Quản trị kinh doanh Đại học Công đoàn

Phó Bí thư

ThS. Nguyễn Thị Hồng Thái

thainth

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

[Ban hành kèm theo Quyết định số 291/QĐ-ĐHCĐ ngày 04 tháng 3 năm 2021

của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công đoàn]

TT

Họ và tên

Chức vụ/đơn vị

Chức vụ

1

TS. Hà Văn Sỹ

Trưởng khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công đoàn

- Chủ tịch Hội đồng

2

TS. Hoàng Văn Hảo

Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công đoàn

- Phó Chủ tịch HĐ

3

TS. Tạ Minh Hà

Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên, Thư ký

4

PGS,TS. Hoàng Thanh Tùng

Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lao động xã hội

- Ủy viên

5

TS. Nguyễn Thị Thanh Quý

Giảng viên chính Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

6

TS. Vũ Thị Hà

Giảng viên chính Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công đoàn.

- Ủy viên

7

ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Giảng viên chính Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công đoàn.

- Ủy viên

8

Phan Lộc Minh

Giám đốc Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thiên Minh.

- Ủy viên

9

ThS. Chu Thị Hà Phương

Bí thư Đoàn phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

- Ủy viên

[Danh sách gồm có 9 người]

b] Về đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành QTKD:

Khoa QTKD đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao; nhiệt tình, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện nay, Khoa có 13 giảng viên cơ hữu và 01 chuyên viên. Hiện độ tuổi bình quân của giảng viên cơ hữu trong Khoa là: 35,8 tuổi; số cán bộ đạt trình độ tiến sĩ là: 05 [chiếm 35,7%]; số cán bộ đạt trình độ thạc sĩ, đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước là: 09 [chiếm 64,3%], số giảng viên chính là: 05.

Số giảng viên cơ hữu của trường tham gia giảng dạy ngành Quản trị kinh doanh có 54 người [hệ số quy đổi GV là 63]. Tỷ lệ SV/GV chính quy quy đổi của ngành QTKD là 23,62 đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ quy định của Bộ GD&ĐT

2.6. Về Quy mô sinh viên trình độ đại học, hệ chính quy: Đến 12/2020 là 1488 SV.

2.7. Ví trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD có khả năng trong việc khởi nghiệp cũng như quản lý các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các công ty liên doanh; có thể làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, đoàn thể, các vụ, viện, trường học....

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc học tập và nghiên cứu; có đủ năng lực tham gia CTĐT sau đại học ngành Quản trị kinh doanh và ngành khác thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý.

3. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành QTKD

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành QTKD có mã ngành 7.34.01.01 thuộc ngành đào tạo Kinh doanh [7.34.01], lĩnh vực đào tạo Kinh doanh và quản lý [7.34]. Khoa bắt đầu tuyển sinh khoá 1 từ năm 1993. Chương trình đào tạo ngành QTKD được thực hiện trong 4 năm.

Qua các khoá đào tạo Hội đồng khoa học ngành QTKD thường xuyên theo dõi, thăm dò lấy ý kiến chuyên gia, có phân tích đánh giá với quan điểm cải tiến bổ sung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nhằm tăng cường hiểu biết, kiến thức thực tế của sinh viên QTKD trong tương lai, chương trình đào tạo luôn cập nhật kiến thức mới, thời lượng thực hành, kiến tập, thực tập tại cơ sở của SV dần được bổ sung. Đồng thời được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Giám hiệu Trường cùng các khoa, phòng, bộ môn, Khoa đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ đề ra, quy mô và chất lượng đào tạo ngành QTKD ngày càng được nâng cao.

4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

4.2. Thực hiện nhiệm vụ NCKH: Khoa là một trong những khoa tốp đầu về kết quả nghiên cứu khoa học trong Trường. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khẳng định năng lực nghiên cứu, phát triển thương hiệu của Khoa và Trường.

Trong 5 năm gần đây, cán bộ, giảng viên trong khoa đã chủ trì 05 đề tài NCKH cấp cơ sở; công bố 06 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế, 35 bài báo trên tạp chí khoa học cấp ngành trong nước và cấp trường, 8 báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước.

Công tác NCKH của sinh viên cũng được chú trọng. Trong 5 năm qua, Khoa có 105 đề tài NCKH được thực hiện bởi sinh viên chương trình đào tạo chính quy với hơn 400 sinh viên tham gia NCKH [tỷ lệ từ 5 - 10% sinh viêntham gia NCKH tùy từng năm]. Trong số các đề tài NCKH sinh viên được lựa chọn tham gia Hội nghị khoa học cấp cao có 34 báo cáo khoa học đạt giải NCKH của sinh viên cấp trường.

4.3. Về thi đua khen thưởng: Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể giảng viên, nhân viên, Khoa QTKD đã đạt được một số thành tích sau:

Đối với Chi bộ: Nhiều năm liền Chi bộ đạt danh hiệu: “Trong sạch, vững mạnh” và được Đảng bộ khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội tặng Giấy khen.

Đối với chuyên môn: Nhiều năm liền Khoa đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” và đã vinh dự được 02 lần tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh” và“Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế góp phần xây dựng trường vững mạnh”.

Đối với Tổ Công đoàn: Được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Nhà trường do “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.

Đối với Câu lạc bộ FMC: Được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn và Đoàn Trường Đại học Công đoàn do: “Đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên khối các trường Đại học- cao đẳng”.

Đối với cá nhân: Nhiều cán bộ, giảng viên được tặng Bằng khen của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Tổng Liên đoàn và đã vinh dự được trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Công đoàn, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ..

4.4. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa QTKD luôn chú trọng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó khi rà soát, chỉnh sửa CTĐT, Khoa QTKD đã thiết kế và xây dựng CTĐT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình triển khai CTĐT, để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, sau mỗi học kỳ của năm học, Khoa đã phối hợp với Phòng KT&ĐBCL của Trường lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của sinh viên đối với GV giảng dạy, kết quả khảo sát từ SV là cơ hội để mỗi giảng viên tự phấn đấu và rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Để không ngừng nâng cao chất lượng, Khoa QTKD đã triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng của Khoa như: Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí lại khu vực phòng thực hành; Rà soát các CTĐT, đảm bảo không bị trùng lặp mã học phần, nội dung học phần… giữa các hệ đào tạo; Xác định phù hợp tỷ lệ điểm thành phần, có tính đến điểm chuyên cần; số tín chỉ của CTĐT phù hợp với văn bằng; Rà soát đề cương chi tiết các học phần, cập nhật tài liệu học tập; Tổ chức tập huấn về công tác CVHT; Phối hợp với Phòng CTSV, hàng quý tổ chức các buổi họp giao ban công tác SV với thành phần tham gia họp là chủ nhiệm lớp và CVHT; Tiếp tục triển khai các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý chương trình, Khoa QTKD đã thực hiện TĐG CTĐT đại học chính quy ngành QTKD và đăng ký kiểm định chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT.

4.5. Các hoạt động hỗ trợ người học

Khoa luôn quan tâm đến xây dựng môi trường để sinh viên, học viên chủ động học tập và rèn luyện, tạo cơ hội tiếp thu tối đa những kiến thức trong quá trình học và tự học. Khoa có các bộ phận giáo vụ, Giáo viên chủ nhiệm, CVHT, cùng với Chi đoàn, Chi hội sinh viên, Câu lạc bộ Nhà Quản trị tương lai luôn đồng hành và hỗ trợ các sinh viên, học viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình để hoàn thiện cả về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kỹ năng sống khác.

Hàng năm, Khoa đều tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ sinh viên với các doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp để sinh viên mới vào trường có được những định hướng nghề nghiệp phù hợp, sinh viên sắp tốt nghiệp có được các cơ hội việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế Trường. Ngoài học bổng của Trường, sinh viên của Khoa còn có nhiều cơ hội nhận học bổng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Xem thêm: Ca Sỹ Giáng Tiên Official - 73 Ca Sĩ Giáng Tiên ! Ý Tưởng

Với môi trường giáo dục, đào tạo có tương tác, kết hợp với ứng dụng thực tế người học đã được phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết và kỹ năng của mình trong quá trình đào tạo để đạt được những thành công sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm điều chỉnh CTĐT phù hợp với thực tiễn xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề