Phôi trữ lạnh được bao lâu

Trong quy trình thực hiện IVF, sau khi kích thích buồng trứng và chọc hút noãn, bác sĩ điều trị và bệnh nhân sẽ cùng thống nhất để lựa chọn kỹ thuật chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ lạnh vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Hiệu quả mang thai giữa phương pháp chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh là tương đương nhau. Tuy nhiên, xu hướng điều trị hiếm muộn hiện nay thường ủng hộ kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh hơn so với chuyển phôi tươi vì những ưu điểm như:

  • Đông lạnh phôi thai rất có lợi trong các trường hợp cơ thể người phụ nữ chưa hồi phục do quá sợ hãi, lo lắng sau quá trình chọc hút trứng, tâm lý chưa ổn định…
  • Trường hợp phụ nữ có nguy cơ hoặc bị quá kích buồng trứng, dịch buồng tử cung, kết quả xét nghiệm Progesterone ngày trigger > 1.5 ng/ml… thì không thể chuyển phôi tươi mà phải chuyển phôi đông lạnh, do đó đông lạnh phôi thai là việc tất yếu cần phải thực hiện ngay.
  • Đông phôi giúp cho các gia đình có thêm cơ hội chuyển phôi nhiều lần với các phôi còn dư, từ đó tăng tỉ lệ mang thai tích lũy sau những lần chuyển phôi.
  • Thêm vào đó, kỹ thuật chuyển phôi đông phôi lạnh giúp tiết kiệm chi phí điều trị, hạn chế số lần thực hiện kích thích buồng trứng, giúp đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ. Chuyển phôi đông lạnh còn giúp các cặp vợ chồng có thêm thời gian chuẩn bị, thu xếp công việc, cuộc sống và tiền bạc…

Khi đông lạnh phôi thai, bệnh nhân nữ sẽ có thời gian để chuẩn bị lớp nội mạc tử cung hoàn hảo nhất, tạo điều kiện tối ưu để đón nhận phôi vào làm tổ.

Phôi trữ đông lạnh lâu có ảnh hưởng chất lượng không?

Trước đây, nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản lo ngại rằng tỉ lệ thành công của chuyển phôi đông lạnh sẽ thấp hơn phôi tươi, do phôi được trữ lạnh sau đó rã đông có thể bị chết hoặc giảm chất lượng. Tuy nhiên, cho đến nay bằng kỹ thuật thủy tinh hóa và đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, thực hiện đúng quy trình với các chuyên gia phôi học có trình độ và kinh nghiệm, thì không có bằng chứng nào về việc chất lượng phôi sẽ bị ảnh hưởng sau thời gian đông lạnh. Ngoài ra, tác động vật lý của việc đông lạnh và rã đông phôi có thể giúp loại bỏ những phôi chất lượng kém và chỉ cho những phôi tốt tồn tại.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
18 Đại Lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc – Q.1
97 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc – Q.2
Lầu 5 – Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 1900 6765
Fanpage: www.facebook.com/HANHPHUCHospital/

Năm 2020

Sheraton Saigon Hotel & Towers, Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2022 ...

- Thời gian bảo quản 1 năm hay 16 năm thì sau rã đông chất lượng của phôi đó không bị ảnh hưởng.

Tin liên quan

Bé trai được thụ tinh trong ống nghiệm có thể dễ vô sinh?

Em bé đầu tiên tại Phú Thọ ra đời nhờ thụ tinh nhân tạo

Sinh con sau 16 năm trữ đông phôi

Mới đây, tờ Tân Hoa Xã tại Trung Quốc có đưa tin về trường hợp sinh con đặc biệt của người phụ nữ 46 tuổi. Bệnh nhân sinh con bằng phôi được trữ đông lạnh cách đây 16 năm tại bệnh viện Tôn Dật Tiên [Trung Quốc].

Được biết, năm 2000 người mẹ này đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và sinh được một cậu con trai. Sau đó, chị đã quyết định trữ đông 18 phôi còn lại đợi thời điểm thuận lợi để sinh con tiếp.

Tháng 5/2016, người mẹ trên đã quay lại bệnh viện yêu cầu bác sĩ chuyển phôi trữ lạnh của mình vào tử cung. Và thật tuyệt vời, khi chị đã sinh được một cậu con trai khỏe mạnh và kháu khỉnh nặng 3,8kg.

Bé trai được sinh ra từ phôi được trữ đông cách đây 16 năm.

Câu chuyện đặc biệt trên khiến cho chị em trên cộng đồng mạng bàn luận rất sôi nổi. Có người nghi ngờ đó chỉ là câu chuyện đồn thổi. Những người hiểu biết hơn thì khẳng định câu chuyện trên là có thật và ở Việt Nam cũng có thể thực hiện được.

Trao đổi với TS. BS Đào Thị Thúy Phượng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép [Bệnh viện Đại học Y Hà Nội] đông phôi là kỹ thuật phổ biến cho những trường hợp sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Về nguyên lý phôi trữ đông được bảo quản trong nitơ lỏng với nhiệt độ -196 độ C mọi chuyển hóa gần như bằng không. Điều này đồng nghĩa với việc phôi sẽ ngừng mọi hoạt động hay rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Như vậy thời gian bảo quản 1 năm hay 16 năm thì sau rã đông chất lượng của phôi đó không bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp mẹ khỏe mạnh thì vẫn có thể chuyển phôi đông lạnh và vẫn đảm bảo có được một đứa con khỏe mạnh.

“Phôi trữ đông 16 năm sau khi cấy tử cung hoàn toàn có thể sinh ra được những đứa trẻ khỏe mạnh. Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hầu hết các trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm đều được đông phôi toàn bộ”.

Theo khuyến cáo TS. BS. Đào Thị Thúy Phượng, sau chọc hút bệnh nhân có thể chuyển phôi đông lạnh ngay ở các chu kỳ tiếp theo, không nên để quá lâu vì càng lâu, tuổi người mẹ càng lớn và người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong quá trình mang thai và ảnh hưởng tới cả em bé khi sinh ra.

“Chất lượng của phôi đông lạnh sau khi rã đông không phụ thuộc vào độ tuổi của người mẹ. Tuổi mẹ càng cao thì khả năng thành công khi chuyển phôi đông lạnh cũng thấp đi và ảnh hưởng tới chất lượng của em bé khi sinh và liên quan tới một số bệnh lý sau này của đứa trẻ”, bác sĩ Đào Thị Thúy Phượng nói.

Kỹ thuật trữ đông mới làm tăng tỷ lệ sống sót và khả năng làm tổ cho phôi

Đông phôi là kỹ thuật hiện được áp dụng thường quy tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Trước đây, phôi được đông lạnh bằng kỹ thuật đông chậm nên tỷ lệ sống thường không cao sau khi rã đông. Ngày nay kỹ thuật y khoa ngày một tiến bộ đông phôi bằng kỹ thuật thủy tinh hóa với môi trường bảo quản không ngừng được cải tiến, tỉ lệ phôi bị thoái hóa sau rã rất thấp và tỷ lệ thành công khá cao.

Bác sĩ Đào Thị Thúy Phượng cho hay, đông lạnh phôi đang được sử dụng khá phổ biến với những đối tượng khó khăn trong vấn đề sinh sản tự nhiên.

“Trong chu kỳ có kích thích buồng trứng có sử dụng nội tiết đưa từ ngoài vào, nội mạc tử cung và phôi thông thường không tương thích dẫn tới khó làm tổ của phôi tươi. Vì vậy nếu không đủ tiêu chuẩn chuyển phôi tươi, các bác sĩ sẽ chỉ định đông phôi. Tới một thời điểm phù hợp bệnh nhân sẽ được chuyển phôi rã đông, lúc đó nội mạc tử cung của người mẹ và phôi sẽ tương thích hơn, sẽ cho tỉ lệ thành công cao hơn nhiều so với chuyển phôi tươi”, bác sĩ Đào Thị Thúy Phượng cho hay.

Ngọc Minh

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Video liên quan

Chủ Đề