Phán tích phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

   – VD: Hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như miễn, giảm học phí cho con em thương, liệt sĩ, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ con em vùng sâu vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số được đến trường,…

Trả lời:

   Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:

   – Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

   – Mở rộng quy mô giáo dục từ mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

   – Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

   – Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

   – Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

   – Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Trả lời:

   – Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ:

      + Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra;

      + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

      + Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

      + Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

   – Ví dụ: Áp dụng KHKT trong nông nghiệp dùng máy cày, máy cấy, máy gặt thay cho sức lao động của con người. Các sáng kiến tái chế rác thải làm đồ cùng gia đình; công nghệ trồng nấm cao cấp, trồng rau trong mô hình nhà kính…

Trả lời:

   – Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

   – Tạo thị trường cho khoa học công nghệ; thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài.

   – Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng.

   – Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Trả lời:

    – Nhiệm vụ của văn hóa là: xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

    – Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ xã hội theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Trả lời:

   Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

   – Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

   – Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

   – Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   – Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

   Ví dụ:

   – Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các nghi lễ truyền thống, hát quan họ giao duyên,…

   – Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ của dân tộc ta.

   – Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Trả lời:

   Trách nhiệm đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa:

   – Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

   – Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   – Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

   – Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Trả lời:

       – “Tiên học lễ – hậu học văn”

       – “Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”

       – Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

       – Trên kính, dưới nhường

       – “ Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

       – “Núi cao bởi có đất bồi

    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu

       Muôn dòng sông đổ biển sâu

    Biển chê sông cạn biển đâu sóng còn”

       – “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

       – “Bầu ơi thương lấy bí cùng

   Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,VĂN HÓA[Tiết 1]I. MỤC TIÊU1. Về kiến thức- Nêu được nhiệm vụ; phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển GD&ĐT ởnước ta hiện nay;- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐTcủa Nhà nước.2. Về kỹ năng- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách GD&ĐT phù hợpvới khảnăng của bản thân;- Biết đánh giá được một số hiện tượng gần gũi trongtrong cuộc sống liên quanđến chính sách GD&ĐT.3. Về thái độ- Tin tưởng, ủng hộ chính sách GD&ĐT của Nhà nước;- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách GD&ĐT của Nhà nước.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM1. Các đơn vị kiến thức trong bài học– Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT ở nước ta hiện nay.2. Trọng tâm kiến thức của bài học– Tiết 1. Phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT ở nước ta hiện nay.III. NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀIKỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng phảnhồi/ lắng nge tích cực, kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng hợp tác.IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNGThuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, v.v.V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11;- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD ở THPT;- Chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT;- Phiếu học tập;- Bảng phụ; v.v.VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũGV trả bài kiểm tra 1 tiết.3. Dạy bài mới3.1. Giới thiệu bài họcNgay sau khi nước nhà giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộcdốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, muốn đưa dân tộc của mình sánh vai cùng các nướckhác thì phải nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, phát huy những giá truyền truyền thốngcủa dân tộc, tiếp thu những thành tựu tiên tiến và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Nối tiếptư tưởng cao đẹp đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những chínhsách về giáo dục và đào tạo như thế nào để phù hợp với yêu cầu thực tiễn ngày nay củađất nước, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Bài 13: Chính sách giáo dụcvà đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa [tiết 1]3.2. Tổ chức dạy học bài mớiHoạt động của GV và HSGhi bảngHoạt động 1: Thuyết trình, đàm thoại đểtìm hiểu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo- GV hỏi: Em hiểu như thế nào là giáo dục?- HS trả lời:- GV nhận xét, kết luận:Giáo dục là toàn bộ những hoạt động nhằmbồi dưỡng những năng lực và phẩm chất, kỹnăng cho con người một cách toàn diện từ bậcmầm non cho đến phổ thông.- GV hỏi: Em hiểu như thế nào là đào tạo?- HS trả lời:- GV nhận xét, kết luận:Đào tạo là làm cho con người có năng lựctheo những tiêu chuẩn nhất định.Tóm lại GD và ĐT là hoạt động có tổ chức,có mục đích của xã hội nhằm bồi dưỡng vàphát triển các phẩm chất và năng lực của conngười.– GV hỏi: Em hãy cho biết vai trò của GD vàĐT trong cuộc sống của con người?+ HS trả lời.+ GV bổ sung và kết luận: GD và ĐT có vaitrò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển vàtruyền bá văn minh nhân loại; là một trongnhững động lực thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện để pháthuy nguồn lực con người.1. Chính sách giáo dục vàđào tạoa/ Nhiệm vụ của giáo dục vàđào tạo- GV hỏi: Dựa vào SGK, em hãy cho biếtGD và ĐT có nhiệm vụ gì?- HS trả lời:- GV nhận xét và ghi bảng:Nhiệm vụ của giáo dục và đàotạo:- GV dẫn dắt HS cùng phân tích nhữngnhiệm vụ của GD và ĐT.- GV hỏi: Em hiểu thế nào là dân trí? Vì saophải nâng cao dân trí?- HS trả lời:- GV nhận xét, bổ sung:+ Dân trí là trình độ hiểu biết chung củangười dân, tỷ lệ biết đọc, biết viết.+ Phải nâng cao dân trí vì toàn dân phải hiểubiết mới có thể góp phần xây dựng đất nướcphát triển, đổi mới, hoà nhập với thế giới. Mặtkhác trình độ dân trí cao sẽ làm cho con ngườinhận thức đúng đắn về những chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Ví dụ: Trong thời gian đô hộ nước ta, khoảngcuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã thực hiệncác chính sách nô dịch về văn hóa để phục vụcho công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam,trong đó có chính sách ngu dân về giáo dục.+ Nâng cao dân trí;+ Đào tạo nhân lực;+ Bồi dưỡng nhân tài.Đó là chính sách:+ Hạn chế giáo dục, tạo rào cản để mọingười khó tiếp cận giáo dục [tăng học phí,...];+ Hạn chế thông tin, toàn bộ thông tin, nhấtlà báo chí phải được kiểm duyệt trước khiđăng. Tăng cường đưa các thông tin về lốisống hưởng thụ, tiêu sài, ăn chơi trụy lạc. Hạnchế các thông tin về tình hình đất nước, dântộc;+ Bày ra các lễ lạc, hội hè để ăn chơi, đànđúm nhưng lại nhân danh mục đích văn hóa,...=> Hậu quả:+ Người dân trở nên cuồng tín, ngu xuẩn.giúp chính quyền dễ cai trị. Làm cho kinh tế xã hội, văn hóa chậm phát triển, tụt hậu.+ Mất nhân tính: trộm cướp, giết người,...+ Không biết gì về công lý, công bằng: chấpnhận bị chà đạp, bị đối xử bất công,...+ Hám danh, hám lợi.+ Mất hết tình yêu đối với quê hương, tổquốc.=> Sau khi giành được độc lập, phong tràoxóa nạn mù chữ trong toàn dân “bình dân họcvụ” được phát động ngày 8/9/1945 với nhiệmvụ xóa mù chữ cho nhân dân, thông qua đó đểkhơi thông trình độ dân trí cho đồng bào.- GV hỏi: Theo em đào tạo nhân lực là gì?Vì sao phải đào tạo nhân lực?- HS trả lời:- GV nhận xét, bổ sung:+ Đào tạo nhân lực là đào tạo đội ngũ ngườilao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhàquản lý có tay nghề nhằm nâng cao chất lượnglao động để thúc đẩy sự phát triển của đấtnước.+ Phải đào tạo nhân lực vì: Con người là yếutố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất.Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì con người vẫnđứng ở vị trí trung tâm. Quan tâm đến sự pháttriển của của con người sẽ góp phần đảm bảocho sự phát triển của đất nước, vì quá trìnhphát triển nguồn nhân lực là thước đo đánh giásự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.Ví dụ: Hệ thống các trường ĐH, CĐ, THCNngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầuhọc tập của xã hội. [Hiện nay nước ta cókhoảng 553 trường ĐH, CĐ, THCN]- GV hỏi: Bồi dường nhân tài là gì? Vì saophải bồi dưỡng nhân tài?- HS trả lời:- GV nhận xét, bổ sung:+ Bồi dưỡng nhân tài là cơ chế lựa chọn, bồidưỡng người tài.+ Bồi dưỡng nhân tài là việc làm cần thiếtnhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đấtnước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kémphát triển.Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi, thiolympic; có chính sách hỗ trợ cho học sinh,sinh viên giỏi đi du học theo nguồn ngân sách.- GV chuyển ý: Để đạt được những nhiệm vụtrên, thì đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đưara những phương hướng tốt nhất, hiệu quả nhấtđể có thể phát triển GD và ĐT của đất nước.Vậy phương hướng đó là gì? Chúng ta cùngtìm hiểu phần b] Phương hướng cơ bản để pháttriển giáo dục và đào tạo.Hoạt động 2:Sử dụng phương phápb/ Phương hướng cơ bản đểthuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm để phát triển giáo dục và đào tạotìm hiểu phương hướng cơ bản để pháttriển giáo dục và đào.- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗinhóm một phiếu học tập có ghi câu hỏi, yêucầu cho các nhóm. Thời gian thảo luận là 5phút.Câu 1:+ Em hãy tóm tắt những phương hướng cơbản để phát triển giáo dục và đào tạo.+ Theo em, làm thế nào để nâng cao chấtlượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo? Cho vídụ.Câu 2:+ Thế nào là mở rộng quy mô giáo dục? Choví dụ.+ Theo em, Đảng và Nhà nước đã ưu tiênđầu tư cho giáo dục như thế nào?Câu 3:+ Đảng và Nhà nước đã thực hiện côngbằng trong giáo dục như thế nào? Cho ví dụ+ Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho cácthí sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,vùng nông thôn, con thương binh, con liệt sĩtrong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo em,điều đó có ảnh hưởng đến nguyên tắc mọicông dân được đối xử bình đẳng về quyền vàcơ hội học tập không?Câu 4:+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là gì? Choví dụ.+ Nước ta hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo với những nước nào?- HS thảo luận và trả lời:- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:Nhóm 1:* Những phương hướng cơ bản để phát triểngiáo dục và đào tạo:+ Nâng cao chất lượng, hiệuquả của giáo dục và đào tạo;+ Mở rộng quy mô giáo dục;+ Ưu tiên đầu tư cho giáo dục;+ Thực hiện công bằng, xã hộitrong giáo dục;+ Xã hội hóa sự nghiệp giáodục;+ Tăng cường hợp tác quốc tếvề GD&ĐT.* Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vàđào tạo:+ Giáo dục toàn diện;+ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học;+ Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý;+ Có chính sách đúng đắn trong việc pháthiện, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhân tài.Ví dụ:+ Cải cách đổi mới phương án tổ chức các kìthi tuyển sinh để phân loại thí sinh được tốthơn.+ Đổi mới nội dung, chương trình, phươngpháp giáo dục để phù hợp với sự biến đổi củaxã hội và thế giới.+ Dừng tuyển sinh một số ngành đào tạo tiếnsĩ, thạc sĩ, đại học để nâng cao chất lượng giáodục.Nhóm 2:* Mở rộng quy mô giáo dục: Mở rộng quymô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáodục đại học, tăng nhanh dạy nghề và TCCN.Ví dụ:+ Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo đểnâng cao tỉ lệ sinh viên trong 1 vạn dân.+ Mở thêm các ngành nghề mà xã hội đangcần.+ Đa dạng hóa các hình thức, loại hình đàotạo để phù hợp với điều kiện của từng nhómdân cư.* Ưu tiên đầu tư cho giáo dục như:+ Huy động mọi nguồn lực để phát triển giáodục và đào tạo;+ Ưu tiên ngân sách cũng như tài trợ quốctế, những khoản vay ODA hoặc FDI và cácnguồn tà trợ khác cho giáo dục [hiện nay nhànước ưu tiên khoảng 20% tổng chi ngân sáchđầu tư cho giáo dục];+ Xây dựng cơ sở vật chất cho các trườnghọc;+ Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhàtrường.Nhóm 3:* Thực hiện công bằng trong xã hội tronggiáo dục:+ Đảm bảo học tập là quyền và nghĩa vụ củamọi công dân;+ Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơhội học tập, người giỏi được phát huy tài năng.* Những quy định trên không ảnh hưởng tớinguyên tắc mọi công dân được đối xử bìnhđẳng về quyền và cơ hội học tập mà ngược lạinó phản ánh phương hướng thực hiện côngbằng xã hội trong giáo dục, nhằm tạo điều kiệncho các đối tượng khó khăn tiếp cận cơ hội đểvươn lên trong học tập.Nhóm 4:* Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục:Đa dạng hóa các loại hình trường và các hìnhthức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đápứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đờicủa nhân dân.Ví dụ:+ Loại hình trường: Công lập, dân lập, báncông, tư thục.+ Các hình thức GD: Chính quy, từ xa, tạichức, trực tuyến.* Nước ta hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo với các nước: Hoa Kỳ,Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, HàLan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, v.v.- GV chuyển ý: Để góp phần thực hiện tốtchính sách giáo dục và đào tạo của Đảng vàNhà nước, là học sinh đang ngồi trên ghế nhàtrường, các em cần phải có trách nhiệm gì,chúng ta cùng tìm phần c] Trách nhiệm củahọc sinh đối với chính sách giáo dục và đàotạo.Hoạt động 3: Sử dụng phương phápc] Trách nhiệm của học sinhthuyết trình, đàm thoại để tìm hiểu trách đối với chính sách giáo dục vànhiệm của học sinh đối với chính sách giáo đào tạodục và đào tạo.- GV hỏi: Để thực hiện tốt chính sáchGD&ĐT của Đảng và Nhà nước, là một họcsinh phổ thông em cần phải làm gì?- HS trả lời:- GV nhận xét, kết luận:+ Bồi dưỡng tinh thần học tậpthường xuyên, học tập suốt đời;+ Tìm kiếm và lựa chọnphương pháp học tập phù hợp,hiệu quả;+ Học tập mọi lúc, mọi nơi vàbằng mọi hình thức để khôngngừng nâng cao trình độ họcvấn;+ Có kiến thức vững chắc vàđịnh hướng nghề nghiệp đúngđắn, phù hợp với bản thân.4. Củng cố: Tổ chức trò chơi– GV chia lớp thành 4 nhóm để tham gia trò chơi: Các em hãy ghi những câu cadao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến giáo dục và đào tạo ?GV chia bảng thành 4 phần bằng nhau, từng thành viên của 4 nhóm lên bảng viếttrong vòng 3 phút; nhóm nào ghi được nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quanđến giáo dục và đào tạo nhất sẽ thắng.Gợi ý:+ Học, học nữa, học mãi.+ Không thầy đố mày làm nên.+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.+ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.+ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.+ Chẳng cấy lấy đâu ra thóc, chẳng học lấy đâu biết chữ.+ Học thầy không tày học bạn.+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.+ Dốt đến đâu học lâu cũng biết.+ Người không học như ngọc không mài.+ Tiên học lễ, hậu học văn.+ Công cha, áo mẹ, chữ thầyGắng công mà học có ngày thành danh.+ Học một biết mười.+ Ăn vóc học hay.+ Có cày có thóc, có học có chữ.+ Có học, có khôn.+ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.+ ...5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà– Học sinh làm câu hỏi, bài tập 1,2 tr.109 SGK.– Học bài và đọc trước nội dung tiếp theo của bài học, 2. Chính sách khoa học vàcông nghệ.6. Nhận xét, đánh giá tiết học............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề