Phương pháp the hiện bài hát hành khúc

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA LÊ HỒNG LĨNH [CHỦ BIÊN] PHẠM THỊ BÍCH NGA - LÊ NGUYÊN HỒNG THỂ LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BÀI HÁT MẪU GIÁO GIÁO TRÌNH DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MẦM NON Huế, tháng 5/2011 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 4 Phần thứ nhất: Hình thức và thể loại âm nhạc................................................................. 5 Chương I: Khái niệm chung ....................................................................................... 5 1. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật âm nhạc ........................................................... 5 2. Những nguyên tắc chung trong phương pháp phân tích tác phẩm âm nhạc ......... 6 3. Phân biệt giữa hình thức âm nhạc và thể loại âm nhạc......................................... 8 Chương II: Phương pháp diễn tả cơ bản, chức năng từng phần của hình thức, sự phân chia trong hình thức .................................................................................................. 12 1. Những phương pháp diễn tả cơ bản nhất trong âm nhạc .................................... 12 2. Chức năng từng phần của hình thức âm nhạc ..................................................... 19 3. Sự phân chia trong hình thức âm nhạc: ngắt, cơ cấu, phần, motif [mô-típ], tiết nhạc, câu nhạc ......................................................................................................... 22 Chương III: Hình thức một đoạn đơn ....................................................................... 28 1. Khái niệm chung ................................................................................................. 28 2. Các dạng cấu trúc phổ biến ................................................................................. 30 3. Ứng dụng ............................................................................................................. 33 4. Những bổ sung thêm về cấu trúc......................................................................... 33 5. Một số dạng đoạn nhạc thường gặp trong dân ca người Việt ............................. 35 Chương IV: Hình thức hai đoạn đơn ........................................................................ 48 1. Khái niệm chung ................................................................................................. 48 2. Các dạng cấu trúc hình thức hai đoạn đơn .......................................................... 51 3. Các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức hai đoạn đơn .......... 55 4. Ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn ................................................................ 56 Chương V: .............................................................................................................. 60 1. Khái niệm chung ................................................................................................. 60 2. Các dạng cấu trúc phổ biến của hình thức ba đoạn đơn...................................... 63 3. Các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức ba đoạn đơn ........... 65 Chương VI: Hình thức ba đoạn đơn ......................................................................... 68 1. Hình thức ba đoạn phức ...................................................................................... 68 2. Hình thức rondo [rông-đô] .................................................................................. 69 3. Hình thức biến tấu ............................................................................................... 70 4. Hình thức sonate [xô-nát].................................................................................... 70 Chương VII: Giới thiệu một số thể loại thanh nhạc ................................................... 72 1. Ca khúc................................................................................................................ 72 2. Trường ca ............................................................................................................ 76 3. Romance [rô-măng-xơ] ....................................................................................... 76 4. Hợp ca.................................................................................................................. 76 5. Hợp xướng........................................................................................................... 77 Chương VIII: Giới thiệu một số thể loại của khí nhạc ............................................... 80 1. Vài thể loại nhỏ của khí nhạc [nhạc đàn] ............................................................ 80 2. Vài thể loại lớn của nhạc khí............................................................................... 82 PHẦN THỨ HAI: Phương pháp và kỹ thuật ca hát .................................................... 85 Chương I: Một số vấn đề về ca hát ............................................................................ 85 2
  3. 1. Bộ máy phát âm [bộ máy phát thanh] ................................................................. 85 2. Hơi thở trong ca hát............................................................................................. 88 3. Các xoang cộng minh và tổ chức âm thanh ........................................................ 91 4. Phân loại giọng hát .............................................................................................. 95 5. Tư thế cơ thể trong ca hát.................................................................................... 99 6. Một số kỹ thuật hát............................................................................................ 101 7. Xử lý ngôn ngữ trong ca hát.............................................................................. 106 8. Một số bài tập luyện thanh thông thường: ........................................................ 112 9. Lựa chọn bài hát và phương pháp luyện tập ..................................................... 115 Chương II: ............................................................................................................ 120 1. Các thể loại bài hát dùng ở trường Mầm non.................................................... 120 2. Hướng dẫn thực hành thể hiện bài hát............................................................... 120 Chương III: Ứng dụng thể hiện bài hát ở trường Mầm non ..................................... 131 1. Phần chuẩn bị .................................................................................................... 131 2. Phần biểu diễn ................................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 133 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát là những kiến thức cần thiết đối với mỗi giáo viên Mầm non. Nó trang bị những hiểu biết và kỹ năng để các thầy, cô giáo có thể sử dụng trong lúc dạy cho các cháu về hoạt động ca hát ở nhà trường... Với phương châm là cung cấp một lượng kiến thức phù hợp với đối tượng làm công tác âm nhạc không chuyên, nhưng có tác dụng thiết thực để các sinh viên có thể vận dụng được trong công tác của mình sau khi tốt nghiệp, nên chúng tôi không đi quá sâu vào các nội dung chỉ dành riêng cho đối tượng là học sinh - sinh viên âm nhạc chuyên nghiệp, mà chủ yếu giới thiệu các kiến thức cần thiết cho người học... Ngoài việc cung cấp trực tiếp các kiến thức cơ bản cho sinh viên, cuốn sách còn trang bị cho người học một số nội dung để tham khảo, tự nghiên cứu, nhằm hỗ trợ thêm cho kiến thức chính. Để hiểu rõ các nội dung trong cuốn sách này, đồng thời để sử dụng tốt vào quá trình giảng dạy cho các cháu, sinh viên cần nắm vững và vận dụng các kiến thức đã được học từ các học phần: Âm nhạc I, Âm nhạc II, và Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non, trong các sách giáo khoa, các tài liệu và các trang web âm nhạc liên quan... Các ví dụ, câu hỏi, bài tập trong cuốn sách này chủ yếu sử dụng các bài hát, tác phẩm âm nhạc của Việt Nam, nhằm giúp cho sinh viên dễ tiếp thu, và hiểu được các kiến thức, khuôn mẫu âm nhạc của Phương Tây. Qua cuốn sách này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà giáo trong lĩnh vực sư phạm âm nhạc, các đồng nghiệp, bạn bè, sinh viên đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi bằng nhiều hình thức, để nhóm biên soạn có thể hoàn thành được cuốn sách này. Do một số lý do khách quan và chủ quan, cho nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi rất mong các đồng nghiệp và sinh viên cho ý kiến đóng góp, để cuốn sách tiếp tục được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản. Xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn 4
  5. Phần thứ nhất HÌNH THỨC VÀ THỂ LOẠI ÂM NHẠC Chương I: KHÁI NIỆM CHUNG Mục đích, yêu cầu Trang bị cho học viên những hiểu biết ban đầu về: - Tính chất đặc biệt của nghệ thuật âm nhạc. - Hiểu được những nguyên tắc trong phương pháp phân tích tác phẩm âm nhạc. - Có những khái niệm sơ giản về hình thức, thể loại âm nhạc. 1. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật âm nhạc Âm nhạc là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào những hoạt động và quy luật chung của tự nhiên. Đồng thời, âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của loại hình nghệ thuật này. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác: hội họa sử dụng đường nét hình khối, màu sắc; văn thơ sử dụng sức mạnh của ngôn từ; âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Từ các âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và ngày càng hoàn thiện nghệ thuật âm nhạc để phản ánh mọi hoạt động của con người bằng ngôn ngữ riêng, dựa trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết tấu. Những yếu tố ấy đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành những hệ thống có tính lôgic, trình bày và phát triển qua thời gian, để phản ánh những cấu trúc mẫu mực khác nhau, những hình thức âm nhạc khác nhau. Do vậy, bản chất thời gian là một trong những tính chất quan trọng và đặc biệt của âm nhạc. Khi âm nhạc vang lên, không thể ngừng lại phía sau, mà sự trình bày, phát triển là liên tục để biểu hiện đường tiến triển của nội dung hình tượng, của ý tưởng âm nhạc. Từ thưở ban đầu, âm nhạc luôn gắn chặt với mọi hoạt động thực tiễn của con người nảy sinh trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại, trong việc tìm hiểu để thích ứng với thiên nhiên, trong những tín hiệu thông tin liên lạc, và cả những cử chỉ bộc lộ tâm tình, tình cảm trong giao tiếp cộng đồng. Âm điệu trầm bổng, cao thấp khác nhau trong ngôn ngữ và tiết tấu phong phú trong lao động tập thể... là hai nhân tố khởi đầu của âm nhạc. Đó là những tiếng hô, tiếng hò trong lao động, sinh hoạt; là những câu ca khác nhau biểu hiện trong niềm vui, nỗi nhớ, nhũng xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, hoặc gửi gắm tâm tình... Âm nhạc đã gắn liền với mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi từ giã cuộc sống. Đó là khúc hát ru thưở ban đầu; những bài đồng dao tuổi thơ; những bài hát giao duyên, bài ca chiến trận, bài ca lao động... khi trưởng thành và tiếp đến là những khúc hát tiễn đưa con người về cõi vĩnh hằng. Những bài ca ấy là niềm vui, nỗi khổ đau, những ước mơ khát vọng về hạnh phúc, những suy tư 5
  6. trăn trở thầm kín của con người. Do vậy, âm nhạc tạo cho con người những xúc cảm mãnh liệt, những cảm xúc tinh tế nhiều màu vẻ... từ một tâm trạng này sang một tâm trạng khác. Nội dung tác phẩm âm nhạc từ dân gian đến chuyên nghiệp, từ hình thức nhỏ nhất đến những tác phẩm có quy mô lớn, đồ sộ đều biểu hiện những suy tư của con người trước hiện thực khách quan, mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa người với người. Mỗi tác phẩm âm nhạc là sản phẩm của từng thời đại lịch sử nhất định, được sinh ra trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng dân tộc. Các nhà soạn nhạc đã phản ánh trong tác phẩm của mình bằng phương pháp này hay phương pháp khác những khuynh hướng tiến bộ của thời đại. Những tác phẩm ấy là những giá trị bất diệt, có tác động trở lại để giúp con người vươn tới cái đẹp, cái thiện. Nhạc sĩ vĩ đại người Đức L.V.Beethoven [L.V.Bê-tô-ven] – người đã sáng tác chín bản giao hưởng, trong đó bản giao hưởng số 5 - “Giao hưởng bi kịch - Định mệnh” đã biểu hiện ý đồ triết lí theo sự phát triển chung của hình tượng âm nhạc: “Qua đấu tranh đến thắng lợi”, “từ bóng tối đến ánh sáng”. Âm nhạc của bản giao hưởng như thuật lại giai đoạn cao trào nhất trong cuộc đời con người, con người dấn thân vào cuộc đấu tranh cho lý tưởng, chiến thắng lại định mệnh. Cuộc đấu tranh ấy là gian nan, con người có thể phải hi sinh, nhưng con người vẫn tiến lên phía trước và cuối cùng kết thúc bằng thắng lợi của tinh thần đạo lý. Với ý đồ triết lý lớn lao như vậy, Beethoven đã sáng tác bản giao hưởng này trong một cấu trúc rõ ràng, cân đối, mạch lạc, lôgic và cực kì cô đọng. Tác phẩm đã trở thành một mẫu mực, một tiêu chuẩn kiểu mẫu cho âm nhạc giao hưởng của thế kỉ XIX. 2. Những nguyên tắc chung trong phương pháp phân tích tác phẩm âm nhạc Muốn phân tích một tác phẩm âm nhạc dù nhỏ nhất như một bài hát tập thể, một làn điệu dân ca, dân vũ cho tới những tác phẩm có quy mô lớn như một bản giao hưởng gồm nhiều chương, một vở nhạc kịch, vũ kịch có nhiều màn, nhiều cảnh... đòi hỏi người học phải có sự hiểu biết rộng và toàn diện. Ngoài sự hiểu biết về lịch sử xã hội nói chung, cần có những kiến thức về âm nhạc như lí thuyết âm nhạc cơ bản, hòa âm, phức điệu, tính năng nhạc cụ, phối dàn nhạc, lịch sử âm nhạc, mỹ học âm nhạc,... đồng thời từng nghe một lượng tác phẩm nhất định. Tùy vào đối tượng phân tích mà vận dụng những hiểu biết ấy của mình trong thực hành nghiên cứu. Phân tích một tác phẩm âm nhạc, trước hết phải nghiên cứu toàn diện, tổng hợp trong một phạm vi rộng của nhiều vấn đề chứ không chỉ giới hạn ở cấu trúc tác phẩm ấy. Việc phát hiện nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm là công việc chính của việc phân tích. Một tác phẩm âm nhạc có tính nghệ thuật cao bao giờ cũng chứa đựng một nội dung sâu sắc. Để thể hiện nội dung tác phẩm, các nhà soạn nhạc đã lựa chọn những hình thức phù hợp, điển hình và không trùng lặp. Sự độc đáo của mỗi hình thức không phải là ngẫu nhiên, đó là kết quả của nội dung khách quan được biểu hiện bằng phương pháp của ngôn ngữ âm nhạc. Chẳng hạn như Bản giao hưởng số 1 – “Quê hương” hoàn thành năm 1961 của nhạc sĩ Hoàng Việt - tác phẩm liên khúc sonate [xô-nát] – giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Tác phẩm đã phản ánh tinh thần đấu tranh của nhân dân 6
  7. Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hi vọng vào một ngày mai đất nước sẽ được độc lập, tự do, thống nhất. Với nội dung tư tưởng lớn lao, tác giả đã vận dụng thành công tư duy giao hưởng của nền âm nhạc Châu Âu dựa trên ngôn ngữ âm nhạc mang đậm phong cách dân tộc và có tính sáng tạo về tính luân phiên giữa các chương để phù hợp với ý đồ phát triển của hình tượng âm nhạc. Bản giao hưởng Quê hương có các chủ đề, âm nhạc được hình thành từ âm điệu của chín ca khúc khác nhau và âm điệu của hai làn điệu dân ca. Những bài ca ấy là những khúc nhạc quen thuộc, những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Việt Nam và của chính tác giả [Hội nghị Diên Hồng, Lên đàng, Nam Bộ kháng chiến, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Lên ngàn, Kỵ binh Việt Nam, Mùa lúa chín, Cây trúc xinh, Quê tôi giải phóng, Giải phóng miền Nam, Đợi chờ]. Khác với giao hưởng truyền thống, chương ba không phải là chương nhạc biểu hiện sinh hoạt phong tục mà lại có tính kịch gay gắt nhằm miêu tả cuộc kháng chiền của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ; còn chương bốn, tác giả đã vận dụng đưa hợp xướng lớn trình bày cùng dàn nhạc giao hưởng nhưng lại là chương chậm, miêu tả niềm tin vào ngày mai đất nước sẽ thống nhất trong ngày hội dân tộc. Sự vận dụng một loại hình âm nhạc của phương Tây dựa trên ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam, có tính phương Đông trong tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Việt là một bước đi đúng đắn cho sự hình thành âm nhạc giao hưởng Việt Nam. Tuy là một thể loại âm nhạc hoàn toàn mới đối với công chúng Việt nam, nhưng thính giả vẫn cảm thấy những âm điệu, tiết tấu gần gũi, có thể tiếp nhận được nội dung, hình tượng âm nhạc mà nhà soạn nhạc đã gửi gắm vào tác phẩm, thông qua sự biểu hiện âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau trong dàn nhạc giao hưởng. Công chúng Châu Âu khi được nghe tác phẩm này, đã đánh giá cao sự tìm tòi của tác giả trong việc xử lý chất liệu âm nhạc dân tộc, có tính riêng biệt, độc đáo. Muốn hiểu được nội dung một tác phẩm nào đó, người nghiên cứu nên quan tâm tới hoàn cảnh lịch sử, xã hội; các xu hướng, các quan điểm nghệ thuật trong giai đoạn tác phẩm ra đời. Chẳng hạn như để đánh giá đúng mức tác dụng của ca khúc Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, không thể tách khỏi hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam trong giai đoạn này. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, sau khi thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm lăng tìm thuộc địa, thiết lập chế độ thống trị nửa phong kiến, bắt đầu truyền bá có điều kiện nền văn minh phương Tây, mà chủ yếu là văn minh Pháp gây nên những biến động sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Trong lĩnh vực âm nhạc, nhạc “cải cách” hay còn gọi là “tân nhạc”, “nhạc mới”, là một hiện tượng, một sản phẩm văn hóa dân tộc, là kết quả của sự tiếp biến văn hóa giữa Đông và Tây, là sự tiếp nhận của người Việt Nam đối với âm nhạc phương Tây theo cách của mình. Khoảng những năm 30 của thế kỉ XX, một dạng tác phẩm của âm nhạc mới là ca khúc ra đời với các khuynh hướng khác nhau: - Lãng mạn [Con thuyền không bến, Cô lái đò, Đêm đông, Biệt li, Suối mơ, Cô láng giềng...], - Yêu nước tiến bộ [Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Thăng Long hành khúc, Bóng cờ lau...] - Cách mạng [Cùng nhau đi Hồng binh, Du kích ca, Tiến quân ca, Diệt phát xít...]. Sự hình thành phong trào nhạc mới không chỉ là một sự kiện quan trọng, nổi bật, tạo bước ngoặc mới về thủ pháp sáng tác, biểu diễn âm nhạc... mà nội dung của các ca khúc đó đã biểu hiện cho tiếng nói tình cảm của các tầng lớp, các giai cấp khác nhau trong xã hội, là những giá trị mới trong đời sống âm nhạc Việt Nam. 7
  8. Sự nhận biết về nội dung tác phẩm cần phải dựa trên các yều tố, thủ pháp biểu hiện của ngôn ngữ âm nhạc: giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp độ, cường độ, âm sắc, âm vực, cách cấu tạo... cũng như những quy luật và nguyên tắc của sự phát triển âm nhạc. Trong quá trình phân tích, có thể tham khảo những dẫn giải của chính tác giả hay của các nhà phê bình đánh giá về các tác phẩm ấy. Nhiều nhà soạn nhạc trên thế giới, đặc biệt ở thế kỷ XIX, XX đã nêu lên những ý đồ, suy tư của mình về tác phẩm hoặc viết bài giới thiệu tác phẩm của các nhà soạn nhạc ở thế kỷ trước hay cùng thời với mình như R.Schumann [R.Su-man], F.Liszt [F.Litx], H.Berlioz [H.Béc-li-ô], P.Tchaikosky [P.Trai-cốp-xki], D.Schostakovich [Đ.Sốt-xta-cô-vich],... và các nhạc sĩ Việt Nam như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Huy Du, Hoàng Vân... Đồng thời, có thể tìm hiểu qua các cuốn sách về lịch sử âm nhạc, về tác phẩm âm nhạc. Các đánh giá, nhận xét đó cùng với sự nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân mỗi người sẽ hoàn thiện cho việc khẳng định về nội dung, về tính nghệ thuật, phong cách của một trường phái, một tác giả. Phân tích một tác phẩm âm nhạc, cần bắt đầu từ những nhận xét tổng quát, toàn bộ tác phẩm để khẳng định ý đồ chung của tác giả, sau đó mới xem xét từng chương, từng phần riêng biệt cho tới các chi tiết. Có những tác phẩm, nhìn bề ngoài có thể có dáng dấp về hình thức chung là giống nhau, nhưng khi phân tích các phần nhỏ, chi tiết hơn, thông qua lối tiến hành giai điệu, tiết tấu... lại tìm thấy những điểm khác biệt, thể hiện tài năng sáng tạo của từng nhà soạn nhạc, và qua đó, có thể khẳng định phong cách, bút pháp của từng trường phái. Như vậy, trong quá trình nghiên cứu, ta đã dùng đến phương pháp so sánh. Có thể so sánh các tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả, hoặc tác phẩm của tác giả này với tác phẩm của người cùng thời... Phương pháp so sánh cho ta những kết quả để khẳng định một phong cách, một thể loại; đồng thời, còn xác định chính xác hơn tính điển hình, độc đáo của từng tác phẩm. Bởi lẽ, những quy luật được vận dụng trong âm nhạc khác hẳn với những khái niệm về quy luật, quy tắc, định lý dùng trong các ngành toán học, hóa học, lý học... vì những quy luật được vận dụng trong âm nhạc có tính “khuynh hướng”. Tính linh hoạt của các nguyên tắc ấy thể hiện sự độc đáo, không trùng lặp của mỗi tác phẩm âm nhạc. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích một tác phẩm nào đó nên dành thời gian tìm hiểu kĩ chủ đề âm nhạc của tác phẩm ấy. Bởi vì chủ đề âm nhạc chứa đựng sự trần thuật, giới thiệu hình tượng của tác phẩm và những mối liên quan chung của chúng trong quá trình phát triển. Sau khi trần thuật chủ đề âm nhạc, chủ đề sẽ được biến đổi bằng nhiều thủ pháp khác nhau trong mối liên quan chung và cuối cùng sẽ được nhấn mạnh để khẳng định hình tượng chính của tác phẩm. 3. Phân biệt giữa hình thức âm nhạc và thể loại âm nhạc Để xác định được khái niệm thế nào là hình thức âm nhạc cần phải bắt đầu tìm hiểu bản chất và tính tự nhiên của loại hình nghệ thuật này. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật tồn tại theo thời gian, được trình bày, phát triển qua thời gian để phản ánh những cấu trúc mẫu mực điển hình khác nhau cũng như những hình thức âm nhạc khác nhau. Khái niệm hình thức âm nhạc theo tư duy rộng là sự vang lên toàn bộ một tác phẩm từ âm thanh đầu đến âm thanh cuối cùng với tất cả các yếu tố của nó là giai điệu, tiết tấu, nhịp độ, âm 8
  9. sắc, hòa âm, âm vực, cường độ, cách cấu tạo v.v... Khái niệm hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề cùa một tác phẩm. Trên cơ sở của những quá trình ấy, các hình thức âm nhạc mẫu mực khác nhau được khẳng định như: hình thức một đoạn đơn, hình thức hai đoạn đơn, hình thức ba đoạn đơn; sự phức tạp hóa các đoạn đơn là hình thức một đoạn phức, hình thức hai đoạn phức, hình thức ba đoạn phức; tiếp đến là hình thức rondo [rông-đô], hình thức biến tấu, hình thức sonate [xô-nát]... Để khỏi lầm lẫn giữa khái niệm về hình thức âm nhạc theo tư duy, rộng và hẹp, từ đây trở đi trong cuốn sách giáo trình này sẽ dùng thuật ngữ hình thức âm nhạc theo nghĩa hẹp để phân biệt các cấu trúc khác nhau trong các tác phẩm âm nhạc. Thể loại âm nhạc là những dạng, những kiểu tác phẩm có liên quan chặt chẽ trong một phạm vi nhất định với các yếu tố diễn tả cơ bản của âm nhạc. Kể cả những tác phẩm viết cho thanh nhạc hay chỉ viết cho các nhạc cụ trình bày cũng đều thể hiện được tính chất thể loại thông qua các phương tiện diễn tả như: hành khúc, hành khúc tang lễ, bài hát ru, khúc hài hước, bài ca chèo thuyền... Hành khúc thường viết ở nhịp độ vừa phải; phù hợp với bước đi. Lối tiến hành giai điệu thường xuất hiện những quãng 4, quãng 5 hoặc quãng trùng với cường độ các âm giống nhau hoặc có chấm dôi; có âm hình khúc chiết, mạnh mẽ, rắn rỏi [Anh vẫn hành quân, Hành quân xa, Tiến bước dưới quân kì, Bước chân trên dải Trường Sơn, Tiếng chuông và ngọn cờ...] Hành khúc tang lễ cũng có những đặc điểm về giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu... như hành khúc nhưng viết ở nhịp độ chậm, biểu hiện nỗi đau thương, sự mất mát... tiếc thương người anh hùng, người thân. Hát ru thường có nhịp độ khoan thai, giai điệu du dương với lối tiến hành giai điệu đi liền bậc, ít dùng những biến hóa âm đột ngột và tiết tấu thường có tính chu kỳ hoặc tự do [Mẹ yêu con, Từ trên đỉnh núi]. Khúc hài hước thường có nhịp độ nhanh, hay sử dụng đảo phách, giai điệu có những bước nhảy tạo sự hẫng hụt... [Chiếc xe lu, Thằng Bờm ...] Mỗi loại hình nghệ thuật đều gồm nhiều thể loại khác nhau. Hội họa có vẽ chân dung, phong cách, sơn mài, sơn dầu, tranh khắc, tranh minh họa...; thơ ca có loại thơ 4 từ, 5 từ, lục bát, thất ngôn, thơ mới... Nghệ thuật âm nhạc cũng có nhiều loại với tiêu chí phân loại khác nhau. Có người phân chia âm nhạc thành các loại: âm nhạc dân gian, âm nhạc giải trí, âm nhạc thính phòng, âm nhạc giao hưởng - đại hợp xướng gồm cả thanh nhạc, khí nhạc... - thanh xướng kịch gồm cả thanh nhạc, khí nhạc, trang phục; âm nhạc sân khấu có tính tổng hợp như nhạc kịch [opéra = ô-pê-ra], vũ kịch [ballet = ba-lê]. Trong mỗi loại ấy lại có nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu cho những nét điển hình của từng loại. Âm nhạc dân gian cũng có nhiều loại khác nhau kể cả cho thanh nhạc [lao động, trữ tình, 9
  10. giao duyên, lễ hội, ru, hò...] và khí nhạc [độc tấu, hòa tấu...]. Âm nhạc giải trí gồm cả thanh nhạc và khí nhạc. Âm nhạc thính phòng như nocturne [nốc-tuyếc], etude [ê-tuýt], prelude [prê- luýt], sonate [xô-nát]... viết cho một hoặc vài, ba nhạc cụ biểu diễn trong một phòng hòa nhạc nhỏ. Âm nhạc giao hưởng như ouverture [u-véc-tuya], giao hưởng, thơ giao hưởng, tổ khúc giao hưởng, concerto [công-xéc-tô]... viết cho dàn nhạc giao hưởng, biểu diễn trong một phòng hòa nhạc lớn. Đôi khi người ta phân chia thể loại âm nhạc theo một cách khác, trong phạm vi rộng hơn, chia thành hai nhóm: thanh nhạc [những tác phẩm cho giọng hát có phần đệm của nhạc đàn hoặc không] và khí nhạc. Theo lối phân chia này, không chỉ phân biệt về cách thức biểu hiện mà còn liên quan đến quy luật thẩm mỹ, có quan hệ đến khả năng thể hiện nội dung. Nhóm tác phẩm cho thanh nhạc liên quan đến ca từ, và lời ca đã giúp cho người nghe hiểu được nội dung tác phẩm dễ dàng hơn. Ngược lại, những tác phẩm khí nhạc, nội dung tác phẩm thông qua các phương tiện diễn tả của âm thanh để biểu hiện hình tượng tác phẩm, việc lĩnh hội những tác phẩm đó đòi hỏi phải có vốn hiểu biết nhất định về âm nhạc. Lịch sử phát triển của nghệ thuật âm nhạc đã chứng minh thể loại âm nhạc luôn được bổ sung những loại hình mới và được sinh ra trong những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định, liên quan đến sự tìm tòi sáng tạo của các nhà soạn nhạc. Thể loại âm nhạc cũng không tồn tại riêng biệt mà chúng thường có mối tương hỗ lẫn nhau. Trải qua thời gian, thể loại âm nhạc ngày càng hoàn thiện, phong phú với nhiều loại mới đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Tóm tắt 1. Âm nhạc - nghệ thuật âm thanh, dựa trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết tấu; được tổ chức chặt chẽ, tạo thành những hệ thống có tính lôgic, trình bày và phát triển qua thời gian, để phản ánh những cấu trúc mẫu mực khác nhau, những hình tượng âm nhạc khác nhau. 2. Phân tích tác phẩm âm nhạc cần nghiên cứu toàn diện, tổng hợp, trong đó việc phát hiện nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm rất quan trọng, có liên quan tới hoàn cảnh chính trị - xã hội và các xu hướng nghệ thuật. Nội dung và giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua ngôn ngữ âm nhạc, do vậy cần xem xét từ khái quát đến từng phần, từng chi tiết của tác phẩm và sử dụng phương pháp phân tích nội tại, rồi so sánh, tổng hợp. Trong quá trình phân tích, cần dành nhiều thời gian phân tích chủ đề. 3. Hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề của một tác phẩm; từ đó sẽ khẳng định các cấu trúc mẫu mực khác nhau. Thể loại âm nhạc là những dạng, những kiểu tác phẩm liên quan chặt chẽ trong một phạm vi nhất định với các phương pháp diễn tả cơ bản của âm nhạc. 10
  11. Câu hỏi 1. Trình bày về tính chất đặc biệt của âm nhạc. 2. Hãy nêu những nguyên tắc chính để phân tích một tác phẩm âm nhạc. 3. Hãy trình bày hiểu biết của mình về hình thức âm nhạc theo nghĩa rộng và hẹp. 4. Thử nêu một vài cách phân chia về thể loại âm nhạc. 11
  12. Chương II: PHƯƠNG PHÁP DIỄN TẢ CƠ BẢN, CHỨC NĂNG TỪNG PHẦN CỦA HÌNH THỨC, SỰ PHÂN CHIA TRONG HÌNH THỨC Mục đích, yêu cầu 1. Giúp cho học viên biết được những khía cạnh quan trọng nhất của từng phương pháp diễn tả cơ bản khi phân tích tác phẩm. 2. Biết được cấu trúc của hình thức âm nhạc bao gồm các phần chính và có thể thêm phần phụ; chức năng khác nhau của chúng trong tác phẩm. 3. Giới thiệu sơ giản nhất về sự phân chia trong hình thức. 1. Những phương pháp diễn tả cơ bản nhất trong âm nhạc Những phương pháp diễn tả cơ bản trong âm nhạc gồm: giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp độ, âm sắc, cường độ, cách cấu tạo v.v... Tất cả những phương pháp diễn tả cơ bản này đều liên quan chặt chẽ với nhau, không tách rời mà thống nhất vang lên đồng thời với vai trò dẫn dắt của giai điệu. Người nghe bị hấp dẫn tới tình cảm là do sự tác động đồng thời của tất cả các phương pháp diễn tả vang lên từ nốt nhạc đầu tới nốt cuối của tác phẩm. Do vậy, khi phân tích một tác phẩm nào đó cần phải xem xét mối quan hệ tương hỗ của tất cả các phương pháp diễn tả nhưng sau đó cần phân tích kỹ lưỡng từng yếu tố riêng biệt như giai điệu, hòa âm, tiết tấu v.v.. để tìm được những nét độc đáo của hình tượng tác phẩm. Chúng ta hãy xem xét âm điệu bắt đầu của những bài chính ca, ca khúc cách mạng hoặc hành khúc sau đây: 1a. Tiến quân ca [trích] Nhịp đi – Hùng mạnh Văn Cao 1b. Diệt phát xít [trích] Nhịp đi Nguyễn Đình Thi 1c. Cùng nhau đi Hồng binh [trích] Nhịp đi Đinh Nhu 12
  13. Các bài ca trên đều bắt đầu bằng một quãng 4 như tạo tính tích cực, kiên nghị, thúc giục, gây sự chú ý. Trên cơ sở nhân tố ấy còn có sự hỗ trợ của một vài yếu tố khác nhau như sự chuyển động của giai điệu bằng quãng 4 đi lên, phù hợp với sự chuyển động của nhịp điệu từ phách yếu sang phách mạnh, từ âm có trường độ ngắn sang âm có trường độ dài hơn [1a, 1c] và từ âm không ổn định chuyển hút sang âm ổn định trong một giọng. Vậy là, trong quá trình phân tích, ta đã xem xét một vài nhân tố trong mối liên quan tương hỗ nhau với sự dẫn dắt của giai điệu. 1.1. Giai điệu Giai điệu chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ phương pháp diễn tả của âm nhạc bởi lẽ giai điệu tạo đường nét, hình tượng chính của tác phẩm. Giai điệu là sự trình bày một ý nhạc, được sắp xếp trong một bè thường diễn đạt nội dung cơ bản của tác phẩm như số lớn các làn điệu, các bài dân ca hoặc một số đoạn ở những tác phẩm nhiều bè, giai điệu trình bày thành tổ chức có tính quy luật hoàn thiện. Những tác phẩm nhiều bè, giai điệu có ý nghĩa là bè dẫn dắt tiêu biểu cho hình tượng chính của tác phẩm. Khía cạnh quan trọng nhất của giai điệu là mối tương quan về độ cao thấp, độ dài ngắn của âm thanh cũng như mối tương quan về hòa âm, điệu tính. Trong một số trường hợp cụ thể giai điệu còn thể hiện tính thể loại tác phẩm. Nếu một giai điệu, tước bỏ phần tiết tấu có thể mất đi tính sinh động, sự rõ ràng của âm thanh cũng như sự khác nhau trong mối quan hệ hòa âm đó là mối quan hệ giữa âm ổn định và không ổn định trong một giọng. 2a: Vẫn ví dụ trên, các âm thanh có thêm tiết tấu [độ dài ngắn của âm thanh] làm cho giai điệu có hình tượng rõ ràng, kết hợp với nhịp điệu và nhịp độ, cho người nghe cảm nhận được tác giả như muốn thể hiện trong nét giai điệu ấy một tình cảm hiên ngang, tự hào về người lính công binh, trong cuộc chiến tranh giành thống nhất đất nước. 2b: Bài hát bên cầu phao Dõng dạc – Hiên ngang Nhạc và lời: Trọng Bằng 13
  14. Nếu nét giai điệu trên được hát ở nhịp độ nhanh hơn hoặc chậm hơn sẽ làm thay đổi hình tượng của tác phẩm; nhịp độ nhanh như tạo sự thôi thúc khẩn trương, bất ổn định; nhịp độ chậm làm cho âm nhạc như bình ổn hơn. Tuy tiết tấu nhịp độ v.v… là khía cạnh quan trọng trong tổ chức giai điệu nhưng không có nghĩa quyết định. Khía cạnh quan trọng nhất, thể hiện bản chất của giai điệu là âm điệu. Âm điệu bắt nguồn từ ngữ điệu của ngôn ngữ. Tất nhiên, âm điệu của ngôn ngữ [thanh điệu] và âm điệu âm nhạc khác nhau về bản chất. Âm điệu âm nhạc là sự hình thành độ cao thấp chính xác của các âm. Âm điệu âm nhạc được thể hiện bằng các quãng [đi liền bậc hoặc các quãng nhảy] và chiều hướng chuyển động của các quãng đó [đi lên, đi xuống, đi ngang, lượn sóng...] Trong một tác phẩm âm nhạc, giai điệu thường tiến hành theo kiểu lượn sóng, gồm các quãng đi lên và đi xuống, thăng bằng lẫn nhau. 2c. Người Hà Nội [trích] Chậm vừa Nguyễn Đình Thi Khi giai điệu tiến hành đi lên liên tục với cường độ tăng dần thường tạo tính căng thẳng; ngược lại, tiến hành đi xuống sẽ giảm bớt căng thẳng kèm theo sự giảm dần cường độ của âm thanh. 3a. Người là niềm tin tất thắng [trích] Chu Minh 3b. Bài ca hi vọng [trích] Văn Ký Bước đi liền bậc là dạng chính của sự chuyển động, tạo cho giai điệu trôi chảy, nhịp nhàng. Các bước nhảy xa [quãng nhảy] sau đó thường được tiến hành ngược hướng để “điền đầy” vào khoảng trống do bước nhảy trước đó tạo nên. 4. Đêm Trường Sơn nhớ Bác [trích] Trần Chung 14
  15. Giai điệu của tác phẩm có thể chia thành những phần nhỏ, có tính độc lập, hoàn thiện ở một chừng mực nào đó gọi là làn sóng giai điệu. Làn sóng giai điệu có thể rất ngắn, gồm vài âm, có thể dài trong một số nhịp. 5. Nhạc rừng [trích] Vừa phải – Trong sáng Hoàng Việt Làn sóng giai điệu đi lên đến điểm cao nhất gọi là cao trào hay cao điểm [đỉnh cao của giai điệu]. Giai điệu có thể có nhiều cao điểm ở mỗi làn sóng giai điệu. Cao trào chính là cao điểm quan trọng nhất, có ý nghĩa chung cho toàn bộ hình thức và thường xuất hiện ở vị trí 3/4 tác phẩm, gọi là điểm chia vàng. Trong cấu trúc tác phẩm, việc bố trí cao trào chính thích đáng là một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà soạn nhạc. Ta có thể xem xét qua hai ca khúc nghệ thuật Bài ca hi vọng của Văn Ký và Mộc miên hoa của Huy Du đều có cao trào chính ở vị trí như quy định chung; đồng thời trước đó đã được chuẩn bị trước. Ở bài Mộc miên hoa cao trào xuất hiện ở nhịp 18 – 19 với âm cao nhất so với toàn bài: “A2” [nốt La 2] cường độ ff [tổng số 25 nhịp]; Bài ca hi vọng có xê dịch chút ít về cuối, nhịp 24 – 25 [trong tổng số 29 nhịp] với âm thanh cao nhất “F2 ” [nốt Pha 2] ở cường độ lớn nhất ff. Trong một số tác phẩm có thể không có cao trào chính mà chỉ có cao trào bộ phận như ca khúc quần chúng, ca khúc cho trẻ em hoặc những tác phẩm có tính vũ khúc. Ở những tác phẩm giao hưởng, cao trào không chỉ ở một điểm mà có thể chiếm cả một vùng lớn trong khuôn khổ của hình thức. 1.2. Hòa âm Hòa âm là một trong những phương pháp diễn tả cơ bản quan trọng nhất của âm nhạc. Hòa âm là động lực sinh ra hình thức âm nhạc và làm rõ nét cho hình tượng âm nhạc. Ba khía cạnh quan trọng nhất của hòa âm là: 1. Bổ sung và làm rõ cho giai điệu; 2. Tạo màu sắc; 3. Công năng. Hòa âm có liên quan chặt chẽ đến các phương pháp diễn tả khác, trước hết là giai diệu, bổ sung và làm rõ nội dung của giai điệu. Chẳng hạn hòa âm của một phần nào đó trong tác phẩm thay đổi thường xuyên sẽ làm cho giai điệu trở nên căng thẳng không ổn định. Ngược lại, nếu hòa âm ít thay đổi, giai điệu thường có tính dàn trải, êm ả. Do đó, bản thân một giai điệu nào đó có thể thay đổi do sự thay đổi trong lối tiến hành hòa âm. Trong quá trình phân tích, việc tìm hiểu dàn ý hòa âm của tác phẩm rất quan trọng để phân định ranh giới từng câu, đoạn và các phần khác nhau của hình thức. Bản chất tạo hình quan trọng nhất của hòa âm là tính công năng. 1.3. Tiết tấu, tiết luật 1.3.1. Tiết tấu là một trong những phương pháp diễn tả của âm nhạc, được phát triển rất sớm 15
  16. khi giai điệu và thang âm còn chưa định hình. Theo nghĩa hẹp, tiết tấu chỉ sự liên tục có tổ chức độ dài ngắn của âm thanh. Theo nghĩa rộng, tiết tấu là mối tương quan về thời gian giữa các phần, các chương nhạc trong một tác phẩm âm nhạc. Tiết tấu giữ vai trò quan trọng trong tính tạo hình của tác phẩm, thông qua tiết tấu, ta có thể hiểu được hình tượng của chủ đề âm nhạc. Nếu tước bỏ phần giai điệu, trong chừng mực nhất định, tiết tấu có thể tạo cho người nghe cảm nhận được âm hình đó thể hiện các sắc thái tình cảm vui vẻ, hội hè, nhảy múa; hoặc thôi thúc, hiệu lệnh, chiến trận hay u buồn, thương tiếc, than thở v.v… Nhạc khí gõ trong âm nhạc dân gian của các tộc người Châu Phi, châu Á có thể biểu hiện được các tâm trạng tình cảm khác nhau của con người. Khi phân tích một tác phẩm âm nhạc, tiết tấu có thể là một trong những nhân tố phát triển tích cực bằng sự thay đổi liên tục để trở thành một trong những động lực cho sự phát triển của hình thức. Trong sự phát triển của hình thức âm nhạc tùy thuộc vào tính chất thể loại của tác phẩm, của hình tượng âm nhạc và phong cách. Tuy nhiên, có thể có hai chức năng: * Tiết tấu là nhân tố tích cực, là động lực cho sự phát triển. Bài Tiếng chuông nhà thờ của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát ngoài các yếu tố về giai điệu, nhịp điệu, nhịp độ, sự thay đổi các âm hình tiết tấu khác nhau đã tạo cho sự phát triển của âm nhạc thành từng phần riêng biệt, có hình tượng riêng, có thể phân thành 4 phần: Phần 1: Gồm 8 nhịp đầu với nhịp độ rất chậm, âm nhạc như kiểu hát nói, mang tính kể lể, kịch tính với lối cấu trúc tiết tấu như nhau trong các nhịp, trừ nhịp cuối cùng có âm hình biến tấu nhanh hơn viết ở nhịp 3/4 Phần 2: 8 nhịp tiếp theo có thể phân thành 4 nhịp một, tiết tấu thay đổi và chuyển sang nhịp 6/8, âm nhạc tha thiết đong đưa, tiếp theo là 6 nhịp với âm hình tiết tấu mới như mô phỏng tiếng chuông đung đưa với hai dạng tiết tấu chính luân phiên, trong đó dạng 1 được biến đổi trang sức. - Từ nhịp 23 đến nhịp 34 nhắc lại âm hình tiết tấu từ nhịp 9-16 và từ nhịp 17 – 22. - Từ 35- 60 là nhắc lại đoạn nhạc từ nhịp 9 – 34 nhưng sử dụng thủ pháp biến tấu giai điệu và tiết tấu ở những nhịp đầu. Dạng 1: Hoặc: Dạng 2: Phần 3: Từ nhịp 62 đến nhịp 69, tái hiện phần thứ nhất và chuyển về nhịp 3/4. Toàn bộ ba phần đều viết ở giọng Mi thứ, trong một vài nhịp có sử dụng li điệu. Phần 4: Chuyển sang nhịp 2/4, mang tính hành khúc và chuyển sang giọng Mi Trưởng. Âm nhạc ở đây sáng sủa hơn với hai kiểu âm hình tiết tấu khác nhau trong 8 nhịp đầu và 8 nhịp cuối với nhịp độ chậm hơn, âm thanh mạnh hơn, thể hiện niềm tin tưởng vào cuộc kháng chiến thành công. 16
  17. * Tiết tấu là nhân tố tạo tính thống nhất Những tác phẩm ở các thể loại etude [ê-tuýt], prelude [prê-luýt] thường chỉ có một dạng âm hình tiết tấu giống nhau trong cả tác phẩm hoặc một phần lớn của tác phẩm để thống nhất hình tượng. Ca khúc Việt Nam viết cho lứa tuổi mẫu giáo, các tiết nhạc thường có một âm hình tiết tấu giống nhau để các em nhỏ dễ nhớ, dễ thuộc như các bài: Chiếc đèn ông sao, Chú bộ đội, Đêm trung thu, Đàn gà con... Một số ca khúc tập thể, hành khúc cũng vậy, như bài Vì nhân dân quên mình của Doãn Quang Khải. Tiết tấu luôn liên quan chặt chẽ đến tiết luật. 1.3.2. Tiết luật là sự luân phiên giữa phách mạnh và phách nhẹ Phách mạnh là điểm tựa, có chức năng dẫn dắt; còn phách nhẹ giữ chức năng phụ thuộc. Trừ những trường hợp đặc biệt, khi thay đổi chức năng, tạo thành phách đảo; có nghĩa là phách yếu trở thành phách mạnh. Giữa nhịp này và nhịp khác cách nhau bằng vạch nhịp. Có hai dạng chính của tiết luật là tiết luật nghiêm khắc và tiết luật tự do. * Tiết luật nghiêm khắc là vị trí trọng âm không thay đổi trong các nhịp của một loại nhịp nào đó. Tiết luật tự do là vị trí trọng âm thay đổi, gây nên hiện tượng phách đảo. * Tiết luật còn có ý nghĩa là luật chia trường độ âm thanh: chia cơ bản và chia tự do [môn Âm nhạc 1 đã đề cập]. Tiết tấu và tiết luật là hai mặt của một quá trình phức tạp về tổ chức thời gian trong hình thức âm nhạc liên quan chặt chẽ, không thể tách rời. 1.4. Âm sắc Âm sắc là màu sắc của âm thanh, phụ thuộc vào nguồn gốc âm thanh phát ra. Người ta phân thành âm sắc của giọng người và âm sắc của các loại nhạc khí khác nhau. Giọng người được phân thành giọng của nam, giọng của nữ. Giọng còn được phân biệt giữa các loại: cao, trung và trầm. Còn đối với khí nhạc, mỗi cây đàn có một âm sắc riêng và có khả năng mô tả những hiện tượng như sáng, tối, dữ dội, sắc nhọn v.v... Trong quá trình phát triển của lịch sử nghệ thuật âm nhạc, vai trò của âm sắc ngày càng được quan tâm, trở thành tiêu biểu cho những yếu tố tạo hình. Âm sắc có liên quan đến một vài phương pháp diễn tả của âm thanh và liên quan đến một số phương pháp diễn tả nhất là giai điệu. Các nhà soạn nhạc đã khai thác khả năng này, đặc biệt khi viết cho dàn nhạc. Âm sắc còn liên quan đến âm vực của giai điệu. Mỗi giai điệu, nếu được tiến hành ở những âm vực khác nhau [thấp, trung bình, cao] có mức độ căng thẳng, sáng tối khác nhau để miêu tả hình tượng âm nhạc, sẽ phù hợp với âm sắc, âm vực của từng nhạc cụ. 1.5. Nhịp độ Nhịp độ liên quan đến tiết tấu, tiết luật và ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất của giai điệu. 17
  18. Cùng với tiết tấu, tiết luật, nhịp độ là nhân tố tạo nên sự chuyển động trong âm nhạc. Tiết tấu xác định về thời gian giữa các âm, còn nhịp độ có ảnh hưởng nhất định đến đặc tính của tác phẩm âm nhạc. Nhịp độ liên quan chặt chẽ đến hình tượng và thể loại của tác phẩm âm nhạc. Khúc hát ru, điệu mazurka [ma-dua-ca], scherzo [xkéc-dô]... đều có một nhịp độ thích ứng. Nhịp độ nhanh làm cho âm nhạc sinh động và linh hoạt; ngược lại, nhịp độ chậm tạo sự bình ổn, thư thái hơn. Các nhà soạn nhạc đương đại rất quan tâm tới sự lựa chọn nhịp độ chính xác cho mỗi chủ đề, từng đoạn, từng phần cũng như các chương khác nhau trong một tác phẩm. 1.6. Âm vực Trong toàn bộ phương pháp diễn tả cơ bản của âm nhạc, âm vực chỉ ở vị trí thứ hai nhưng lại có liên quan ảnh hưởng nhất định đến giai điệu, âm sắc. Thậm chí tùy từng tác phẩm hoặc từng phần của tác phẩm nào đó âm vực có khi lại ở vị trí thứ nhất. Âm vực có ảnh hưởng rõ rệt đến âm sắc, giai điệu, cho nên mỗi một nhạc cụ, nhất là các loại kèn hơi, mỗi âm khu có một màu sắc riêng, phù hợp với từng hình tượng, khía cạnh khác nhau của tình cảm. Trong các tác phẩm lớn sự tương phản về âm vực cũng góp phần cho sự phát triển của hình thức âm nhạc. 1.7. Cường độ Cường độ là một phương pháp diễn tả của âm nhạc, dùng để xác định độ to, nhỏ của âm thanh. Cường độ liên quan đến hướng chuyển động của giai điệu. Giai điệu tiến hành đi lên thường đòi hỏi tăng dần cường độ [crescendo = crét-xăng-đô]. Ngược lại, giai điệu tiến hành đi xuống, độ căng thẳng giảm bớt và cường độ âm thanh cũng giảm dần [decrescendo = đê-crét- xăng-đô]. Đôi khi ở một vài tác phẩm nào đó, với ý đồ của tác giả, có thể sử dụng ngược với tâm lý bình thường điều đó là hãn hữu. Những tác phẩm viết ở những hình thức lớn hoặc những ca khúc nghệ thuật, việc sử dụng cường độ sử chính xác sẽ góp phần làm cho nội dung của tác phẩm thể hiện đầy đủ hơn. 1.8. Cách cấu tạo Cách cấu tạo là phương thức trình bày, tổ chức âm thanh của tác phẩm. Tác phẩm âm nhạc có hai dạng cấu tạo chính: một bè và nhiều bè. Tác phẩm cấu tạo một bè được phân thành ba kiểu khác nhau là bè đơn, đồng âm và tăng đôi trong một vài quãng tám. Tác phẩm nhiều bè cũng được chia thành ba kiểu khác nhau: chủ điệu [homophonie = hô- mô-phô-ni], bè tòng [heterophonie = hê-tê-rô-phô-ni] và phức điệu [polyphonie = pô-li-phô-ni]. Chủ điệu là tác phẩm cấu tạo nhiều bè nhưng trong đó có một bè với ý nghĩa dẫn dắt, còn những bè khác chỉ có tính chất đệm với ý nghĩa phụ thuộc. Bè tòng là tác phẩm cấu tạo nhiều bè, trong đó có một bè với ý nghĩa dẫn dắt, còn những bè khác trình bày biến hóa, họa lại những âm điệu điển hình nhất của bè chính. Loại này tương tự như kiểu hòa tấu cổ truyền trong âm nhạc dân tộc của Việt Nam. Phức điệu là tác phẩm cấu tạo nhiều bè phức tạp nhất, vì trong đó tất cả các bè đều phát triển và là những bè độc lập. 18
  19. Trong thực tế khái niệm về thuật ngữ cách cấu tạo facture còn được dùng để chỉ tính thể loại của tác phẩm như cách cấu tạo kiểu dàn nhạc, kiểu hợp xướng, kiểu hòa tấu thính phòng, kiểu viết cho đàn violon [vi-ô-lông], piano [pi-a-nô] v.v... 2. Chức năng từng phần của hình thức âm nhạc Mỗi tác phẩm có cấu trúc ở hình thức nhỏ nhất hoặc hình thức lớn đều gồm ba phần chính được gọi là: phần trình bày, phần giữa và phần tái hiện. Ngoài ba phần chính ấy, tùy vào từng tác phẩm còn có thêm các phần phụ là: mở đầu, nối tiếp và kết. Các phần trong hình thức không tồn tại riêng biệt mà chúng phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất trong toàn bộ dàn ý sáng tác chung. 2.1. Phần mở đầu Phần mở đầu có chức năng chuẩn bị cho sự xuất hiện các phần chính của hình thức âm nhạc. Dù mở đầu được xây dựng trên chất liệu chủ đề độc lập hay sử dụng chất liệu của các phần chính thì cấu trúc của nó vẫn không ổn định, không hoàn thiện để hướng người nghe đến các phần tiếp theo. Phần mở đầu có thể rất ngắn, chỉ gồm một vài âm, nhưng cũng có thể rất dài tùy theo ý đồ của nhà soạn nhạc. Phần mở đầu có thể là chủ đề không độc lập, có ý nghĩa là chất liệu chủ đề liên quan chặt chẽ đến chất liệu chủ đề của các phần tiếp theo. Phần mở đầu là một nét nhạc không lời do tác giả soạn để gây không khí hoặc để dẫn người nghe vào phần hát. 2.2. Phần trình bày Phần trình bày là phần chính của hình thức, giữ chức năng trần thuật chất liệu chủ đề của một tác phẩm. Phần trình bày có tính hoàn thiện và rõ ràng về cấu trúc, có tính ổn định và thống nhất chất liệu chủ đề, điệu tính [giọng]. Tuy nhiên cũng có thể có sự biến đổi đôi chút qua phương pháp diễn tả âm nhạc, tùy từng tác phẩm. Phần thứ nhất trong bài Tháng ba học trò của [Hàn Ngọc Bích] là phần trình bày của tác phẩm này, gồm 16 nhịp. Cấu trúc của 8 nhịp đầu và 8 nhịp sau là như nhau về âm hình tiết tấu; cao độ ba nhịp đầu của câu 1 và 3 nhịp đầu câu sau cũng giống nhau. Phần trình bày này viết ở giọng Pha Trưởng; nhịp thứ 8 kết ở âm bậc V của giọng Pha Trưởng, âm Đô; còn nhịp thứ 16 kết ở âm bậc I, âm Pha. 6. Tháng Ba học trò [trích] Nhanh vừa Hàn Ngọc Bích 19
  20. 2.3. Phần nối tiếp Phần nối tiếp có chức năng liên kết hai chủ đề khác nhau hoặc hai phần chính của hình thức, với nhiệm vụ dẫn dắt, hướng sự phát triển tới phần tiếp theo và chuẩn bị cho sự xuất hiện chất liệu mới ở giọng mới của chủ đề mới. Khuôn khổ của nối tiếp có thể rất ngắn hoặc dài tùy thuộc vào hình thức tác phẩm. Do vậy, phần nối tiếp thường không ổn định về hòa âm và không hoàn thiện về cấu trúc. Ca khúc lứa tuổi học trò ít khi sử dụng phần nối, bởi lẽ khuôn khổ một bài không lớn, hơn nữa hình tượng cũng đơn giản, hình thức tác phẩm cũng đơn giản. Tuy nhiên có một vài bài, tác giả cũng sử dụng một nét nhạc không lời có tác dụng nối tiếp từ đoạn này sang đoạn sau như bài Đi học [Bùi Đình Thảo], bài Em yêu trường em [Hoàng Vân] v.v… 2.4. Phần giữa Phần giữa là phần chính, phần trung tâm của hình thức, phụ thuộc vào cách tiến hành và nội dung của chủ đề, được phân thành hai dạng chính đó là: 2.4.1. Phần giữa là phát triển Khi phần giữa là phát triển có nghĩa là biến đổi, âm nhạc của phần này dựa trên cơ sở biến đổi chất liệu chủ đề từ phần trình bày. Ca khúc lứa tuổi học trò trong một khuôn khổ và hình thức đơn giản, có tác giả sử dụng chất liệu của phần trình bày, biến đổi chút ít như về cao độ hoặc trường độ để tạo thành nét mới như các bài: Kỉ niệm thành phố tuổi thơ [Hồng Đăng], Cùng nhau ta đi lên [Phong Nhã] v.v… 7. Kỷ niệm thành phố tuổi thơ [trích] Allegretto - Rất trong sáng Hồng Đăng 2.4.2. Phần giữa là tương phản Khi phần giữa là tương phản có nghĩa là phần này xuất hiện chất liệu chủ đề mới khác hẳn với chất liệu âm nhạc của chủ đề trong phần trình bày. Phần giữa thường chuyển sang giọng mới, nhất là tác phẩm nhạc đàn. Ca khúc cho tuổi thiếu niên những bài viết ở hình thức lớn hơn đoạn nhạc, khi tác giả muốn chuyển từ phần trình bày sang phần giữa thường hay đổi âm hình tiết tấu, lối tiến hành 20

Page 2

YOMEDIA

Nội dung Phần 1 của cuốn Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo do Lê Hồng Lĩnh làm chủ biên. Với những kiến thức trình bày về hình thức và thể loại âm nhạc, hình thức một đoạn đơn, hình thức hai đoạn đơn,... Cuốn giáo trình sẽ giúp người học nắm được các kiến thức cơ bản về Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo.

03-06-2014 587 69

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề