Và Hệ Thống Tổ chức Trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

1.     Tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam.

-         Quân đội nhân dân Việt Nam:

 Là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, do Đảng và nhà nước Việt Nam lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện và quản lý làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, mang bản chất  giai cấp công nhân, mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu vì mục tiêu “ĐLDT và CNXH”

Thành phần cơ cấu của QĐND Việt Nam.

QĐND Việt Nam bao gồm BĐCL, BĐĐP, bộ đội biên phòng, có lực lượng thường trực và LLDBĐV.

Lực lượng trên được tổ chức thành các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường theo một hệ thống thống nhất, chặc chẽ, nghiêm ngặt từ toàn quân đến cơ sở.

2. Hệ thống tổ chức trong quân đội nhân dân Việt Nam

          căn cứ để tổ chức vào chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội. Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nứơc. Truyền thống tổ chức quân đội của dân tộc  qua từng giai đoạn lịch sử [ mỗi giai đoạn lịch sử có quy mô, tổ chức quân đội khác nhau].

Nhìn tổng quát, tổ chức QĐND Việt Nam bao gồm:

Bộ quốc phòng và các cơ quan ngang bộ quốc phòng, các đơn vị trực thuộc bộ quốc phòng. Ơ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các bộ chỉ huy quân sự, ban chỉ huy [tỉnh đội, huyện đội…].

3. Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam.

a] Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội.

Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, thông qua hệ thống tổ chức Đảng, chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở.

Tổ chức Đảng trong quân đội gắn liền với tổ chức chỉ huy trong quân đội.

Toàn quân có Đảng ủy quân sự trung ương [ gọi tắt là quân ủy trung ương] do bộ chính trị chỉ định, quân ủy trung ương gồm một số ủy viên Ban chấp hành trung ương công tác trong quân đội và một số ủy viên ban chấp hành trung ương ngoài quân đội. Đảng ủy quân sự trung ương đặt dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành trung ương mà trực tiếp thường xuyên là bộ chính trị.

-----------------------------------------------------------

D/. Củng cố :

          Em hãy cho biết thành phần cơ cấu của QĐND Việt Nam?


-----------------------------------------------------------

TIẾT 2: [Tiết 08 PPCT]

-----------------------------------------------------------

A/. Mục đích : Nhằm giúp cho các em có nhận thức tốt hơn về tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam. Tự hào về tổ chức quân đội Việt Nam.

B/. Yêu Cầu: Các em cần nhận thức rõ, nội dung, tập trung học tập tốt.

C/. Nội dung :

b/ Hệ thống tổ chức Đảng cụ thể trong quân đội.

Tổ chức Đảng trong BĐCL và bộ đội biên phòng : Các cơ quan bộ quốc phòng, các đơn vị trực thuộc bộ quốc phòng được tổ chức Đảng ủy, Đảng ủy cấp nào do đại hội cấp đó bầu.

Tổ một số đồng chí công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội đại biểu đảng bộ quân khu bầu ra và các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn quân khu được chỉ định tham gia. Tổ chức Đảng ở cơ quan quân sự, đơn vị BĐĐP và trong bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.

Đảng ủy quân sự địa phương cấp tỉnh, thành phố, huyện , thị xã gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân sự, do đại hội đảng bộ cùng cấp bầu. Đồng chí bí thư cấp ủy địa phương và một số đồng chí ngoài đảng bộ quân sự được chỉ định tham gia. Cơ quan chính trị cấp trên trực tiếp phối hợp với các cấp uỷ địa phương chỉ đạo CTĐ – CTCT, CTQC trong lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội biên phòng.

II – CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.

Có 11 cơ quan, đơn vị, vì thời gian ít nên tập trung 3 cơ quan: TCCT,TCHC và tổng cục CNQP.

1. Bộ quốc phòng

là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lí cao nhất của toàn quân.

2. Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Là cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang, có chức năng bảo đảm trình độ SSCĐ của LLVT và điều hành mọi hoạt động quân sự trong thời bình và thời chiến.

3. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Là cơ quan đảm nhiệm CTĐ – CTCT trong QĐND, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của bộ chính trị, Đảng ủy quân sự trung ương, các cấp ủy đảng cùng cấp.

Nhiệm vụ : CTCT và cơ quan chính trị các cấp căn cứ  vào nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên, đề xuất những chủ trương, giải pháp, kế hoạch CTĐ– CTCT của toàn dân, của từng đơn vị, các tổ chức. Tiến hành và thực hiện tốt CTĐ – CTCT bảo đảm cho quân đội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

 4. Tổng cục hậu cần  và cơ quan hậu cần các cấp.

Là cơ quan tham mưu bảo đảm về mặt hậu cần của toàn quân và từng đơn vị.

Nhiệm vụ: TCHC, cơ quan hậu cần các cấp, nghiên cứu đề xuất các vấn đề liên quan đến tổ chức lực lượng, chỉ đạo công tác bảo đảm hậu cần cho nền QPTD, quân đội, LLVT cả trong thời bình và thời chiến. Trực tiếp tổ chức, chỉ đạobảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng gia sản xuất, tạo nguồn và nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng vật tư trang bị…

5. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp  trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Là cơ quan đảm bảo trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn  vị.

-----------------------------------------------------------

D/. Củng cố :

                    Em hãy cho biết bộ quốc phòng là gì? 

-----------------------------------------------------------

TIẾT 3: [Tiết 09 PPCT]

-----------------------------------------------------------

A/. Mục đích : Nhằm giúp cho các em có nhận thức tốt hơn về tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam. Tự hào về tổ chức quân đội Việt Nam.

B/. Yêu Cầu: Các em cần nhận thức rõ, nội dung, tập trung học tập tốt.

C/. Nội dung

6. Tổng cục công nghiệp quốc phòng, các cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng.

Là cơ quan, đơn vị chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc phòng.

Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất các vấn đế có liên quan đến tổ chức, chỉ đạo công tác công nghiệp QPTD và CTND. Trực tiếp tổ chức chỉ đạo sản xuất, tạo nguồn bảo đảm cho sản xuất của ngành CNQP trong quân đội. Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu khoa học và huấn luyện bộ đội về CNQP.

7. Quân khu.

Là tổ chức quân sự theo lãnh thổ  một số tỉnh, thành giáp nhau, có liên quan với nhau về quân sự, quốc phòng.

8. Quân đoàn.

Là lực lượng thường trực của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến dịch, lực lượng thường từ 3 – 4 sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn, trung đoàn binh chủng, bảo đảm.

9. Quân chủng.

Là lực lượng quân đội được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện, theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Hiện nay ta có quân chủng hải quân  và phòng không – không quân.

10. Bộ đội biên phòng.

Là một phận của QĐND Việt Nam. Chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước đối với biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới, vùng biển của tổ quốc.

11. Binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Là những ngành chuyên môn chiến đấu và bảo đảm chiến đấu cho quân đội.

III – CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU VÀ QUÂN HIỆU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.

1. Những quy định chung.

a] Sĩ quan QĐND Việt Nam :

Là sĩ quan QĐND phải đủ 3 điều kiện sau đây : Là cán bộ của Đảng, nhà nứơc ta, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được nhà nước phong quân hàm : cấp úy, tá, tướng.

Sĩ quan quân đội chia làm hai ngạch : Sĩ quan tại ngũ, sĩ quan dự bị, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu của sĩ quan do chính phủ quy định.

b] Hạ sĩ quan và binh sĩ.

Hạ sĩ quan có 3 bậc quân hàm : Hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.

Binh sĩ có 2 bậc quân hàm : Binh nhì, binh nhất.

c] Quân nhân chuyên nghiệp.

 Là quân nhân có trình độ chuyên môn … tình nguyện phục vụ quân đội lâu dài.

d] Công chức quốc phòng và công nhân viên quốc phòng.

 2. Quân hàm của sĩ quan.

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan : 3 cấp, 12 bậc.

Cấp úy có 4 bậc: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy;

Cấp tá có 4 bậc: Thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá;

Cấp tướng có 4 bậc: thiếu tướng [ chuẩn đô đốc hải quân], trung tướng [ phó đô đốc hải quân], thượng tướng [ đô đốc hải quân], đại tướng.

* Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp chính phủ quy định riêng.

3. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam.

QUÂN PHỤC MỚI 

Video liên quan

Chủ Đề