Đoạn văn Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào

Học là quá trình cả đời phấn đấu mà bể học là vô tận nên Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”. Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ, ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

  • Nghị luận xã hội về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
  • Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội
  • Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”.

Thế nhưng sau khi trải qua tất cả những cay đắng của việc học hành rèn luyện, thì cái mà con người ta nhận được lại là những “quả ngọt” xứng đáng và tuyệt vời nhất thế gian. Vị ngọt đầu tiên mà chúng ta thường hay bỏ qua, bởi nó không nổi bật ấy là sự nâng cao hiểu biết của bản thân, cùng với bề dày tri thức đáng tự hào, đi kèm với những hiểu biết sâu rộng về các kiến thức văn hóa – kinh tế – xã hội, và sự giàu đẹp, phong phú của một tâm hồn có học vấn. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta trở nên tự tin hơn trong cuộc sống, trở thành nền tảng cho quá trình tiến thân, trong công cuộc giao tiếp, học hỏi , mở rộng các mối quan hệ xã hội, khẳng định được vị trí của bản thân trong xã hội bởi nguồn tri thức tuyệt vời mà ta có được. Bên cạnh đó sự xuất sắc, thành quả tốt đẹp trong học tập còn trở thành niềm vui, niềm tự hào cho chính bản thân chúng ta và cho cả gia đình và nhà trường những con người dành rất nhiều tình yêu thương và kỳ vọng cho chúng ta. Cuối cùng những thanh công bước đầu trong quá trình học tập còn khiến con người ta có thêm động lực để phấn đấu, cố gắng hơn nữa trong quá trình chinh phục ước mơ, lý tưởng của sống, có niềm tin vào một tương lai tốt đẹp với những thành công lớn. Như vậy những chùm rễ đắng ban đầu chẳng là gì so với những quả ngọt mà chúng ta sẽ đạt được trong tương lai, là một con người có suy nghĩ và nghị lực lớn chúng ta phải biết vượt qua những thách thức ban đầu, những điều kiện khắc nghiệt của quá trình phát triển tri thức thì mới mong có được những thành quả tốt đẹp. Hãy nhìn cái cách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh học tập để thấy bản thân chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa. Từ một cậu thanh niên tròn 20 tuổi, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với tư cách là phụ bếp trên một chuyến tàu biển, Người đã vượt đại dương, buôn ba suốt 30 năm trời ở hải ngoại, Người vừa lao động mưu sinh, vừa làm cách mạng, vừa học tập không ngừng nghỉ. Người đã học cách làm cách mạng của các nước tiến bộ trên thế giới, học cả tiếng của họ để tiện bề hoạt động với những điều kiện vô cùng khó khăn, Bác đã biết đến tận 29 thứ ngôn ngữ khác nhau, nói thành thạo được cả tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc,… Rồi quay về giải phóng đất nước khỏi xiềng xích của đế quốc. Nếu ai có hỏi thành quả học tập và lao động suốt đời của Bác thì có lẽ chỉ cần tóm gọn trong mấy chữ “nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam” mà thôi. Một tấm gương khác ấy là Gregor Mendel, người đã đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, vì nhà nghèo ông không có điều kiện theo học đại học, thế nhưng ông vẫn tiếp tục kiên trì nghiên cứu và học tập trong một tu viện với những cây đậu Hà Lan. Thành quả đó là ông đã phát hiện ra quy luật di truyền, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành di truyền học hiện đại, cũng như đại nền móng cho việc nghiên cứu hệ gen người ngày nay. Hay như Henry Ford cha đẻ của những chiếc xe hơi hiện đại ngày nay, và chính ông cũng tự thành lập cho mình một công ty xe hơi với những mẫu xe chất lượng, với nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tất cả những thành quả ấy đều bắt nguồn từ việc tìm tòi và học hỏi không ngừng nghỉ của Henry từ khi còn thơ bé, niềm đam mê bất tận với cơ khí đã khiến Henry thành công khi tạo ra mẫu xe hơi mang tên chính mình, và trở thành người tiên phong trong lĩnh vực xe hơi của thế giới.

Như vậy có thể thấy rằng, câu ngạn ngữ chính là lời khuyên, lời dạy vô cùng sâu sắc, đánh giá một cách tích cực về quá trình học tập của con người, mà mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ trên con đường lĩnh hội kiến thức. Luôn mang theo tâm niệm “Học, học nữa, học mãi”, học không chỉ là một quá trình dài lâu mà học còn là một công việc diễn ra suốt cuộc đời. Bởi kiến thức là vô tận, mà cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ vỏn vẹn trăm năm. Chỉ khi chúng ta không ngừng nỗ lực, kiên trì theo đuổi học vấn mà không quản ngại khó khăn thì những thành quả mà chúng ta thu nhận được mới thực sự quý giá và khiến chúng ta tự hào. Tôi thấy rất đáng buồn, khi ngày nay nhiều thế hệ trẻ không còn xem trọng việc học, không tiếp nối được truyền thống hiếu học của cha ông. Mới chỉ gặp một chút khó khăn, một con điểm kém, một bài toán khó, một bài văn dài đã vội than trời trách đất, cho rằng học cũng chẳng thể áp dụng được vào cuộc sống, chương trình khô khan, chán nản,… Đó là những suy nghĩ vô cùng tiêu cực và bị động, bởi việc học là phải chủ động tìm tòi, nghiên cứu thì mới thấy nó thú vị, chứ chỉ ngồi lì một chỗ ghi chép cho dày vở mà không chịu động não thì cũng chẳng thánh thần nào khiến các em học tập tốt được. Không chỉ vậy một số em học sinh vì sợ vị đắng của chùm rễ học hành mà chuyển sang việc gian lận, ỷ lại vào người khác để được nếm quả ngọt mà không để mình phải đổ một chút mồ hôi công sức nào. Nhưng hỡi ôi, các em đâu biết rằng, không nếm cái đắng cay, thì làm sao thấu hiểu được sự quý giá của vị ngọt thành công, rồi cái thứ phù phiếm viển vông mà các em có được từ việc không trung thực sẽ chính là cái hố chôn vùi cuộc đời của chính mình. Chẳng ai tôn trọng, yêu thương một người lười biếng, ích kỷ, thiếu nghị lực trong cuộc đời, bởi vì họ không xứng đáng có được nó.

Chính vì vậy thông qua câu ngạn ngữ với hình ảnh chùm rễ đắng và cái quả ngọt ngào, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về quá trình học tập. “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng nó là con đường ngắn nhất”, đồng thời tôi nghĩ rằng đó cũng là con đường sáng nhất. Mỗi chúng ta đều phải cố gắng, rèn luyện cho mình tính tích cực, tự giác trong học tập, không ngại khó ngại khổ, phải biết kiên trì nỗ lực một lòng hướng tới lý tưởng cuộc sống, những ước mơ và khát vọng đẹp đẽ trong tương lai.

Học tập là quá trình học tập, tiếp thu lâu dài để làm giàu thêm sự phong phú của những hiểu biết. Kiến thức như đại dương mênh mông mà dù có dành cả cuộc đời để học hỏi con người cũng không thể khám phá được hết. Việc học tập cũng không thể thành tài trong ngày một ngày hai, để đạt được thành quả, trái ngọt cuối cùng, con người trước hết sẽ phải trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp có câu “ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

Câu ngạn ngữ “ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào” là lời nhận định về quá trình học tập gian khổ nhưng thành tựu đạt được qua những gian khổ đó lại vô cùng xứng đáng, ý nghĩa với những công sức mà họ đã bỏ ra.

“Học hành” là quá trình học tập, rèn luyện để tích lũy kiến thức, mở mang hiểu biết của mỗi người. “Rễ đắng” là hình ảnh ẩn dụ của những khó khăn, vất vả trong quá trình học tập. “Quả” được nhắc đến ở đây chính là thành quả, kết quả cuối cùng mà quá trình học tập mang lại, quả ngọt là phần thưởng tất yếu, xứng đáng với những công sức mà người học đã bỏ ra. Câu ngạn ngữ của Hi Lạp đã thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của việc học cũng như ý nghĩa của việc học đối với mỗi người.

“Học hành có những chùm rễ đắng cay” từ hình ảnh ẩn dụ “chùm rễ đắng cay” gợi cho ta liên tưởng về quá trình học tập nhiều vất vả, thử thách. Để học tập, lĩnh hội những tri thức mới, con người sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và cả một quá trình học tập lâu dài. Trong quá trình học tập, gây dựng nền móng [chùm rễ] tri thức ấy, con người tất yếu phải trải qua những vất vả, gian nan, đó không chỉ là quá trình học tập đơn thuần mà còn là sự vận dụng, thực hành vào trong thực tiễn. Để đạt được mục đích cuối cùng của việc học đòi hỏi phải từng bước chinh phục những khó khăn, chinh phục những bậc thang của học vấn.

Trong thực tiễn của việc học, chúng ta đã trải qua vô vàn những khó khăn, đó là sự chán nản, bất lực khi không thể lĩnh hội một đơn vị kiến thức khó, đó là khi ta trải qua cảm giác thất bại, nếm vị cay đắng: bị điểm kém, bị quở trách, thi hỏng…Tuy nhiên, qua những thất bại nếu chúng ta biết nhìn nhận những hạn chế, tiếp tục cố gắng không ngừng thì chúng ta sẽ chiếm lĩnh được những tri thức, đạt điểm cao trong các bài thi…

Nhà khoa học vĩ đại Ê-đi-xơn cũng đã từng trải qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại mới có thể phát minh ra chiếc bóng đèn. Nếu ông từ bỏ, nản lòng qua những thất bại thì chúng ta sẽ không có nhà khoa học vĩ đại bậc nhất thế giới như ngày nay.

Tuy nhiên, trải qua quá trình học tập nhiều gian khổ thành quả của việc học sẽ là những trái ngọt, là phần thưởng xứng đáng cho mọi cố gắng. Vị ngọt ở đây trước hết là việc nâng cao hiểu biết, sự am hiểu của bản thân về những tri thức mới mẻ, nâng cao tự tin của con người trong cuộc sống xã hội. Những kết quả của việc học còn mang đến niềm vui, sự tự hào cho bản thân người học, cho gia đình, thầy cô, nhà trường, quê hương. Thành công từ việc học cũng chính là đôi cánh cho những ước mơ, khát vọng lập nghiệp, kiến thiết đất nước của mỗi cá nhân.

Trong quá trình học tập, để tiến bộ và phát triển bản thân, người học không chỉ cần cố gắng học hỏi không ngừng mà còn phải biết cách chấp nhận những đắng cay, thất bại giai đoạn đầu để được hưởng những thành quả tốt đẹp lâu dài “ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

———————

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề