Phân tích Nhóm xã hội và to chức xã hội

Quy định về tổ chức xã hội

  • 1. Khái niệm tổ chức xã hội
  • 2. Đặc điểm của tổ chức xã hội
  • 3. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội
  • 4. Nội dung quy chế pháp lí hành chình của tổ chức xã hội
  • 4.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước
  • 4.2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hôi trong lĩnh vực xây dựng pháp luật
  • 4.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
  • 5. Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội [kiểm tra xã hội]

1. Khái niệm tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Cùng với quá trình dân chủ hoá, các quyền con người ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ ngày càng toàn diện hơn. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân Việt Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lí vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc “cồng nghiệp hoá, hiên đại hoá” xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền tự do, dân chủ của công dân càng được chú trọng mở rộng và bảo vệ. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế đang là tác nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội ở Việt Nam.

Sự ra đời, tổn tại và phát triển của tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hôi của đất nước. Về chính trị, tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân. Với vai trò hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng người khác phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên, mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó.

Điều 1 Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2003 quy định:

"Công nhân, viên chức, lao động Việt Nam làm công, hưởng lương, người lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng nếu tán thành Điều lệ công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn".

Yếu tố tự nguyên còn biểu hiện trong việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội hoàn toàn do tổ chức xã hội đó và những người muốn tham gia quyết định. Nhà nước không can thiệp và cũng không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó. Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung dấu hiệu đặc điểm.

Ví dụ: Cùng chung mục đích lí tưởng như Đảng cộng sản Việt Nam, cùng giai cấp như Hội nông dân Việt Nam, cùng độ tuổi như Đoàn thanh niên Cộng sần Hồ Chí Minh, cùng giới tính như Hội hên hiệp phụ nữ, cùng nghề nghiệp như Hội nhà văn, Hội nhà báo, cùng chung sở thích như hội những người yêu thể thao, thậm chí có thể cùng chung một dấu hiệu khuyết tật như Hội người mù... Họ hên kết nhau lại, tìm tiếng nói chung trong hình thức tổ chức xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình.

- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Đặc điểm này của tổ chức xã hội thể hiện tổ chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu của bộ máy nhà nước. Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội được trái pháp luật và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Việc Nhà nước phê chuẩn điều lệ hoạt động của tổ chức xã hội là kiểm tra, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của các điều lệ đó, cho phép các tổ chức xã hội tổn tại và hoạt động theo điều lệ. Điều lệ của các tổ chức xã hội không phải là vãn bản pháp luật, các quy định trong điều lệ không mang tính pháp lí, chúng chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nội bộ của tổ chức xã hội đó và chỉ có hiệu lực đối với các thành viên trong tổ chức. Mặt khác, điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội cũng không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các tổ chức xã hội, không xác định năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội trong các quan hệ quản lí nhà nước.

Năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội để tham gia vào các quan hệ pháp luật do Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật về quản lí hội và các văn vản pháp luật có liên quan, Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lí của tổ chức xã hội trong lĩnh vực hành chính nhà nước tạo thành quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức xã hội tự giải quyết các công việc nội bộ của mình, Nhà nước sẽ không can thiệp nếu hoạt động của các tổ chức xã hội không trái pháp luật.

- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Đặc điểm này phân biệt tổ chức xã hội vói các tổ chức kinh tế như: công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn, các hợp tácÃíi tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ...

Các tổ chức xã hôi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, trước hết là cho các thành viên trong tổ chức đó. Thông qua những quy định trong điều lệ hoạt động của tổ chức xã hội, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thường xuyên đối với các thành

Tổ chức phi chính phủ có hai loại: Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc gia và tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế. TỔ chức phi chính phủ mang tính quốc gia có các thành viên cùng mang một quốc tịch. Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế có các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau. Các tổ chức này hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, phải tuân thủ pháp luật của tất cả các nước có thành viên hợp tác.

Các tổ chức tôn giáo không thuộc các tổ chức xã hội theo khái niệm về tổ chức xã hội trong Chương này. Tuy không có ranh giới rõ ràng nhưng hầu hết các quốc gia đều theo cách gọi độc lập và trực tiếp đối với các tổ chức tôn giáo, không xếp các tổ chức tôn giáo thuộc tổ chức xã hội. Mỗi tôn giáo đều được tạo nên bởi một cộng đồng có chung nhu cầu tín ngưỡng. Tổ chức tôn giáo là tập hợp người có mối hên hệ thứ bậc với các chức sắc nội bộ, hoạt động vói các quy định và chuẩn mực riêng của tôn giáo nhằm duy trì, phát triển và truyền bá giáo lí với các nghi lễ đảm bảo sự tồn tại phát triển của chính bản thân tôn giáo.

2. Đặc điểm của tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội có các đặc điểm sau:

1] Tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích;

2] Tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước;

3] Tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước;

4] Tổ chức xã hội hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như tổ chức chính trị - xã hội [Ví dụ: Mặt trận tổ quốc, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh...], tổ chức xã hội - nghề nghiệp [Vĩ dụ: Đoàn luật sư], tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc dấu hiệu khác [Ví dụ: Hội nhà văn, Hội khuyến học, vv]. Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò, phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lÍ nhằm ngăn ngừa những hành vi cản trở hoạt động của tổ chức xã hội. Những người có hành vi vi phạm pháp luật cản trở các tổ chức xã hội cũng như các thành viên của tổ chức xã hội tiến hành các hoạt động hợp pháp của mình thì tuỳ theo mức độ của vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

3. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội

Quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo quá trình hình thành, tồn tại, pháp triển và hoạt động của tổ chức xã hội là hợp pháp, được nhà nước và xã hội bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ pháp lí của tổ chức xã hội trong quản lí hành chính là nội dung quan trọng trong quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội.

Do tính chất đặc biệt, Đảng cộng sản Việt Nam và một số tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ pháp lí theo quy chế riêng do Hiến pháp, luật quy định. Các tổ chức xã hội khác được tổ chức và hoạt động theo Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lí hội.

Nhà nước quy định công dân có quyền lập hội đồng thời tiến hành kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với hoạt động của các tổ chức xã hội thông qua việc phê chuẩn điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội. Ngay từ khi mới thành lập, nhà nước ta đã sớm ban hành các văn bản pháp luật về hội nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do lập hội. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật về hội đã được ban hành như: Luật số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 258/TTg ngày 14/6/1957 quy định chi tiết thi hành Luật số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội, Chỉ thị của Chủ tịch Hội hội phê duyệt. Trường hợp quy định của điều lệ hội trái với pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội sửa đổi. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết đinh phê duyệt.

Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của các tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lí nhằm ngăn ngừa những hành vi cản trở hoạt động của tổ chức xã hội. Những người có hành vi vi phạm pháp luật cản trở các tổ chức xã hội, các thành viên của tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ thì tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí.

4. Nội dung quy chế pháp lí hành chình của tổ chức xã hội

4.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước

Các tổ chức xã hội khác nhau, có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước tuỳ thuộc vào vị trí vai trò của mỗi loại tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị. Mối quan hệ đó là mối quan hệ tương tác giữa tổ chức xã hội và bộ máy nhà nước. Cụ thể, nhà nước đảm bảo môi trường pháp lí để tổ chức xã hội hoạt động và phát triển, xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho các tổ chức xã hội thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Ngược lại, các tổi chức xã hội có trách nhiệm phải tuân thù pháp luật đồng thời tổ chức xã hội có những quyền cụ thể trong việc thể hiên tiếng nói của quần chúng nhân dân trong việc hình thành các cơ quan nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước được chia thành ba nhóm, gồm: nhóm quyền và nghĩa vụ trong sự hình thành cơ quan thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội gồm: Bộ trưởng Bộ nội vụ, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp quận khi được uỷ quyền, cụ thể như sau:

Bộ trưởng Bộ nội vụ cho phép thành lập chia tách, sáp nhập, hợp nhất giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trên cả nước hoặc liên tỉnh [trừ trường hợp pháp luật quy định khác].

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong phạm vi tỉnh. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể uỷ quyền để chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiên quyền này đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay bác bỏ đề nghị xin thành lập tổ chức xã hội đồng thời có quyền chấm dứt hoạt động của các tổ chức xã hội trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hổ sơ xin phép thành lập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lòi và nêu rõ lí do.

- Nhóm quyền và nghĩa vụ nhằm duy trì, bảo đảm sự tồn tại phát triển cuả tổ chức xã hội

Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để các tổ chức xã hội hoạt động và phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi làm cản trở hoạt động hợp pháp của các tổ chức xã hội. Cụ thể, những hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định. [Xem: Các điểu 33, 34, 35 Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về tổ chức, hoạt động và qũàn lí hội].

các phiên họp có nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt của tổ chức xã hội, phát biều kiến qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên. Ví dụ, Điều 13 Luật công đoàn năm 2012 quy định: "Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kì họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người Ịao động”.

Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp được Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ trong hoạt động nghề nghiệp, tạo hành lang pháp lí để các tổ chức này hoạt động ổn định. Nhà nước cũng quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ đối vói các tổ chức tự quản được thành lập ở các cấp, ví dự. Tổ chức thanh tra nhân dân được uỷ ban nhân dân xã, phường, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện cần thiết để hoạt động như chỗ làm việc, kinh phí hoạt động... Các cơ quan thanh tra nhà nước hướng dẫn về nghiệp vụ cho các tổ chức thanh tra nhân dân hoặc tổ hoà giải cũng được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để hoạt động. Nhà nước ban hành cơ chế chính sách để hội có tính chất đặc thù tham gia thực hiên một số hoạt động quản lí nhà nước, các dịch vụ công; tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án trong phạm vi chức năng quản lí nhà nước theo thẩm quyền.

4.2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hôi trong lĩnh vực xây dựng pháp luật

Tổ chức xã hội không phải là thiết chế nằm trong bộ máy nhà nước ở mức đô khác nhau, các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ nhất định trong quá trình soạn thảo, ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật của nhà nước. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để tổ chức xã hội thực hiện được quyền trong các dự thảo pháp luật, thay mặt những thành viên của tổ chức phản ánh nguyên vọng, mong muốn chính đáng của các thành viên để Nhà nước xem xét khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật góp phần đảm bảo mở rộng dân chủ đồng thời có thể giảm bớt những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động ban hành pháp luật, nhằm tăng cường tính khả thi và có hiệu quả hơn trong thực tế.

4.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch; có quyền thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm pháp của họ'và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có thể đưa ra những ý kiến đóng góp khắc phục những yếu kém của bộ máy nhà nước nhằm xây dựng và củng cố chính quyền ngày càng vững mạnh, loại trừ những nguyên nhân vi phạm pháp luật; tích cực ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức nhà nước; phòng chống tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan nhà nước.

Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua việc phát động các phong trào quần chúng, những buổi sinh hoạt tập thể, trao đổi về khoa học kĩ thuật, đường lối chính sách của Đảng. Điều lệ của các tổ chức xã hội đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, kiểm soát tính hợp pháp. Việc các tổ cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, kí kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Tổ chức xã hội có nghĩa vụ:

- Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội. Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mĩ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lí nhà nước của cơ quan quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.

- Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kì ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực hội hoạt động.

- Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Việc lập các pháp nhân thuộc hội; khi thay đổi chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư kí của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải theo đúng quy định của pháp luật và phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và cơ quan quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.

- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

- Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, sổ sách, chứng chức xã hội, rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã quy định chi tiết tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội thực hiện quyền của mình.

Một số tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thực hiện pháp luật đó là công đoàn, đoàn luật sư, thanh tra nhân dân, tổ hoà giải ở cơ sở. Tổ chức công đoàn có quyền kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ lao động, trong việc xử lí kỉ luật cán bộ, công chức, trong việc phân phối nhà ở, quỹ phúc lợi; có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước và người có chức vụ tạm ngừng những hoạt động không đảm bảo an toàn lao động, nguy hiểm đêh tính mạng người lao động. Việc điều tra các vụ tai nạn lao động phải có đại diện công đoàn tham gia. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, toà án xử lí những người có trách nhiệm theo pháp luật; yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trả lời những vấn đề người lao động đặt ra, kiến nghị các biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và xử lí người vi phạm. Trước khi quyết định các vấn đề liên quan đến người lao động [tiền lương, tiền thưởng, kỉ luật] thì thủ trưởng cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp phải thảo luận, nhất trí với ban chấp hành công đoàn.

Tổ hoà giải ở khu phố, thôn xóm, các cụm dân cư do nhân dân cử ra để kịp thòi giải quyết các xích mích, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giúp nhân dân xây dựng nếp sống văn hoá mới, tuân thủ pháp luật. Các cụm dân cư còn được tổ chức thành thôn, bản, tổ dân phố... Trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng dân phố... có nhiệm vụ giúp cơ quan nhà nước trong việc quản lí hộ tịch, hộ khẩu. Ngoài ra, họ còn có thể tham gia chứng kiến các hoạt động về thi hành án, về thi hành các quyết định cưỡng chế hành chính, tuyên truyền phổ biến về chế độ chính sách của Nhà nước.

5. Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội [kiểm tra xã hội]

Tổ chức xã hội là mắt xích rất quan trọng của hệ thống xã hội ở nước ta. Các tổ chức xã hội là những tổ chức tập hợp quần chứng nhân dân lao động tham gia rông rãi vào quá trình quản lí nhà nước, góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong quá trình tham gia quản lí nhà nước, các tổ chức xã hội thể hiện ưách nhiệm và vai trò của mình thông qua nhiều hoạt động cụ thể, trong đó có hoạt động kiểm tra - kiểm tra xã hội [kiểm tra Đảng, kiểm tra công đoàn, kiểm tra của nhân dân]. Đây là không chỉ là một biện pháp quản lí được các tổ chức xã hội sử dụng như là phương tiện để tham gia quản lí nhà nước nhằm xem xét, phát hiện những ưu, khuyết điểm trong việc tuân thù pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ Nhà nước và nhân dân mà đây còn là một biện pháp bảo đảm - cho pháp chế ở nước ta được thực hiện thống nhất.

Kiểm tra xã hội là việc nhân dân lao động tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt đông kiểm tra của các tổ chức xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, cán bộ nhà nước và công dân trong việc thực hiện pháp luật. Khái niệm này có thể được khái quát thông qua các đặc điểm của kiểm tra xã hội sau đây:

- Khi tiến hành hoạt động kiểm tra xã hội, các tổ chức xã hôi không nhân danh Nhà nước mà chỉ nhân danh chính tổ chức đó.

Tóm lại, mặc dù hoạt động kiểm tra của tổ chức xã hội không mang tính quyền lực nhà nước nhưng tác dụng của nó rất lớn đối với quản lí nhà nước, với quá trình dân chủ hoá các hoạt động quản lí hành chính nhà nước, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm hiện nay, khi mà mâu thuẫn giữa cái bảo thủ và cái đổi mới, giữa tích cực và tiêu cực, giữa dân chủ thực sự và dân chủ hình thức vẫn còn chưa được giải quyết triệt để.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề