Tiêu chí cụ thể đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông là

Mục lục bài viết

  • 1. Ngoại hối là gì?
  • 2. Thị trường ngoại hối
  • 3. Chủ thểcó thẩm quyền quản lý nhà nước về ngoại hối
  • 4. Đối tượng quản lý nhà nước về ngoại hối
  • 5. Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối

1. Ngoại hối là gì?

Mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, điều hóa cán cân thanh toán quốc tế… Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế- xã hội nên chính phủ mỗi quốc gia đều chọn ra những chính sách phù hợp trong quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối

Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn nhau. Tùy thuộc các quốc gia, ngoại hối có thể gồm:

+ Ngoại tệ: Đồng tiền của các quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và các đồng tiền chung khác dung trong thanh toán quốc tế và khu vực

+ Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác.

+ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

+ Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng thỏi, khối, hạt, miếng trong trường hợp mang vào hoặc mang ra lãnh thổ Việt nam

+ Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Ngoại hối là hàng hóa được mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng thực tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ. Như vậy đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm mua bán các đồng tiền khác nhau và mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường ngoại hối thường được hiểu là thị trường mua và bán các đồng tiền khác nhau hay mua bán ngoại tệ.

2. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối [trong tiếng Anh là foreign exchange market, thường được viết tắt là Forex hoặc Forex market hoặc FX, hoặc thị trường tiền tệ] là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ [là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các đồng tiền khác nhau]. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn.Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.

Được hình thành từ các hoạt động ngoại hối của các chủ thể. Sự tồn tại của hoạt động ngoại hối trong đời sống kinh tế- xã hội là sự biểu hiện cụ thể của sự tồn tại thị trường ngoại hối. Hoạt động ngoại hối diễn ra như thế nào thì thị trường ngoại hối tồn tại trong trạng thái như vậy.

Thực tế, hoạt động ngoại hối thường diễn ra trong phạm vi quốc tế nên thị trường ngoại hối cũng luôn được xem là một trong số các loại hình mang tính quốc tế. Đặc điểm này do bản chất kinh tế của ngoại hối quyết định vì ngoại hối vốn là phương tiện thanh toán quốc tế.

Đặc điểm của thị trường ngoại hối gồm:

- Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu và hoạt động 24/24 giờ do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới với lưu lượng khổng lồ các ngoại tệ được lưu chuyển trên thị trường.

- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với doanh số giao dịch chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. Tỷ giá được niêm yết trên các thị trường khác nhau hầu như là thống nhất với nhau [có độ chênh lệch không đáng kể] do thị trường có tính toàn cầu.

- Đối tượng: khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh. Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm trên 40% tổng các đồng tiền tham gia giao dịch. Đây là thị trường nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, tâm lý xã hội, nhất là với chính sách tiền tệ của các nước phát triển.

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, trong nước và quốc tế.

Theo quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia và hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế với 2 tư cách: Một là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước và hai là người trực tiếp tham gia giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Chủ thểcó thẩm quyền quản lý nhà nước về ngoại hối

Quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý nhà nước về ngoại hối nói riêng là hoạt động mang tính chức năng thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp. Theo Điều 40 Pháp lệnh số 28/2005/PL- UBTVQH ngày 13/12/2005 về ngoại hối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ngoại hối ở Việt Nam bao gồm:

- Chính phủ: là cơ quan hành pháp có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc thực hiện vai trò thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả này, Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng nhà nước và một số Bộ có liên quan trực tiếp đến các hành vi quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: là cơ quan chức năng của Chính phủ, được Chính phủ trao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi thực hiện thẩm quyền này, Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ. Ngoài ra, với vai trò là ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có thẩm quyền thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối bằng cách tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngoại hối, thông qua đó nhằm thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Điều 31 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối:

1. Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức và phát triển thị trường tiền tệ

3. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.

4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

5. Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

6. Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 32 của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 thì Ngân hàng nhà nước còn được trao thẩm quyền quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước để trực tiếp thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế... Trong khi thực hiện thẩm quyền này, Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ phải báo cáo với Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động của dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ tài chính là cơ quan được giao quyền kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

4. Đối tượng quản lý nhà nước về ngoại hối

Quản lý nhà nước về ngoại hối là sự tác động của Nhà nước bằng những phương thức khác nhau đến hành vi xử sự của những chủ thể có ngoại hối hay có hoạt động ngoại hối. Vì vậy, đối tượng quản lý nhà nước về ngoại hối không phải chính bản thân ngoại hối mà là các chủ thể có ngoại hối hoặc có hoạt động ngoại hối.

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh về ngoại hối năm 2005 của UBTVQH thì đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;

- Các đối tượng khác liên quan đến hoạt động ngoại hối.

Tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013 quy định người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

a, Tổ chức, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

b, Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam [sau đây còn được gọi là tổ chức kinh tế];

c, Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

d, Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

đ, Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

e, Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

g, Công dân Việt Nam đi du lịch; học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

h, Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;

i,Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

Tại khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 của UBTVQH quy định người không cư trú là các đối tượng không phải người cư trú.

Như vậy, có hai dấu hiệu cơ bản để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối đó là:

- Tổ chức, cá nhân phải là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

5. Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối

Nhà nước thực hiện việc quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quản lý ngoại hối; quy định những hành vi pháp lý cụ thể mà các chủ thể có hoạt động ngoại hối phải thực hiện [với tư cách là nghĩa vụ] hoặc có thể thực hiện [với tư cách là quyền]; quy định các chế tài áp dụng đối với người vi phạm về ngoại hối . Vì vậy, nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối có nghĩa là nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây:

- Các chủ thể và phạm vi thẩm quyền của các chủ thể đó trong hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối;

- Chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại hối;

- Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động ngoại hối;

- Chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề