So sánh chủ tịch huyện vs bí thư và năm 2024

Từ ngày 24 đến 26/4/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 35 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tại kỳ họp này, Ủy ban đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì, thành phố Hà Nội và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 34 của UBKT Trung ương.

So sánh chủ tịch huyện vs bí thư và năm 2024
Bí thư huyện ủy Ba Vì - Hà Xuân Hưng. (Ảnh: Infonet)

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với các ông Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy và Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; khiển trách đối với Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì Nguyễn Văn Hà.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 34 (tháng 3/2019), UBKT Trung ương kết luận Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn huyện; chấp hành không nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Các ông Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy; Hoàng Thanh Vân, nguyên Thành ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy; Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và các ông guyễn Văn Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Đình Dần, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Thế Hà, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì trong các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các cá nhân nêu trên là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật./.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Quy định số 02-QĐ/TU về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý với nhiều điểm mới phù hợp với chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ.

So sánh chủ tịch huyện vs bí thư và năm 2024
Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác cán bộ. Ảnh: NG.ĐOAN

Bố trí đến nơi khó khăn

Bãi bỏ những nội dung trước đây của tỉnh liên quan đến quy định, hướng dẫn luân chuyển cán bộ không còn phù hợp, Quy định số 02 nêu rõ: Luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị (thời gian luân chuyển ít nhất là 36 tháng đối với một chức danh, trừ chức danh kiêm nhiệm); gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Khi luân chuyển phải chọn những địa phương, đơn vị khó khăn, có những vấn đề nổi cộm, lĩnh vực phức tạp để cán bộ có điều kiện thử thách, có cơ hội phát huy năng lực, sở trường, sáng tạo của mình trong thời gian luân chuyển.

Theo Quy định số 02-QĐi/TU, việc luân chuyển được thực hiện trong phạm vi từ tỉnh về huyện và ngược lại; luân chuyển từ địa phương này sang địa phương khác; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Trường hợp nằm trong diện luân chuyển là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh còn đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, được quy hoạch từ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trở lên; giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh (và tương đương); bí thư, phó bí thư huyện, thị, thành ủy; chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố, còn đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, được quy hoạch từ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trở lên. Các đồng chí là trưởng phòng thuộc các sở, ban, ngành tỉnh (và tương đương); ủy viên ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy; phó chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị, thành phố còn đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, được quy hoạch các chức danh phó giám đốc sở ban, ngành tỉnh, phó bí thư huyện, thị, thành ủy trở lên. Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng phát triển (từ 40 tuổi trở xuống), cán bộ nữ giữ các chức vụ từ phó trưởng phòng thuộc các sở, ban, ngành tỉnh, ủy viên ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy trở lên được quy hoạch các chức danh giám đốc, phó giám đốc sở, ban, ngành tỉnh (tương đương); quy hoạch các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố (ưu tiên các đồng chí cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quy hoạch từ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trở lên).

Phù hợp từng cấp

Cũng theo Quy định số 02-QĐi/TU, nhân sự được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, gồm: bí thư huyện ủy và tương đương; chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện; cán bộ lãnh đạo cấp trưởng đã giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở các cơ quan, đơn vị khối Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội. Về chức danh bố trí luân chuyển, gồm: các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bố trí giữ vị trí bí thư huyện, thị, thành ủy; chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh. Giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh (và tương đương) bố trí giữ các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố. Bí thư, phó bí thư huyện, thị, thành ủy và chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí giữ chức vụ phó giám đốc, giám đốc sở, ban, ngành tỉnh.

Đối với nhân sự là trưởng phòng thuộc các sở, ban, ngành tỉnh (và tương đương), bố trí giữ chức vụ phó bí thư huyện, thị, thành ủy hoặc phó chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố. Ủy viên ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy, phó chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí giữ chức vụ phó giám đốc sở ban, ngành tỉnh và tương đương. Trường hợp cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng phát triển (từ 40 tuổi trở xuống), cán bộ nữ giữ các chức vụ từ phó trưởng phòng thuộc các sở, ban, ngành tỉnh, ủy viên ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy trở lên được quy hoạch các chức danh giám đốc, phó giám đốc sở, ban, ngành tỉnh (tương đương); quy hoạch các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố (ưu tiên các đồng chí cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quy hoạch từ ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trở lên), chủ yếu bố trí giữ các vị trí phó bí thư, phó chủ tịch UBND cấp huyện, phó giám đốc sở, ban, ngành tỉnh. Trường hợp cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng.

Quy định số 02-QĐi/TU cũng nêu rõ nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện công tác luân chuyển của các đơn vị, cá nhân liên quan; về kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển; về nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển; chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển; kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện luân chuyển… Đặc biệt, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt cán bộ luân chuyển để nghe những kiến nghị, đề xuất; kịp thời tháo gỡ nếu có khó khăn, vướng mắc.