Tác giả văn học trung đại lớp 10

Câu 1 trang 146 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

Trả lời:

Các bộ phận của văn học Việt Nam:

Văn học dân gian

Văn học viết

Hai bộ phận văn học đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa.

Hai bộ phận văn học cũng có những đặc trưng riêng.

Câu 2 trang 146 – SGK Ngữvăn 10 tập 2:

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.

Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:

a] Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.

b] Chọn phân tích một số tác phẩm [hoặc trích đoạn tác phẩm] văn học dân gian đã học [hoặc đã đọc] để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

c] Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh [chị] thích.

Trả lời:

a] Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất cuatr từng thể loại.

Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

+ Tính truyền miệng

+ Tính tập thể

+ Tính thực hành

Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, chèo.

Đặc trưng mỗi thể loại: Xem lại bài học tuần 2 và tuần 11.

b] Chọn phân tích một số tác phẩm [hoặc trích đoạn tác phẩm] văn học dân gian đã học [hoặc đã đọc] để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

Gợi ý: Học sinh chọn và phân tích các đoạn trích và tác phẩm theo hai luận điểm chính: nội dung và nghệ thuật.

c] Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh [chị] thích.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu này.

Câu 3 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [văn học trung đại] và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay [văn học hiện đại]. Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ‎ý sau:

a] Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

b] Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

c] Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Trả lời:

a] Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

Chủ nghĩa yêu nước.

Chủ nghĩa nhân đạo.

Cảm hứng thế sự.

b] Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:

+ Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam.

+ Chứng minh: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì

Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.

Chứng minh: Nền văn học chữ Hán thời phong kiến với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng như đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Chứng minh: phong trào Thơ mới và các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với những tên tuổi tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố

c] Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Phương diện so sánh Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Ngôn ngữ

– Chữ Hán

– Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

– Từ ngữ ước lệ, tượng trưng

– Lối văn biền ngẫu

– Chủ yếu là chữ quốc ngữ

– Ít dẫn điển tích , điển cố

– Xoá bỏ lối viết câu nệ, ước lệ, tượng trưng

– Bỏ dần lối viết theo ngữ pháp Hán.

Hệ thống thể loại

– Các thể loại trong văn học Hán: Thơ đường luật, Tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch,…

– Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn, …

– Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật

– Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây, thay thế cho tiểu thuyết chương hồi.

– Bỏ các thể văn xuôi trung đại, thay vào đó là sự ra đời của dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tuỳ bút,…

Câu 4 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a] Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

b] Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh [chị] đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

c] Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Trả lời:

a] Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

Thành phần văn học viết Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX [văn học trung đại]: văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.

Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài.

b] Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh [chị] đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

Những thể loại văn học trung đại đã học: Thơ chữ Hán Đường luật, thơ Nôm Đường luật, thơ Nôm Đường luật sáng tạo [thất ngôn xen lục ngôn Cảnh ngày hè], phú, cáo, tựa, sử kí, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, thơ Nôm lục bát, thơ Nôm song thất lục bát.

Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại:

+ Chiếu: loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn dân thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị – xã hội [tương đương với công văn, chỉ thị].

+ Cáo: loại văn bản do vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy [tương đương với tuyên ngôn].

+ Phú: loại văn viết theo luật, có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặt triết lí.

+ Thơ Đường luật: thơ chữ Hán, có nguồn gốc từ thời Đường, tuân thủ niêm luật khắt khe, hạn chế sáng tạo nhưng mang tính thử thách nhằm sàng lọc ngôn từ của nhà thơ, gồm nhiều thể loại: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn,

+ Ngâm khúc: loại thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, không phải truyện thơ, dùng để thể hiện nỗi niềm tâm sự của tác giả, thông qua hình tượng văn học.

+ Hát nói: thể loại dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách đọc [nói] có nhạc điệu và ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.

c] Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Học trên truyền hình: Môn Ngữ Văn Lớp 10Bài giảng: Chuyên đề: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong Văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm văn học Ngữ văn 10 [Tiết 1]

Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Lan THPT Nguyễn Trãi

1. Học trực tiếp khi phát sóng Các chương trình được phát trên Kênh 1 và 2 Truyền hình Hà Nội. Học sinh có thể học trực tuyến trên các nền tảng:Youtube: //www.youtube.com/hanoitvgoFacebook: //www.facebook.com/hanoitv.vnWebsite: hanoitv.vn bấm vào mục LIVE TV [Truyền hình trực tuyến]

Ứng dụng App \

Skip to content

Khái quát về các tác giả và tác phẩm chương trình Văn học cấp 3 là quá trình chúng ta xâu chuỗi tất những gì đã được học trong thời gian đó. Cách làm này giúp cho người học dễ nhớ hơn khi nhắc đến một tác giả, tác phẩm bất kì. Ngoài ra, còn giúp xác định nó thuộc Văn lớp 10, 11 hay 12 và nội dung chính, điểm nhấn hoặc ý nghĩa ra sao… Các em học sinh cùng tìm hiểu chi tiết qua thông tin chia sẻ dưới đây nhé.

I. Chương trình văn học lớp 10

Học kì 1

  • Các tác phẩm văn học dân gian: An Dương Vương, Tấm Cám
  • Các tác phẩm văn học nước ngoài: Cảm xúc mùa thu [ Đỗ Phủ ]
  • Các tác phẩm văn học trung đại: Tỏ Lòng [ Phạm Ngũ Lão ], Cảnh ngày hè [ Nguyễn Trãi], Nhàn [ Nguyễn Bỉnh Khiêm ], Độc tiểu thanh kí [ Nguyễn Du ]

Học kì 2

  • Các tác phẩm văn học trung đại: Phú sông bạch đằng [ Trương Hán Siêu], Đai cáo bình ngô [ Nguyễn Trãi ], Truyện Kiều [ Nguyễn Du ]
  • Các tác phẩm văn học nước ngoài: Hồi trống cổ thành trích tam quốc diễn nghĩa [ La Quán Trung ]

Đây là những tác phẩm đầu tiên khi các bạn bắt đầu bước vào trường cấp 3. Các tác phẩm này nhường như rất thân thuộc, có thể chúng ta đã được nghe qua các anh chị hoặc ông bài kể lại. Những tác dễ học và dễ nhớ. Thêm vào đó như chúng ta cũng đã biết để lựa chọn được những tác phẩm như thế này cho vào chương trình học không phải là điều dễ dàng, tất cả đều mang những ý nghĩa sâu sắc.

Và đặc biệt là những tác giả, đây là những tác giả có tầm ảnh hưởng đến neenv văn học trong nước và nước ngoài. Hay là những người có công với đất nước. Do vậy, khi chiêm nghiệm những tác phẩm như thế này chúng ta cần phải só một sự trân trọng nhất định.

II. Chương trình Văn học lớp 11

Học kì 1

  • Vào Phủ Chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
  • Tự tình II – Hồ Xuân Hương
  • Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
  • Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
  • Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương
  • Bài ca nhất ngưởng – Nguyễn Công Trứ
  • Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc – Nguyễn Đình Chiểu
  • Hai đứa trẻ – Thạch Lam
  • Chí phèo – Nam Cao

Học kì 2

  • Hầu trời – Tản Đà
  • Vội vàng – Xuân Diệu
  • Tràng giang – Huy Cận
  • Đây thôn vĩ dạ – Hàn Mặc Tử
  • Chiều tối – Hồ Chí Minh
  • Từ Ấy – Tố Hữu
  • Tôi Yêu Em – Puskin
  • Người trong bao – Sê khốp

Có thể nói những tác phẩm trong chương trình học Ngữ Văn lớp 11 đều là những tác phẩm có sức ảnh hưởng rất lớn. Những tác phẩm đã làm lên tên tuổi của một số tác giả như: Chí Phèo của Nam Cao – Tác phẩm nói về cuộc đời đầy sóng gió của một người phụ nữ nghèo khổ, đồng thời tác phẩm còn phản ánh lên cái xã hội hủ tục của thời bấy giờ tạo ra sự chèn ép và bóc lột những người dân lao động. Rồi Tự Tình của Hồ Xuân Hương – Bài văn nói lên nỗi lòng của một người con gái đang thầm yêu nhưng vì một vài lý do mà không thể nói lên được….

III. Chương trình Văn học lớp 12

Học kì 1

Tây tiến – Quang Dũng Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Sóng – Xuân Quỳnh

Học kì 2

  • Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
  • Vợ Nhặt – Kim Lân
  • Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
  • Những đứa con trong gia đình – Violet
  • Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
  • Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

Đó là những tác phẩm, tác giả trong chương trình học lớp 12. Trong giai đoạn này ngoài việc học những tác phẩm mới thì chúng ta cũng cần phải ôn tập lại tất cả những tác phẩm trước đó nhằm chuẩn bị cho kì thi trung học quốc gia. Trên đây là những thông tin khái quát tác giả và tác phẩm của chương trình Văn học cấp 3. Hy vọng rằng tất cả các bạn sẽ có những kiến thức đầy đủ nhất trong quãng đời học sinh về những tác phẩm nổi tiếng này.

Chủ đề môn Văn khác:

♦ Chia sẻ kinh nghiệm phân tích tác phẩm Văn học hấp dẫn

♦ Khái niệm, đặc điểm và cách làm một số dạng Văn nghị luận

Video liên quan

Chủ Đề