Có bao nhiêu loại mối nối dây dẫn điện

Bạn thắc mắc có mấy loại mối nối dây dẫn điện và tên của từng loại. Hôm nay, hãy cùng Studytienganh tìm hiểu về kiến thức vật lý thú vị này ở bài viết dưới.

Trắc nghiệm: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?

  • A. 2

  • B. 3 [Đáp án]

  • C. 4

  • D. 5

Việc nối dây dẫn dẫn điện trong đời sống được ứng dụng một cách phổ biến nhằm lắp đặt các thiết bị điện, sửa chữa dây dẫn bị hư hại.

Hiện nay có tất cả 3 loại mối nối dây dẫn điện bao gồm:

  • Mối nối thẳng

  • Mối nối phân nhánh

  • Mối nối dùng phụ kiện.

Có 3 loại mối nối dây dẫn điện gồm mối nối phân nhánh, thẳng và dùng phụ kiện

2. Tại sao phải làm sạch lõi bằng giấy ráp trước khi nối dây ?

Trước khi nối dây, cần phải làm sạch lõi bằng giấy nhám [giấy ráp] để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện. Đồng thời, việc làm sạch lõi sẽ giúp cách điện được tốt, nếu không khi chạm vào sẽ bị giật điện.

3. Công dụng của việc hàn mối nối dây dẫn điện là để ?

Việc hàn mối nối trước khi bọc cách điện mục đích nhằm để tạo độ bền, tạo sự liên kết tốt cho các mối nối.

Bên cạnh đó, việc hàn mối nối dây dẫn điện còn một số tác dụng khác như:

  • Tránh làm cho mối nối tiếp xúc với không khí, làm tránh xảy ra quá trình oxi hóa, hạn chế bị han rỉ.

  • Giúp tăng tính thẩm mỹ.

  • Tăng tuổi thọ của mối nối.

  • Giảm điện năng hao phí.

Khi hàn mối nối dây dẫn điện, nên hàn bằng thiếc trước khi bọc cách điện. Việc này sẽ giúp cho cho dây dẫn tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không bị gỉ; như thế sẽ giúp đảm bảo an toàn, không bị hở hay đứt dây dẫn.

Chất lượng của các mối nối sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mạng điện. Thật vậy, mối nối lỏng sẽ khiến mạch dễ bị đứt, phát sinh ra tia lửa điện và gây cháy thiết bị. Có 4 yêu cầu cơ bản đối với các mối nối dây dẫn điện bao gồm:

  • Dẫn điện tốt: mối nối phải có các mặt tiếp xúc được làm sạch; diện tích tiếp xúc lớn để điện trở là nhỏ nhất.

  • Có độ bền cơ học cao: mối nối phải chịu được sức kéo, rung chuyển.

  • An toàn điện: cách điện tốt.

  • Đảm bảo về mặt mỹ thuật: mối nối phải sạch sẽ, gọn gàng và tăng tính thẩm mỹ.

4. Quy trình nối dây dẫn điện

Quy trình nối dây dẫn điện

Quy trình nối dây dẫn điện bao gồm 5 bước dưới đây:

Bước 1. Bóc vỏ cách điện

Bạn dùng kìm hoặc dao, không cắt vào lõi; có 2 cách bóc vỏ cách điện như sau: 

  • Bóc cắt vát: Bạn đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện một góc 30 độ; với loại dây có tiết diện nhỏ, bạn nên dùng kìm tuốt dây.

  • Bóc phân đoạn: Lớp cách điện ngoài sẽ được cắt lệch so với lớp trong khoảng 5 đến 8mm [được dùng dùng cho loại dây có hai lớp cách điện].

Bước 2. Làm sạch lõi

Bạn làm sạch lõi bằng giấy nhám [giấy ráp] cho đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc được rốt.

Bước 3. Nối dây

Tùy thuộc vào loại mối nối, có lõi một sợi hay nhiều sợi mà bước này sẽ được thực hiện khác nhau. Sau đó, bạn cần kiểm tra lại các mối nối xem có sai sót hay không, đồng thời để đảm bảo an toàn sử dụng sau khi nối dây dẫn điện xong. 

Bước 4. Hàn mối nối

Có 3 bước hàn mối nối:

  • Làm sạch mối nối

  • Láng nhựa thông.

  • Hàn thiếc mối nối.

Bước 5. Cách điện mối nối

Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện, các bước thực hiện như sau:

  • Quấn từ trái sang phải.

  • Lớp trong quấn phần mối nối còn lớp ngoài quấn chồng lên 1 phần lớp vỏ cách điện.

  • Kéo căng băng cách điện khi quấn; bước quấn sau chồng lên 1/3 bước quấn trước.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của Studytienganh về câu hỏi “Có mấy loại mối nối dây dẫn điện”. Qua đó còn là một số thông tin giải thích tại sao phải làm sạch lõi trước khi nối dây, công dụng của việc hàn mối dây đồng thời là quy trình nối dây dẫn điện.

Hy vọng kiến thức vật lý, công nghệ mà Stydytienganh chia sẻ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi Studytienganh thường xuyên để bạn có nhiều kiến thức hay về vật lý, sinh học, toán học,...

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • undertalechisk
  • Câu trả lời hay nhất!
  • 19/10/2020

  • Cảm ơn 7


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK CÔNG NGHỆ 9 - TẠI ĐÂY

Câu hỏi: Các mối nối thường được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng: B. 3

Đó là mối nối thẳng, phân nhánh và dùng phụ kiện.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các loại mối nối và quy trình nối các mối nối nhé!

1. Các loại mối nối dây dẫn điện

- Chất lượng các mối nối ảnh hưởng đến sự làm việc của mạng điện.

- Mối nối lỏng khiến mạch dễ bị đứt, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị.

- Yêu cầu mối nối

+ Dẫn điện tốt: các mặt tiếp xúc phải sạch và diện tích tiếp xúc lớn để điện trở là nhỏ nhất.

+ Có độ bền cơ học cao: có thể chịu được sức kéo, rung chuyển.

+ An toàn điện: cách điện tốt.

+ Đảm bảo về mặt mĩ thuật : mối nối gọn gàng, sạch sẽ.

2. Quy trình chung nối dây dẫn điện

Bước 1. Bóc vỏ cách điện

- Dùng kìm hoặc dao, không cắt vào lõi.

- Có 2 cách bóc vỏ cách điện.

+ Bóc cắt vát:Đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện với một góc 30o. Với dây có tiết diện nhỏ, nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện.

+ Bóc phân đoạn:Dùng cho loại dây có hai lớp cách điện. Lớp cách điện ngoài được cắt lệch với lớp trong khoảng 5-8mm.

Bước 2. Làm sạch lõi

- Làm sạch lõi bằng giấy ráp [giấy nhám] đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt.

Bước 3. Nối dây

a.Nối dây dẫn theo đường thẳng [nối nối tiếp]

- Dây dẫn lõi 1 sợi:

+ Uốn gập lõi: Chia đoạn lõi thành hai phần [phần trong đủ quấn khoảng 6 vòng, phần ngoài từ 5-6 vòng], uốn vuông góc hai dây và móc chúng vào nhau.

+ Vặn xoắn: Giữ đúng vị trí rồi xoắn hai dây vào nhau 2-3 vòng, sau đó dùng kìm vặn xoắn lần lượt dây này vào dây kia 4-6 vòng. Hoàn thiện mối nối bằng cách dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối vừa đủ chặt và đều.

+ Kiểm tra mối nối theo yêu cầu đặt ra.

-Dây dẫn lõi nhiều sợi:

+ Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi: làm sạch từng sợi lõi và không làm đứt sợi dây nhỏ nào.

+ Lồng lõi: xòe đều các sợi của lõi thành hình nan quạt, lồng các sợi lõi đan chéo nhau.

+ Vặn xoắn: Lần lượt quấn và miết đều những sợi của lõi này nên lõi kia khoảng 3 – 5 vòng, cắt bỏ dây thừa.

+ Kiểm tra mối nối: chắc, đều, đẹp.

b.Nối rẽ [nối phân nhánh]

- Dây dẫn lõi 1 sợi:

+ Uốn gập lõi: Đặt dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau, uốn gập lõi dây nhánh.

+ Vặn xoắn: Dùng kìm quấn dây nhánh lên dây chính, xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa. Sau đó, siết chặt mối nối vừa đủ, không nên chặt quá làm hỏng dây dẫn.

+ Kiểm tra mối nối: chắc chắn, đều, đẹp.

-Dây dẫn lõi nhiều sợi:

+ Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi.

+ Nối dây: tách lõi dây dẫn làm 2 phần bằng nhau. Đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và lần lượt văn xoắn từng nửa lõi dây nhánh khoảng 3 – 4 vòng, quấn ngược chiều nhau. Cắt bỏ phần thừa.

+ Kiểm tra mối nối: chắc chắn, đều, đẹp.

c.Nối dây dùng phụ kiện

* Nối bằng vít:

- Làm đầu nối:

+ Làm khuyên kín: uốn lõi thành vòng khuyên lớn đường kính vít, cùng chiều siết chặt của vít. Xoắn 1 – 2 vòng đầu vít vào lõi dây.

+ Làm khuyên hở: đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kính vít.

*Nối bằng đai ốc nối dây:

- Làm đầu nối thẳng: Chiều dài đoạn bóc vỏ cách điện khoảng 2/3 chiều dài đai ốc nối dây và làm sạch lõi.

- Nối dây dẫn: giữa các đầu dây cho bằng nhau, dùng kìm soắn các lõi dây theo chiều kim đồng hồ. vặn đai ốc nối dây vào đầu lõi dây dẫn, đai ốc cắt lên lõi dây các ren mịn tạo thành tổ hợp vít và đai ốc.

Bước 4. Hàn mối nối

- Tác dụng của hàn mối nối: Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ.

- Các bước hàn mối nối:

+ Làm sạch mối nối: dùng giấy giáp làm sạch tạp chất và oxit đồng bên ngoài để mối hàn được chắc chắn.

+ Láng nhựa thông: tránh để mối hàn bị oxi hóa.

+ Hàn thiếc mối nối.

Bước 5. Cách điện mối nối

Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện.

- Quấn từ trái sang phải.

- Lớp trong quấn phần mối nối.

- Lớp ngoài quấn chồng lên 1 phần lớp vỏ cách điện.

- Kéo căng băng cách điện khi quấn.

- Bước quấn sau phải chồng lên 1/3 bước quấn trước.

3. Đấu nối dây điện phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản gì?

Đấu nối dây điện phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Dẫn điện tốt: Điện trở tiếp xúc của mối nối nhỏ giúp dòng điện đi qua dễ dàng. Do đó, các mặt tiếp xúc của lõi dây dẫn phải sạch, diện tích lớp tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.

- Có độ bền cơ học cao: Phải chịu được lực kéo và sự rung động. Mối nối chắc chắn, làm việc ổn định trong thời gian dài.

- An toàn điện: Mối nối được cách điện tốt. Lớp băng cách điện quấn quanh mối nối phải đủ độ kín và độ dày để đảm bảo cách điện tốt.

- Đảm bảo tính thẩm mĩ: Mối nối phải gọn và đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề