Quản trị chiến lược kinh doanh là gì

Khi có ý định xây dựng và phát triển một doanh nghiệp hay một dự án, doanh nghiệp cần có những chính sách triển khai phù hợp. Trong kinh tế, điều này được gọi là “Quản trị chiến lược”. Vậy quản trị chiến lược là gì và tại sao một doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải phải thực hiện quản trị chiến lược. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. 

Chiến lược là gì?

Trước hết, muốn hiểu rõ về "quản trị chiến lược là gì", chúng ta cần tìm hiểu về chiến lược. Khái niệm về chiến lược [Tiếng Anh: Strategy] đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, vốn được dùng để chỉ về vai trò của các vị tướng trong quân đội, hay còn gọi là “Nghệ thuật của các tướng lĩnh”. Đến khoảng thời gian 330 TCN, dưới thời Alexander Đại đế, chiến lược dùng để chỉ các kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng nhằm đè bẹp đối phương và xây dựng hệ thống thống trị cục bộ.

Với ý nghĩa đó, khi dùng thuật ngữ này trong kinh doanh có có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm cũng có đôi chút khác biệt tùy vào quan điểm của mỗi tác giả như quan điểm của Alfred Chandler, James B. Quinn hay William J. Glueck,…

Nói tóm lại, khi dùng cho kinh tế, chiến lược được hiểu là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản mang tính dài hạn của một doanh nghiệp bằng cách lựa chọn các cách thức, phương hướng hành động và việc phân bố các tài nguyên thiết yếu để hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra.

Chiến lược được xây dựng trong các ngành nghề kinh doanh, mang các đặc trưng cơ bản như tính định hướng, luôn tập trung vào các quyết định quan trọng và được xây dựng trên cơ sở các lợi thế so sánh của công ty.


Khái niệm chiến lược là gì?

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn trọn gói & từng phần đối với cấp độ đại học và thạc sĩ. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn quản trị chiến lược của mình, đừng bỏ lỡ dịch vụ của chúng tôi!

Các cấp chiến lược cơ bản

Quản lý chiến lược được sử dụng cho nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp nhưng có 3 cấp chiến lược cơ bản sau:

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty hay doanh nghiệp bao hàm các định hướng chung của công ty, doanh nghiệp về vấn đề tăng trưởng quản lý các thành viên, việc phân bổ các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này. Xác định cơ cấu mong muốn của một loại hình sản phẩm, dịch vụ của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Xác định ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ tiến hành, mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào. Chiến lược cấp công ty được phân loại thành:

Là những chiến lược không có nhiều thay đổi đáng kể trong suốt quá trình. Các nhà quản trị tiếp tục những lĩnh vực kinh doanh mà họ đang thực hiện và rất e dè chuyển sang hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Chiến lược ổn định được sử dụng khi trong điểu kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức là thỏa đáng và môi trường kinh doanh không biến động.

Chiến lược tăng trưởng là chiến lược cấp công ty nhằm tìm kiếm những cách thức để làm tăng mức độ hoạt động của một tổ chức. Trong chiến lược tăng trưởng sẽ bao gồm chiến lược tăng trưởng trực tiếp và tăng trưởng thông qua hội nhập dọc.

Chiến lược suy giảm là chiến lược nhằm mục đích giảm quy mô hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của công ty. Chiến lược này được sử dụng khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược suy giảm sẽ giúp công ty ổn định hoạt động, củng cố các nguồn lực và năng lực sản xuất để sẵn sàng tiếp tục phát triển và cạnh tranh.


Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc một kết hợp sản phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Chiến lược này bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức mà doanh nghiệp tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau tùy thuộc mỗi ngành. Trong đó, lợi thế cạnh tranh đề cập đến toàn bộ những lợi thế riêng biệt làm cho doanh nghiệp nổi trội hơn. Lợi thế cạnh tranh bắt nguồn từ khả năng cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp, khả năng doanh nghiệp có thể làm được hoặc làm tốt hơn những việc mà các đối thủ khác không làm được. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đưa ra lựa chọn chiến lược đúng đắn nhằm giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm:

Chiến lược này được sử dụng khi công ty theo đuổi việc sản xuất với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này áp dụng trong trường hợp giá cả là một yếu tố quan trọng mà người mua quan tâm, các sản phẩm tương đối đồng nhất và việc sản xuất được thực hiện với quy mô lớn.

Tức là các chiến lược tạo ra sự khác biệt khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có những tính năng hoặc đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn so với sản phẩm của đối thủ. Khi sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao và chi phí không phải là yếu tố quan trọng nhất. Yêu cầu của chiến lược khác biệt hóa là doanh nghiệp phải nhận ra được nhu cầu của khách hàng và tìm cách thỏa mãn nó.

Chiến lược tập trung là các chiến lược dựa trên lợi thế về chi phí hoặc lợi thế dựa trên sự khác biệt hóa tại các phân đoạn trên thị trường hẹp. Mục tiêu của chiến lược này là khai thác hết tiềm năng của một phân đoạn thị trường dựa trên số lượng sản phẩm, người tiêu dùng cuối cùng, kênh phân phối hay vị trí địa lý của người mua.


Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược chức năng

Chiến lược chức năng là các chiến lược tập trung vào việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp và của mỗi đơn vị thành viên. Chiến lược này được phát triển nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và từ đó thực hiện thành công chiến lược cấp doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã có các phòng ban chức năng như sản xuất, marketing, quản lý nhân sự,…thì chiến lược của các phòng ban này là nhằm thực hiện chiến lược cấp công ty. Bao gồm 2 chiến lược cơ bản:

Chiến lược R&D được hiểu là chiến lược nghiên cứu và phát triển,được thực hiện dựa trên chiến lược cạnh tranh cấp ngành để xác định các vấn đề như ngân sách, nguồn lực và các hoạt động nghiên cứu và phát triển trọng tâm.

Là chiến lược dựa vào sự cạnh tranh cấp ngành để xác định các vấn đề như tuyển dụng và bố trí nhân sự, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, kiểm tra và đánh giá nhân lực,…

Bài viết cùng chuyên mục:

→ 350+ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

→ Văn hóa doanh nghiệp là gì? Lý thuyết về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Quản trị chiến lược là gì?

Từ khái niệm chiến lược là gì, ta có thể rút ra khái niệm quản trị chiến lược [Tiếng Anh: Strategic Management] là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và việc kiểm tra, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh một cách lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh và các ngành mà doanh nghiệp có liên quan; đánh giá đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời xác định các mục tiêu để đáp ứng tất cả các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai, sau đó đánh giá lại từng chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp luôn nắm bắt và tận dụng mọi cơ hội, thời cơ để phát triển và hạn chế hoặc xóa bỏ các đe dọa, cạm bẫy trên con đường thực hiện mục tiêu.

Nói một cách dễ hiểu, quá trình quản trị chiến lược có nghĩa là xác định chiến lược của doanh nghiệp. Nó cũng được định nghĩa là quá trình mà các nhà quản lý đưa ra lựa chọn một tập hợp các chiến lược cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn.


Khái niệm quản trị chiến lược là gì?

Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp là gì?

Thứ nhất, thông qua việc quản trị chiến lược, các doanh nghiệp có thể định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng hay nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Thông qua hệ thống thông tin môi trường kinh doanh, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường và xác định hướng đi mà doanh nghiệp cần đi trong tương lai, những gì cần phải làm để đạt được những thành quả lâu dài. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai cũng giúp nhà quản trị và nhân viên hiểu rõ những việc mình cần làm để đạt được thành công và tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

Thứ hai, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường nhanh chóng. Các chiến lược mang tính tổng quát và định hướng để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn. Nó được hình thành dựa trên các thông tin trong và ngoài doanh nghiệp nên được lựa chọn theo một tiến trình mang tính khoa học. Thông qua đó, các nhà quản trị sẽ giám sát biến động thị trường và có cách điều chỉnh khi cần thiết. Điều này rất quan trọng khi môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, cạnh tranh cao cả trong nước lẫn trên toàn thế giới.

Thứ ba, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra các quyết định để tận dụng các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trên thị trường, phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.

Cuối cùng, việc quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị. Thực tế đã cho thấy rằng, các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược sẽ đạt được kết quả tốt hơn so với những gì họ đạt được trước đó và so với kết quả mà các doanh nghiệp không áp dụng quản trị chiến lược. Tất nhiên, các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược vẫn có thể gặp các vấn đề, thậm chí là phá sản nhưng tận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt các rủi ro gặp phải và tăng khả năng của doanh nghiệp khi cạnh tranh với các đối thủ khác.

Quy trình quản trị chiến lược

Có năm bước quy trình quản lý chiến lược mà doanh nghiệp cần phải tuân theo:

Quy trình quản trị chiến lược

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Mục đích của việc thiết lập mục tiêu là làm rõ tầm nhìn cho doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định ba khía cạnh chính: Thứ nhất, xác định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Trong đó sứ mệnh mô tả các giá trị và nguyện vọng của doanh nghiệp; và chỉ ra hướng mà quản lý cấp cao đang đi. Mục tiêu là những mục đích mong muốn đạt được thông qua các quy trình hoạt động thực tế của tổ chức [nên xác định cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn]. Thứ hai, xác định quá trình làm thế nào để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Cuối cùng, tùy chỉnh quy trình cho nhân viên, giao cho mỗi người một nhiệm vụ mà họ chắc chắn có thể hoàn thành tốt. Hãy ghi nhớ trong suốt quá trình này, các mục tiêu của doanh nghiệp phải chi tiết, thực tế và phù hợp với các giá trị trong tầm nhìn của doanh nghiệp. 

Bước 2: Thu thập và phân tích thông tin

Phân tích là một giai đoạn then chốt vì thông tin thu được trong giai đoạn này sẽ định hình hai giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, hãy thu thập càng nhiều thông tin và dữ liệu có liên quan để hoàn thành tầm nhìn của doanh nghiệp. Trọng tâm của phân tích phải là tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể bền vững, định hướng chiến lược của doanh nghiệp và xác định các sáng kiến ​​sẽ giúp doanh nghiệp phát triển. Kiểm tra bất kỳ vấn đề bên ngoài hoặc bên trong nào có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Đảm bảo xác định cả điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của bạn cũng như bất kỳ mối đe dọa và cơ hội nào có thể phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược. Sau khi thực hiện quá trình phân tích môi trường, ban lãnh đạo nên đánh giá nó trên cơ sở liên tục và cố gắng cải thiện nó.

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Bước đầu tiên trong việc hình thành một chiến lược là xem xét thông tin thu thập được từ việc hoàn thành phân tích. Xác định những nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có có thể giúp đạt được các mục tiêu và mục tiêu đã xác định. Xác định bất kỳ lĩnh vực nào mà doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài. Các vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt nên được ưu tiên bởi tầm quan trọng của chúng đối với thành công của doanh nghiệp. Sau khi xác định xong những vấn đề này, hãy bắt đầu xây dựng chiến lược. Bởi vì các tình huống kinh doanh và kinh tế là linh hoạt, điều quan trọng trong giai đoạn này là phát triển các phương pháp tiếp cận thay thế nhắm mục tiêu từng bước của kế hoạch.

Bước 4: Thực hiện chiến lược

Việc thực hiện chiến lược thành công là rất quan trọng cho sự tồn tại cũng như phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Đây là giai đoạn hành động của quá trình quản lý chiến lược. Thực hiện chiến lược có nghĩa là đưa chiến lược đã chọn của tổ chức vào hoạt động và làm cho nó hoạt động như dự định. Thực hiện chiến lược bao gồm thiết kế cấu trúc của tổ chức, phân phối nguồn lực, phát triển quy trình ra quyết định và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực.

Bước 5: Đánh giá và kiểm soát

Đánh giá chiến lược là bước cuối cùng của quá trình quản lý chiến lược. Các hành động đánh giá và kiểm soát chiến lược bao gồm các phép đo hiệu suất, xem xét nhất quán các vấn đề bên trong và bên ngoài và thực hiện các hành động khắc phục khi cần thiết. Bất kỳ đánh giá thành công nào của chiến lược đều bắt đầu bằng việc xác định các thông số cần đo lường. Các thông số này phải phản ánh các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 1. Xác định tiến độ của bạn bằng cách đo lường kết quả thực tế so với kế hoạch.

Theo dõi các vấn đề bên trong và bên ngoài cũng sẽ cho phép doanh nghiệp phản ứng với bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị chiến lược xác định rằng chiến lược không đưa doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra, hãy thực hiện các hành động khắc phục. Nếu những hành động khắc phục đó vẫn không thành công, thì hãy lặp lại quy trình quản lý chiến lược. Bởi vì các vấn đề bên trong và bên ngoài không ngừng phát triển và thay đổi, bất kỳ dữ liệu nào thu được trong giai đoạn này cần được giữ lại để giúp thực hiện bất kỳ chiến lược nào trong tương lai.

Nhìn chung, việc thực hiện quản trị chiến lược trong một doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Nếu triển khai quản trị doanh nghiệp liên tục và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu được những kết quả khả quan. Luận Văn 2S hy vọng bài viết về khái niệm "quản trị chiến lược là gì" này sẽ có ích cho bạn trong học tập lẫn ứng dụng vào công việc kinh doanh của mình.

Video liên quan

Chủ Đề