PHẤN tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh

Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả miễn phí MỤC LỤCLời nói đầuChương I: Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí MinhChương II: Nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định nhất đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.1. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước1.1. Đặc quyền, đặc lợi.1.2. Tham ô, lãng phí, quan liêu.1.3. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.2.1Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức, đủ tài2.2.Tuyệt đối trung thành với cách mạng:2.4.Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân2.5.Cán bộ, công chức Nhà nước phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn “thắng không kiêu, bạn không nản”Kết luận. Trong lịch sử của các dân tộc thường có những vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động của họ gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử đầy sôi động và biến cố của dân tộc và thời đại mình:Mác, Anghen, V.I.Lenin,…và đặc biệt là Hồ Chí Minh, là những con người tiêu biểu như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng, Mặt trận, Quân đội, đồng thời cũng là người sáng lập Nhà Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong một phần tư thế kỷ ở cương vị Chủ tịch Nhà Nước, Người đã dành nhiều công sức cho việc xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam-Nhà Nước trong sạch,vững mạnh, hiệu quả. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân- do dân- vì dân, trong sạch-vững mạnh-hiệu quả, là sự vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác- Lenin trong điều kiện của nước ta, có sự chọn lọc, kế thừa cả những tinh hoa trong việc xây dựng nhà nước đã có trong lịch sử dân tộc và nhân loại.Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước vững mạnh, có hiệu lực phải là một nhà một nhà nước làm cho mọi người dân biết sống và làm việc theo Hiến Pháp và pháp luật. Mặt khác, nhà nước đó “ phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân” . Một trong những mối quan tâm của Người là làm sao đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ chính quyền phù hợp với bản chất của Nhà nước ta, thấm nhuần tinh thần “dân là chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân” . Là người sáng lập ra Nhà nước ta, Người rất đề cao pháp quyền, nhưng Hồ Chí Minh không lúc nào coi nhẹ vai trò của giáo dục đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội và nhà nước.Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, mô hình Nhà Nước Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh đã phát huy thành quả tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc hơn 60 năm qua. Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước đã và đang được toàn Đảng, toàn dân kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ trong nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.2.Mục đích chọn đề tài: Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền-nhà nước “cuả dân, do dân, vì dân”, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ văn minh, thì tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền “TRONG SẠCH-VỮNG MẠNH-HIỆU QUẢ” nói riêng đã có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng,là nền tảng để Đảng ta xây dựng mô hình Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một cách hoàn thiện nhất. Do đó, tui chọn đề tài này để có thể nghiên cứu chi tiết hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Phương pháp luận: Với phương pháp luận là chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và hiệu quả. Kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, phương án so sánh và phương pháp liên ngành là ba phương pháp nghiên cứu chính và cụ thể mà tui có thể sử dụng khi nghiên cứu đề tài này.3.Cơ cấu của bài luận:Lời mở đầu.Chương I: Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Chương II: Nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định nhất đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.Kết luậnTài liệu tham khảo.……………………………………………………………………………………….Chương I: Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp cùa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh, tư tưởng về nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng với nội dung thiết thực. Hiện nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,do dân, vì dân, một nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh và hiệu quả. Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về: “Vấn đề chính quyền nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng”. Song, Người thấy rõ ràng vấn đề chính quyền ở nước ta không thể rập khuôn theo các nước khác, mà cần “ phân tích cụ thể một tình hình cụ thể” để có lời giải đáp đúng, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn đất nước và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Người đã xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường của cách mạng vô sản và nhìn nhận vấn đề chính quyền nhà nước như một nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam.Chương II: Nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định nhất đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước Nguồn gốc lý luận quan trọng, chủ yếu, quyết định nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là học thuyết Mác-Lenin về nhà nước nói chung, nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mà muốn như vậy, đòi hỏi đó phải là một nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh và hiệu quả. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ ra rằng, nhà nước...

Xem link download tại Blog Kết nối!

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19-5-1890 - 19-5-2010]

Cập nhật: 07:13, 13/05/2010 [GMT+7]

Bác Hồ gặp gỡ đoàn đại biểu Nam bộ, năm 1949. Anh: TL.

Kể từ ngày 2-9-1945 khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam] đến nay đã gần 65 năm. Đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, Nhà nước ta đã và đang không ngừng lớn mạnh, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngày nay, hướng tới xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một trong những nội dung của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh vẫn còn nguyên giá trị, cần được kế thừa và phát huy.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả, trước hết phải tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước, Người luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của luật pháp. Theo Người, một nền chính trị đạo đức và đạo đức cao nhất là “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.” Suốt đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu chấp hành kỷ cương phép nước, đồng thời cũng suốt đời kiên trì giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Người rất đề cao phép nước, “nhân trị” đi đôi với “pháp trị”. Người hết lòng thương yêu, dạy bảo cán bộ, nhưng kẻ nào lạm dụng tình thương của Người, làm hại đến tính mệnh và tài sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Nhà nước, thì dù họ có là cách mạng kỳ cựu, là bộ trưởng, thứ trưởng… vẫn phải được đem ra xét xử theo đúng pháp luật để đề cao phép nước.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh và có hiệu quả phải kiên quyết chống ba thứ “giặc nội xâm” là tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Từ rất sớm, Người đã chỉ ra ba thứ “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng”, những căn bệnh mà chúng ta phải kiên quyết chống, nếu không sẽ dẫn chúng ta đến nguy cơ suy thoái, đổ vỡ không lường hết được. Người nói: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi việt gian, mật thám”. Người chỉ ra mối quan hệ giữa đánh thù trong và gặc ngoài: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “ giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. Người nói: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn”… thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững… Thế là bệnh quan liêu ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.

Khi nghiên cứu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước, đọc lại những gì Người đã viết, đã nói về xây dựng Nhà nước, chúng ta càng thấy những việc, những vấn đề mà Người đã đề cập đến trong lĩnh vực này vẫn còn nguyên giá trị, còn mang tính thời sự nóng hổi đối với công cuộc xây dựng Nhà nước ta hiện nay. Những tư tưởng đó của Người rất cần chúng ta nghiên cứu, kế thừa và phát huy trên con đường xây dựng một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, trong sạch, vững mạnh và có hiệu quả.

Nguyễn Minh

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề