Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (aas)

PHỤ LỤC 4.4

Các phương pháp quang phổ nguyên tử phát xạ và hấp thụ được sử dụng để xác định nồng độ của các nguyên tố bằng phép đo cường độ phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng ở bước
sóng đặc trưng bởi hơi nguyên tử của nguyên tố được hóa hơi từ chất cần phân tích, ví dụ, bằng cách đưa một dung dịch của chất phân tích vào ngọn lửa.

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử là phương pháp xác định nồng độ của một nguyên tố trong một chất bằng cách đo cường độ của một trong các vạch phát xạ của hơi
nguyên tử của nguyên tố được hóa hơi từ chất đó. Việc xác định nồng độ nguyên tố được tiến hành ở bước sóng tương ứng với các vạch phát xạ này.

Thiết bị

Máy quang phổ phát xạ nguyên tử bao gồm các bộ phận chủ yếu là bộ phận hóa hơi nguyên tử của các nguyên tố cần xác định [ngọn lửa, plasma, hồ quang điện v.v…], bộ đơn sắc hóa và bộ phận phát hiện. Nếu bộ phận hóa hơi là ngọn lửa, nước là dung môi được lựa chọn để pha dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Tuy nhiên, dung môi hữu cơ cũng được sử dụng nếu đảm bào chắc chắn rằng nó không ảnh hưởng đến độ ổn định của ngọn lửa.

Phương pháp tiến hành

Vận hành máy quang phổ phát xạ nguyên tử theo như chỉ dẫn của hãng sản xuất về cách đặt bước sóng quy định. Đưa dung dịch mẫu trắng vào bộ phận hóa hơi nguyên tử và hiệu chỉnh tín hiệu đọc được về “0”. Đưa dung dịch chuẩn đặc nhất vào buồng hóa hơi nguyên tử và hiệu chỉnh độ nhạy của máy để có trị giá đọc thích hợp.

Việc định lượng được thực hiện bằng cách so sánh các dung dịch thử chưa biết nồng độ với các dung dịch chuẩn của nguyên tố cần xác định bằng phương pháp xác định trực tiếp [phương pháp 1] hoặc bằng phương pháp thêm chuẩn [phương pháp 2].

Sử dụng phưong pháp 1, trừ khi có chỉ dẫn khác.

Phương pháp 1

Phương pháp xác định trực tiếp
Chuẩn bị dung dịch chất để thử [dung dịch thử] như được mô tả trong chuyên luận riêng sao cho nồng độ của nguyên tố cần xác định nằm trong khoảng nồng độ của các dung dịch chuẩn. Chuẩn bị không ít hơn ba dung dịch chuẩn của nguyên tố cần xác định có nồng độ nằm trong khoảng phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và cường độ vạch phát xạ của nguyên tố cần phân tích. Bất kỳ thuốc thử nào được dùng trong việc chuẩn bị các dung dịch thử đều phải được thêm vào các dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu trắng ở cùng nồng độ. Đưa dung dịch mẫu trắng vào máy, điều chỉnh tín hiệu đọc được về “0”. Đưa lần lượt dung dịch thử và từng dung dịch chuẩn vào máy, ít nhất mỗi dung dịch làm ba lần, ghi lại kết quả đọc ổn định. Rửa máy bằng dung dịch mẫu trắng sau mỗi lần đo cho đến khi tín hiệu trở về giá trị đọc ban dầu của mẫu trắng. Từ cường độ vạch phát xạ đọc được của các dung dịch chuẩn, thiết lập đường chuẩn biểu thị sự thay đổi cường độ vạch phát xạ theo nồng độ nguyên tố cần xác định và từ đường chuẩn này xác định nồng độ nguyên tố trong dung dịch thử.

Phương pháp 2:

Phương pháp thêm chuẩn Cho vào ít nhất ba bình định mức có dung tích như nhau, các thể tích bằng nhau của dung dịch chất đem thử [dung dịch thử] được chuẩn bị như chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm vào tất cả các bình, trừ một bình, các thể tích lớn dần của dung dịch chuẩn có nồng độ đã biết của nguyên tố cần xác định sao cho nồng độ của nguyên tố này trong các bình đều nằm trong khoảng tuyến tính giữa nồng độ và cường độ phát xạ. Pha loãng các dung dịch có chứa trong bình đến vừa đù thể tích bằng dung môi.

Đưa dung dịch mẫu trắng [dung môi] vào máy, điều chỉnh tín hiệu đọc được về “0”. Đưa lần lượt từng dung dịch thử và từng dung dịch chuẩn vào máy, ít nhất mỗi dung dịch làm ba lần, ghi lại kết quả đọc ổn định. Rửa máy bằng dung dịch mẫu trắng sau mỗi lần đo cho đến khi tín hiệu trở về giá trị đọc ban đầu của mẫu trang. Tính phương trình hồi quy của đường chuẩn bằng cách dùng phương pháp bình phương tối thiểu và từ đường thẳng này, xác định nồng độ của nguyên tố cần định lượng trong dung dịch thử. Một cách khác, vẽ đồ thị biểu điền sự liên quan giữa giá trị đọc được và lượng thêm vào của nguyên tố cần xác định. Nổi các điểm trên đồ thị và kéo dài về phía trái cho đến khi nó gặp trục nồng độ. Khoảng cách giữa điểm này và điểm giao nhau cùa trục tọa độ là nồng độ của nguyên tổ cần xác định trong dung dịch thử.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là phương pháp xác định nồng độ của nguyên tố trong một chất bằng cách đo độ hấp thụ bức xạ bởi hơi nguyên tử tự do của nguyên tố đó được hóa hơi từ chất thử. Việc định lượng được tiến hành ở bước sóng của một trong những vạch hấp thụ của nguyên tố cần xác định.

Thiết bị

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử chủ yêu bao gồm nguồn bức xạ, bộ phận hóa hơi nguyên tử của nguyên tố cân xác đinh [ngọn lửa, lò graphit v.v…], bộ đơn sắc hóa và bộ phận phát hiện. Phương pháp đưa các chất vào để phân tích phụ thuộc vào kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu. Nếu nguyên tử hóa băng ngọn lửa, các chất sẽ được hóa hơi và nước là dung môi đươc chọn để chuẩn bị các dung dịch chuẩn và thử, tuy nhiên các dung môi hữu cơ cũng có thế được sử dụng nếu đảm bảo chắc chắn là dung môi không ảnh hưởng đến độ ổn định của ngọn lửa. Nếu nguyên từ hóa không ngọn lửa[sử dụng lò graphit], các chất đưa vào có thể được hòa tan trong nước hoặc trong dung môi hữu cơ.

Quá trình hóa hơi nguyên tử cũng có thể được tạo ra bên ngoài máy quang phổ, ví dụ, phương pháp hóa hơi lạnh cho thủy ngân hoặc một số hydrid. Đối với thủy ngân, nguyên tử được hóa hơi bằng sự khử hóa học và hơi nguyên tử được dẫn bằng một dòng khí trơ đến một cốc đo đặt trên trục quang của máy. Các hydrid được dẫn bằng hỗn hợp khí đốt hoặc bằng khí trơ đến một cốc đo đã được đốt nóng, tại đây chúng được nguyên tử hóa.

Phương pháp tiến hành

Vận hành máy quang phổ hấp thụ nguyên tử theo các chỉ dẫn của hãng sản xuất máy về cách đặt bước sóng quy định. Đưa dung dịch mẫu trắng vào buồng hóa hơi nguyên tử và hiệu chình kết quả sao cho độ hấp thụ đọc được trên máy bằng “0”. Đưa dung dịch chuẩn có nồng độ lớn nhất vào máy và hiệu chỉnh độ nhạy để đạt được một phép đọc độ hấp thụ thích hợp. Việc định lượng được thực hiện bằng cách so sánh với các dung dịch chuẩn đã biết nồng độ của nguyên tố cần xác định bằng phương pháp xác định trực tiếp [phương pháp 1] hoặc bằng phương pháp thêm chuẩn [phương pháp 2].

Sử dụng phương pháp 1 trừ khi có chỉ dẫn khác.

Phương pháp 1:

Phương pháp xác định trực tiếp Chuẩn bị dung dịch chất để thử [dung dịch thử] như được mô tả trong chuyên luận riêng sao cho nồng độ của nguyên tố cần xác định nằm trong khoảng nồng độ của các dung dịch chuẩn. Chuẩn bị không ít hơn ba dung dịch chuẩn của nguyên tố cần xác định có nồng độ nằm trong khoảng tuyến tính giữa nông độ và độ hấp thụ của nguyên tố cần phân tích. Bất kỳ thuốc thử nào được dùng trong việc chuẩn bị các dung dịch thử đều phải được thêm vào các dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu trắng ở cùng nồng độ. Đưa dung dịch mẫu trắng vào máy. Điều chỉnh tín hiệu đọc được về “0”. Đưa lần lượt dung dịch thử và từng dung dịch chuẩn vào máy, ít nhất mỗi dung dịch làm ba lần, ghi lại kết quả đọc ổn định. Rửa máy bằng dung dịch mẫu trắng sau mỗi lần đo cho đến khi tín hiệu trở về giá trị đọc ban đầu của mẫu trắng. Nếu sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa, lò graphit phải được đốt lại giữa các lần phân tích. Từ cường độ vạch hấp thụ đọc được của các dung dịch chuẩn, thiết lập đường chuẩn biểu thị sự thay đổi cường độ vạch hấp thụ theo nồng độ nguyên tổ cần xác định và từ đường chuẩn này xác định nồng độ nguyên tố

trong dung dịch thử.

Phương pháp 2:

Phương pháp thêm chuẩn Cho vào ít nhất ba bình định mức có dung tích như nhau, các thế tích bằng nhau của dung dịch chất đem thử [dung dịch thử] được chuẩn bị như chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm vào tất cà các bình, trừ một bình, các thể tích lớn dần của dung dịch chuẩn có nồng độ đã biết của nguyên tố cần xác định sao cho nồng độ của nguyên tổ cần xác định trong các bình đều nằm trong khoảng tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thụ. Pha loãng các dung dịch có chứa trong bình đến vừa đủ thể tích bằng dung môi. Đưa dung dịch mẫu trắng vào máy, điều chỉnh tín hiệu đọc được về “0”. Đưa lần lượt dung dịch thử và từng dung dịch chuẩn vào máy, ít nhất mỗi dung dịch ba lần, ghi lại kết quả đọc ổn định. Rửa máy bằng dung dịch mẫu trắng sau mỗi lân đo cho đến khi tín hiệu trở về giá trị đọc ban đầu của mẫu trẳng. Nếu sử đụng kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa, lò graphit phải được đốt lại giữa các lần phân tích.

Tính phương trình hồi quy của đường chuẩn bằng cách dùng phương pháp bình phương tối thiểu và từ đường thẳng này, xác định nồng độ của nguyên tố cần định lượng trong dung dịch thử. Một cách khác, vẽ đồ thị biểu diễn sự liên quan giữa giá trị đọc được và lượng thêm vào của nguyên tố cần xác định. Nối các điểm trên đồ thị và kéo dài về phía trái cho đến khi nó gặp trục nồng độ. Khoảng cách giữa điểm này và điểm giao nhau của trục tọa độ là nồng độ của nguyên tổ cần xác định trong dung dịch thử.

BioMedia

Xem thêm >> Lựa chọn Hệ thống Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

>> Các phương pháp phân tích hàm lượng chì trong máu

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử [AAS] đo nồng độ nguyên tử ở mức phần triệu trong mẫu dựa trên khả năng hấp thụ ánh sáng của chúng ở một bước sóng nhất định. Hầu hết các mẫu phân tích bằng phương pháp AAS là các mẫu lỏng, các mẫu rắn cũng có thể được phân tích sau khi được hóa lỏng.

Hiện nay trên thị trường có một số máy quang phổ hấp thụ nguyên tử có thể lựa chọn, phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể.

Các phương pháp AAS

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử cần có một nguồn sáng, một bộ phận nguyên tử hóa, một bộ đơn sắc và một đầu dò detector. Các hệ thống AAS có thể là máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa [F-AAS] hoặc là máy quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphite [G-FAAS]. Ở máy F-AAS, bộ phận nguyên tử hóa là một lò duy trì ngọn lửa và ở máy G-FAAS, bộ phận nguyên tử hóa là một lò graphite.

Nguyên tắc: Chuyển mẫu cần phân tích [xử lý mẫu: đồng hóa mẫu, phá mẫu…] về dạng dung dịch đồng thể. Tiếp đó hóa hơi dung dịch mẫu để có đám khí [hơi] của mẫu. Mẫu được đưa vào bộ phận nguyên tử hóa. Ở máy F-AAS, nhiệt của ngọn lửa tạo ra các nguyên tử tự do. Ở máy G-FAAS, năng lượng điện trong lò graphite tạo ra các nguyên tử tự do.

Một chùm sáng từ nguồn sáng đi qua bộ phận nguyên tử hóa và đi vào bộ đơn sắc. Nói chung, nguồn sáng là một đèn ca-tốt rỗng cung cấp những tia sáng phát xạ tương ứng với phổ hấp thụ của chất phân tích. Các nguyên tử tự do hấp thụ ánh sáng ở một bước sóng đặc trưng. Ánh sáng trực tiếp đi vào detector tạo ra một tín hiệu điện tỉ lệ với cường độ ánh sáng và cường độ của ánh sáng được hấp thụ là một chỉ số đo của nồng độ nguyên tử.

a. FAAS

Ưu điểmDễ sử dụng

Thời gian phân tích nhanh

Giá thành đầu tư thấp

Ít bị nhiễu

Thiết bị gọn nhẹ

Hiệu suất phân tích tốt

Nhược điểm

Giới hạn phát hiện trung bình

Nguyên tố phân tích bị giới hạn

Chỉ phân tích được từ 1 – 10 nguyên tố/lần

Không có chức năng quét

b. GFAAS

Ưu điểmGiới hạn phát hiện nhỏ

Lượng mẫu nhỏ

Giá thành đầu tư trung bình

Thiết bị gọn nhẹ

Ít bị nhiễu

Nhược điểmThời gian phân tích lâu hơn

Bị nhiễu chéo hóa học

Nguyên tố phân tích bị giới hạn

Phân tích được từ 1 – 6 nguyên tố

Dải động học bị giới hạn

Phương pháp hóa hơi hiđrua

Một số nguyên tố tạo nên các hợp chất hiđrua ở trạng thái khí và một khí trơ mang các hiđrua này tới bộ phận nguyên tử hóa. Phương pháp này cung cấp một kỹ thuật bổ trợ cho các phương pháp phân tích nguyên tử hóa bằng ngọn lửa và bằng lò graphite.

Phương pháp hóa hơi thủy nhân

Thủy ngân được khử về dạng thủy ngân nguyên tố và một khí trơ mang thủy ngân nguyên tố tới bộ phận nguyên tử hóa. Phương pháp này chỉ được dùng với máy AAS chuyên dụng để xác định thủy ngân hoặc bổ trợ cho các phương pháp nguyên tử hóa bằng ngọn lửa và bằng lò graphite.

Hiệu chỉnh hấp thụ nền  [Bổ chính nền] trong phép đo AAS

Hiện nay, có một số phương pháp để bổ chính [loại trừ] hấp thụ nền. Lấy độ hấp thụ tổng cộng trừ đi độ hấp thụ nền thì đo được độ hấp thụ của chất phân tích.

Trong phương pháp đơ-tơ-ri [phương pháp D2], ánh sáng của một đèn ca-tốt rỗng đo cường độ hấp thụ tổng cộng và ánh sáng từ một đèn đơ-tơ-ri đo cường độ hấp thụ nền. Ở phương pháp đảo chiều tốc độ cao [SR], sự đảo chiều nguồn điện của đèn ca-tốt rỗng giúp đo cường độ hấp thụ nền. Ở phương pháp Zeeman, từ trường được đặt vào giúp đo cường độ hấp thụ nền.

Dịch và tổng hợp BioMedia VN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề