Sau thời gian 1 thế hệ số tế bào của quần thể thay đổi như thế nào?

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

- Thời gian thế hệ là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi [Kí hiệu: g].

+ Ví dụ: E.Coli cứ 20 phút tế bào phân đôi 1 lần.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

II. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN

1. Nuôi cấy không liên tục

- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

- Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: 4 pha.

a] Pha tiềm phát [pha Lag]

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường.

- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.

- Enzim cảm ứng được hình thành.

b] Pha lũy thừa [pha Log]

- Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa.

- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với một số chủng và điều kiện nuôi cấy.

c] Pha cân bằng

- Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:

+ Một số tế bào bị phân hủy.

+ Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.

d] Pha suy vong

- Số tế bào trong quần thể giảm dần do:

+ Số tế bào bị phân hủy nhiều.

+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.

+ Chất độc hại tích lũy nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…


Page 2

SureLRN

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 10 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 99: – Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?

– Nếu số lượng tế bào ban đầu [No] không phải là một tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ thì số lượng tế bào trong bình [N] là bao nhiêu?

Lời giải:

– Sau thời gian của một thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

– Sau 2 giờ thì số lượng tế bào trong bình [N] là: N = 105.64 [tế bào].

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 100: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong một giờ?

Lời giải:

Số lần phân chia của E.coli trong một giờ là:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?

Lời giải:

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng. Ở pha cân bằng số lượng vi sinh vật duy ở mức cân bằng, còn pha suy vong số lượng tế bào giảm do nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

Lời giải:

Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục.

Bài 1 [trang 101 sgk Sinh học 10]: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Lời giải:

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

+ Pha tiềm phát [pha lag]:

– Vi khuẩn thích nghi với môi trường

– Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng

– Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

+ Pha lũy thừa [pha log]:

– Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn

– Số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

+ Pha cân bằng:

– Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

– Số lượng cá thể mới sinh ra bằng số lượng cá thể cũ chết đi.

+ Pha suy vong:

– Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Bài 2 [trang 101 sgk Sinh học 10]: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Lời giải:

– Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, tức là cần thời gian cảm ứng các hợp chất của môi trường để hình thành các enzim tương ứng. Do vậy quá trình nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát.

– Khi nuôi cấy liên tục, môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Bài 3 [trang 101 sgk Sinh học 10]: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

– Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị phân hủy.

– Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định, vi khuẩn không có hiện tượng bị phân hủy.

Với giải Câu hỏi ▼ trang 99 SGK Sinh học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Câu hỏi trang 99 SGK Sinh học 10:  

- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?

- Nếu số lượng tế bào ban đầu [N0] không phải là một tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình [N] là bao nhiêu?

Lời giải:

- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Thời gian thế hệ của quần thể E.coli là g = 20 [phút].

Sau 2 giờ = 120 phút, quần thể phân chia 6 lần.

Số tế bào trong bình [N] sau 2 giờ là: N = 105 x 26 = 64 x 105 [tế bào].

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi ▼ trang 100 SGK Sinh học 10: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong một giờ...

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào...

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì...

Câu 1 trang 101 SGK Sinh học 10: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn...

Câu 2 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát...

Câu 3 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong...

Video liên quan

Chủ Đề