Giá test PCR bệnh viện Thống Nhất

Thời gian qua, tình trạng "loạn giá" xét nghiệm COVID-19 đã gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như công tác phòng chống dịch. Vì vậy, ngày 8/11, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 16 quy định về giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật, giúp người dân được thụ hưởng mức giá ổn định.

Theo quy định của Bộ Y tế, giá test nhanh không quá 109.700 đồng/test, xét nghiệm Real-time PCR tối đa không quá 518.400 đồng/mẫu đơn.

Theo khảo sát của phóng viên trong ngày 9/11, tại Bệnh viện Bảo Ngọc, TP Thái Nguyên giá test nhanh COVID-19 là 150.000 đồng/test, giá xét nghiệm Real-time PCR là 700.000/mẫu đơn

Bác sỹ Nguyễn Thị Hồng Gấm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Bảo Ngọc, Thái Nguyên thông tin: “Công tác xét nghiệm Real-time PCR để xác định sàng lọc COVID-19 thì Sở Y tế đã thông qua và xác nhận được dán công khai”.

Tuy nhiên, kể từ ngày 10/11, khi Thông tư số 16 có hiệu lực, Bộ Y tế quy định giá test nhanh không quá 109.700 đồng/test; với xét nghiệm Real-time PCR, mức thanh toán tối đa không quá 518.400 đồng/mẫu đơn. Trước ngày 1/7/2021, giá xét nghiệm Real-time PCR được Bộ Y tế quy định là 734.000 đồng/mẫu, test nhanh 238.000 đồng/mẫu. Như vậy, chi phí test covid hiện nay đã thấp hơn nhiều.

PGS,TS Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên nhận xét: “Tôi cho rằng đây là việc làm hết sức cần thiết của Bộ Y tế giúp các cơ sở Y tế có nhu cầu thực hiện xét nghiệm có cơ sở rõ ràng để thực hiện”.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hà, Giám đốc Bệnh viện An Phú, Thái Nguyên cho biết: “Trước đây, chúng tôi làm test nhanh COVID-19 có giá từ 120-140 nghìn đồng/test. Khi Bộ Y tế có quy định chúng tôi đã có sự điều chỉnh đúng theo yêu cầu”.

Cùng với quy định giá dịch vụ xét nghiệm, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. Tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở y tế trên toàn quốc, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tăng giá dịch vụ xét nghiệm bất hợp lý, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

Phi Hùng

KHOA NỘI TIẾT




I. Lịch sử hình thành Ngày 01/11/1991, khoa Nội Tổng Hợp B3 được thành lập. Cùng với sự phát triển của Bệnh viện theo hướng chuyên khoa hóa nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngày 13/5/2013, khoa được đổi tên thành Khoa Nội Tiết theo quyết định của Giám đốc Bệnh viện.  

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Nội tiết hiện nay là BS.CK2 Nguyễn Thị Mây Hồng và Điều dưỡng trưởng là CNĐD Nguyễn Thị Anh Đào


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 25 người, trong đó:



- Bác sĩ chuyên khoa 2: 02 - Thạc sĩ Bác sĩ: 01 - Bác sĩ chuyên khoa 1: 02 - Bác sĩ đa khoa: 04 - Bác sĩ YHCT: 01 - Cử nhân điều dưỡng: 07 - Cử nhân cao đẳng điều dưỡng: 05 - Điều dưỡng trung cấp, sơ cấp: 02

- Hộ lý: 01


III. Thế mạnh

Khám và điều trị nội trú, ngoại trú bệnh đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp và các bệnh nội tiết chuyên sâu như bệnh lý tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp.  Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường toàn diện thông qua các hình thức tư vấn dinh dưỡng, vận động thể lực, sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu khoa học các đề tài nội khoa, nội tiết. Tham gia đào tạo và hướng dẫn học viên thực tập.



IV. Định hướng phát triển - Khám và điều trị  bệnh lý Nội tiết chuyên sâu - Thành lập và phát triển đơn vị Bàn chân đái tháo đường - Làm các nghiệm pháp động trong chẩn đoán các bệnh nội tiết - Tham vấn về dinh dưỡng và tiết chế - Sinh hoạt Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường - Quản lý bệnh nhân đái tháo đường - Tham gia đào tạo chuyên khoa Nội tiết cho sinh viên thực tập tại khoa - Tiếp tục đấy mạnh nghiên cứu khoa học - Tham gia tích cực công tác chỉ đạo tuyến Khoa Nội tiết kết hợp với các khoa cận lâm sàng triển khai thêm các xét nghiệm: - Đo Aldosteron, Renin, hoạt tính Renin, Catecholamin trong máu và nước tiểu - Đo FSH, LH, Progesteron, Estrogen, Prolactin

Thực hiện các thủ thuật:

1. Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống [ Oral Glucose Tolerante test - OGTT ] 2. Nghiệm pháp hạ đường huyết bằng Insuline [ Insuline Tolerante Test - ITT ] 3. Nghiệm pháp nhịn ăn 48/72 giờ 4. Nghiệm pháp nhịn nước 5. Nghiệm pháp Synacthene nhanh 6. Nghiệm pháp Synacthene chậm 7. Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone qua đêm 8. Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone liều thấp 9. Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone liều cao tiêu chuẩn

 



V. Thành tích - Huân chương lao động hạng 3 năm 2017 - Bằng khen của Bộ Y Tế các năm 2010, 2011, 2012, 2015

- Giấy khen của Bộ Y Tế  tập thể lao động xuất sắc các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

Một số hình ảnh của khoa Nội tiết - Bệnh viện Thống Nhất:












Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 2

KHOA NỘI NHIỄM


I. Lịch sử hình thành 
   

Khoa được thành lập từ năm 1977 với tên gọi là Khoa Nội C, chuyên điều trị các bệnh lây nhiễm, cơ sở hạ tầng là bệnh viện Cơ Đốc cũ [số 245 Hoàng Văn Thụ , quận Tân Bình].


Tháng 6/1982 khoa được chuyển về bệnh viện Thống Nhất TP.HCM số 1 Lý Thường Kiệt, quận Tân bình và đổi tên là khoa B2, khoa Truyền Nhiễm, khoa A3. Hiện nay là khoa Nội Nhiễm. Cùng với sự phát triển chung của Bệnh viện Thống Nhất, Khoa Nội nhiễm đã từng bước mở rộng về cơ sở vật chất, nhân sự và không ngừng phát triển về chuyên môn, kỹ thuật để nâng cao khả năng  khám bệnh và điều trị các đối tượng cán bộ, nhân dân.

 

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Nội nhiễm hiện nay là BS.CK2 Trần Thị Vân Anh, Phó khoa là BS.CK1 Kim Dung, và Điều dưỡng trưởng khoa là CNĐD Đỗ Thanh Hương.


Nhân lực của khoa hiện có: - Bác sĩ CK2: 02 - Bác sĩ CK1: 01 - Bác sĩ: 04 - CNĐD: 09 - CĐĐD: 04 - ĐDTH: 02 - ĐDSC: 01 - Hộ lý: 02

III. Thế mạnh

- Tập thể Khoa đoàn kết, luôn có tinh thần xây dựng Khoa và bệnh viện ngày càng vững mạnh.

- Đội ngũ nhân viên tận tình, nhiệt tình, chuyên môn vững, ham mê khoa học, đã giữ lại điều trị nhiều trường hợp nặng: Sốc nhiễm trùng, sốc sốt xuất huyết, viêm não, viêm màng não mủ, Bệnh Whitmore...


- Đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C với phác đồ cập nhật của Bộ Y tế và thế giới. - Vào vụ dịch sốt xuất huyết, tình trạng quá tải nhiều bệnh nhân phải nằm băng ca, khoa vẫn điều trị và phục vụ tốt. - Trong vụ dịch Covid-19: Khoa tổ chức cách ly và điều trị những trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc, tham gia các hoạt động ban phòng chống dịch của bệnh viện, thực hiện tốt các hướng dẫn của ban phòng chống dịch Quốc gia và Bệnh viện. - Tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập của bộ Lão khoa ĐHYD TP. Hồ Chí Minh, ĐHY Quốc gia và học sinh thực tập của các trường Trung cấp Y tế hệ Điều dưỡng bệnh viện.


IV. Định hướng phát triển Tiếp tục nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, tiên lượng các bệnh nhiễm khuẩn trên người cao tuổi, năng lực phòng chống dịch.

 


V. Thành tích

- Năm 2013: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ - Năm 2010, 2011: Bằng khen của Bộ Y tế - Từ năm 2009 - 2019 đạt “Tập thể lao động Xuất sắc”

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Nội Nhiễm  - Bệnh viện Thống Nhất:












Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 3

KHOA VI SINH



I. Lịch sử hình thành

Trước 1978, Khoa Vi sinh nằm chung trong khối Xét nghiệm [Hóa sinh - Huyết học - Vi sinh]. Ngày 22/05/1978 Khoa Vi sinh được tách ra và thành lập theo Quyết định số 617/QĐ-BVT của Giám đốc Bệnh viện, do BS.CK2 Dương Thị Lệ làm Trưởng khoa từ năm 1978 đến 1997. Tiếp theo đó là TS.CN Hoàng Kim Tuyến làm trưởng khoa từ năm 1998 đến 2005. Hiện tại ThS.BS Vũ Thị Kim Cương làm trưởng khoa.


Ban đầu khoa chỉ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản về vi sinh phục vụ lâm sàng điều trị bệnh nhân và cũng đã phát hiện các vi khuẩn tả, dịch hạch kịp thời phục vụ lâm sàng điều trị. Đến nay khoa đã được trang bị nhiều hệ thống máy móc hiện đại cùng nhiều kỹ thuật mới được triển khai, đặc biệt là các xét nghiệm miễn dịch tự động cũng như nhiều xét nghiệm sinh học phân tử được thực hiện với độ chính xác cao, cho kết quả nhanh, đáp ứng được nhu cấu ngày càng cao và ngày càng phát triển của bệnh viện.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Vi sinh hiện nay là ThS.BS.TTƯT Vũ Thị Kim Cương và Kỹ thuật viên trưởng là CNXN Nguyễn Thanh Liêm.

Nhân lực của khoa hiện có tổng số 13 người, trong đó: - Thạc sĩ, bác sĩ: 01 - Bác sĩ y học cổ truyền: 01 - Cử nhân xét nghiệm y học: 07 - Trung cấp xét nghiệm: 03 - Y công: 01

III. Thế mạnh

- Từ năm 1998-2005,  Khoa Vi sinh triển khai thêm các xét nghiệm ELISA các dấu ấn viêm gan B và C.

- Năm 2007 khoa triển khai cấy máu bằng máy Bactec, giúp tăng khả năng phát hiện, rút ngắn thời gian phát hiện là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuản huyết.


- Năm 2011, Khoa triển khai xét nghiệm các marker viêm gan bằng phương pháp điện hóa phát quang. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thời gian trả kêt quả nhanh [18 phút/XN]. Nhờ vậy giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bệnh nhân. Tiếp theo Khoa cũng đã triển khai thêm các xét nghiệm TPHA [giang mai], Rubella IgG và IgM [sởi Đức], tạo thuận lợi cho công tác khám sức khỏe làm hồ sơ đi định cư và xuất khẩu lao động, xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết, H. pylori, anti TB cũng được thực hiện trong thời gian này.

- Năm 2013, Khoa Vi sinh được trang bị hệ thống Realtime PCR của Roche, là một hệ thống tự động hoàn toàn, đạt chuẩn IVD, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, phát hiện được cả các vi rút đột biến gen rất hữu ích trong viêc phát hiện chẩn đoán, theo dõi điều trị một cách hiệu quả. Bên cạnh đó khoa còn có hệ thống PCR mở, có thể làm được nhiều xét nghiệm về sinh học phân tử khác nhau: genotype HCV, xác định gene kháng thuốc, xác định vi khuẩn lao trong tất cả các loại bênh phẩm,…

- Năm 2014, Khoa sử dụng hệ thống Vitek 2  để định danh và làm kháng sinh đồ tự động. Hệ thống này giúp đinh danh chính xác tới mức loài hầu hết các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời xác định được độ nhạy, kháng kháng sinh bằng MIC. Điều này giúp lâm sang điều trị hiệu quả hơn các bệnh lý nhiễm khuẩn và hạn chế tốc độ kháng thuốc. Trong năm 2014, Khoa có thêm hệ thống miễn dịch tự động Advia Centaur CP, giúp khẳng định tốt hơn trong các trường hợp có kết quả dương tính thấp ở mức ngưỡng đồng thời giúp tránh được tình trạng quá tải nhất là vào những lúc một trong 2 máy bị trục trặc xảy ra vì nhiều lý do khác nhau.

- Cuối năm 2014, Khoa đã triển khai tốt các xét nghiệm ELISA phát hiện nhiễm ký sinh trùng trong cơ quan nội tạng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. - Hiện Khoa Vi sinh đã triển khai các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Ký sinh trùng, H.pylori IgM bằng kỹ thuật ELISA và các xét nghiệm Sinh học phân tử chẩn đoán Viêm gan siêu vi B, C và Vi khuẩn Lao...

- Đến tháng 6/2017 khoa triển khai thêm xét nghiệm EGFR để phát hiện đột biến gen trong ung thư phổi, phục vụ cho việc điều trị nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi.

- 9/2018 khai trương phòng Tiêm chủng ngừa các bệnh như: Sởi- Quai bị- Rubella [MMR], viêm gan B, Cúm, ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục [ Gardasil], viêm phổi và viêm tai giửa do Phế cầu,….với mục đích đẩy mạnh phòng bệnh, tạo thuận tiện cho người dân trong khu vực cũng như các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Thống nhất. - 2/2020, với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Đảng Ủy và BGĐ, khoa nhanh chóng triển khai thành công xét nghiệm SARS-Cov-2, góp phần giảm tải áp lực nhu cầu xét nghiệm SARS-Cov-2.

 



IV. Định hướng phát triển - Sẽ triển khai thêm  BRAF trong ung thư vú, KRAS trong ung thư đại trực tràng,…

- Triển khai thêm các xét nghiệm mới: CYP2C19*2, Genotype HCV, định lượng HBsAg, các gen kháng thuốc của HBV,…

- Phát hiện  kháng kháng sinh bằng XN SHPT - Phát triển xét nghiệm kỹ thuật cao về sinh học phân tử nhằm đưa khoa Vi sinh phát triển thêm 1 bước mới, phục vụ nhu cầu chẩn đoán và điều trị ngày càng cao của Bệnh viện Thống Nhất .  

V. Thành tích

1. Tập thể

- Năm 2005, 2007, 2010: Bằng khen của Bộ Y tế - Năm 2008- 2013: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc của Bộ Y tế. - Năm 2000-2015: Giấy khen tập thể lao động xuất sắc của Giám đốc Bệnh viện.

- Năm 2009: Giải nhất hội thi Trưng bày mâm ngũ quả của Công đoàn khối cơ sở Bộ Y tế.


2. Cá nhân - Năm 2006-2014: có 16 lượt cá nhân được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở - Năm 2014: ThS.BS Vũ Thị Kim Cương được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Vi Sinh - Bệnh viện Thống Nhất:











Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 4

KHOA HÓA SINH



I. Lịch sử phát triển

Khoa Hóa sinh được tách ra từ Khoa xét nghiệm chung vào năm 1983. Qua hơn 30 năm phát triển từ biên chế 8 cán bộ, nhân viên và 1 bác sĩ, đến nay Khoa Hóa Sinh đã có 21 cán bộ, nhân viên, trong đó Bác sĩ trưởng khoa đạt trình độ Phó Giáo sư.


Ngày nay, với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản, chuyên sâu, bản lĩnh chính trị, đoàn kết vững mạnh, khoa Hóa sinh xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, khí máu,… hiện đại ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe cán bộ, nhân dân và phục vụ các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng tăng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện nay

Trưởng khoa PGS.TS.BS Vũ Quang Huy, Phó trưởng khoa là BS.CK2 Cao Thị Vân và KTV trưởng là CN Tạ Tấn Vũ.



Nhân lực của khoa hiện có tổng số 21 người, trong đó: - Phó giáo sư: 01 - Tiến sĩ: 01 - Bác sĩ chuyên khoa cấp 2: 01 - Bác sĩ đa khoa: 01 - Thạc sĩ kỹ thuật: 02 - Cử nhân: 12 - Kỷ thuật viên trung cấp: 01 - Điều dưỡng sơ cấp: 01 - Y công: 01

III. Kinh nghiệm - Thế mạnh

1. Nhân sự

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy - Ban Giám đốc, Khoa Hóa sinh xây dựng được đội ngũ nhân sự vững mạnh, tập thể đoàn kết.

Khoa có 21 nhân viên có trưởng khoa là Phó Giáo Sư đầu ngành, bác sĩ Chuyên khoa cấp II và các cử nhân chuyên ngành xét nghiệm y học sẵn sàng đáp ứng kịp thời, nhanh chóng và chất lượng các yêu cầu xét nghiệm để phục vụ bệnh nhân.



2. Cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa được trang bị đầy đủ các hệ thống thiết bị xét nghiệm hiện đại về sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu Qui trình hoạt động xét nghiệm đã được hoàn toàn tự động hóa từ khâu tiếp nhận đến khâu cuối cùng là trả kết quả. Dữ liệu kết quả xét nghiệm được lưu trữ tự động qua ứng dụng phần mềm của bệnh viện

3. Đào tạo nghiên cứu khoa học

Cơ sở đào tạo thực hành cho sinh viên, học viên các hệ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và từ các trường Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch... Chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở Phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật mới



IV. Định hướng phát triển Tiếp tục phát huy và hiện đại hóa không ngừng các kỹ thuật xét nghiệm, nhân lực và thiết bị phòng xét nghiệm hiện đại. Triển khai liên tục các kỹ thuật mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của lâm sàng, phục vụ kịp thời việc phòng bệnh cũng như chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Phấn đấu đạt chuẩn chất lượng ISO phòng xét nghiệm quốc tế, nâng tầm chất lượng, kỹ thuật và sự hiện đại của phòng xét nghiệm lên ngang tầm với các nước trong khu vực.

V. Danh hiệu thành tích

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2005, 2009, 2010, 2011, 2014, 2015, 2019 Đạt nhiều giải thưởng về các hoạt động phong trào: văn nghệ, thể dục, thể thao, tham gia tích cực các hoạt động xã hội khác. Giấy chứng nhận tham gia các chương trình ngoại kiểm: Sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu, khí máu, HbA1c của Bộ Y tế - do Trung tâm kiểm chuẩn đại học Y Dược cấp từ năm 2014 đến nay. Xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng Xét nghiệm Theo Tiêu chí 2429 - Bộ Y tế

VI. Thời gian phục vụ - Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều - Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Hóa sinh:




Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 5

KHOA NGOẠI THẦN KINH


I. Lịch sử hình thành

Ngày 11/10/2011, Khoa Ngoại Thần kinh được thành lập trên cơ sở tách từ Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Ngoại Thần kinh. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động, hàng năm trung bình khoa Ngoại Thần kinh thực hiện khoảng 500 trường hợp đại phẫu thành công và an toàn, điều trị nội trú hơn 2500 bệnh nhân, khám và điều trị ngoại trú hơn 24.000 bệnh nhân.




II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh hiện nay là ThS.BS Lê Xuân Long, Phó khoa là BS.CK1 Nguyễn Văn Dũng và Điều dưỡng trưởng là CNĐD Đinh Thị Thu Hương.


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 26 người, trong đó: - Thạc sĩ bác sĩ: 02 - Bác sĩ chuyên khoa 1: 03 - Bác sĩ : 02 - Cử nhân điều dưỡng: 14 - Trung cấp điều dưỡng: 01 - Sơ cấp: 1

III. Thế mạnh

Hiện tại  nhưng khoa Ngoại Thần kinh đã thực hiện hầu như tất cả các loại phẫu thuật chuyên khoa với các trang bị, dụng cụ phẫu thuật hiện đại, đem lại sức khỏe và sự yên tâm cho bệnh nhân. Các bệnh lý đã và đang điều trị: - Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng - Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống vi phẫu, qua ống nong, nội soi - Phẫu thuật làm vững cột sống với nẹp vít chân cung qua da, nẹp vít chân cung có lồng titan, nẹp vít chân cung có bơm xi măng gia cố. - Bơm xi măng tạo hình thân đốt sống, bơm xi măng tạo hình thân đốt sống với bóng, với lồng titan - Phẫu thuật thay thân đốt sống - U tủy sống - Máu tụ trong sọ do chấn thương - Máu tụ trong sọ do tai biến mạch não - Vết thương sọ não, lõm sọ hở - Vá khuyết sọ - U não - Dẫn lưu não thất - Dị dạng mạch máu não - Hội chứng ống cổ tay, u thần kinh ngoại biên…  

IV. Định hướng phát triển

- Tiếp tục phát triển các lĩnh vực điều trị đang thực hiện - Mở rộng thêm các kĩ thuật mới như điều trị đốt laser nhân đệm thoát vị, mổ nội soi u não thất, mổ nội soi u tuyến yên, mổ thần kinh chức năng…  

V. Thành tích

- Tập thể lao động xuất sắc liên tục từ khi thành lập khoa đến nay

VI. Thời gian phục vụ

- Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều - Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Ngoại Thần kinh:













Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 6

KHOA NỘI THẦN KINH

I. Lịch sử hình thành

Khoa Thần kinh được thành lập ngày 1/11/1975 khi Quân y viện Thống Nhất được thành lập. Nhiệm vụ được giao tại thời điểm đó là điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội thần kinh cho cán bộ trung cấp của Đảng và nhà nước. Ngày mới thành lập có 37 giường, chỉ có 2 bác sĩ, 10 y tá, 2 y công. Phụ trách khoa: BS Lưu Xích. Từ năm 1978 - 2000: khoa phát triển lên 57 giường với 6 bác sĩ, 13 điều dưỡng và 4 y công. Trưởng khoa: BS.CK2 Nguyễn Thu Nga. Từ năm 2000 - 2009: khoa có 70 giường bệnh với 8 bác sĩ, 16 điều dưỡng và 5 hộ lý.

Từ năm 2009 - 2014: khoa có 66 giường với 9 bác sĩ, 19 điều dưỡng và 2 hộ lý. Từ năm 2011, khoa đã triển khai kỹ thuật điện cơ. Từ năm 2013, Đơn vị Đột quỵ được thành lập trực thuộc khoa Nội Thần kinh. Ngoài ra, khoa triển khai kỹ thuật tiêm Botulinum toxin A trong điều trị rối loạn vận động; kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng, triển khai phòng điện cơ, 2 phòng khám trí nhớ và sa sút trí tuệ.


Từ năm 2014 đến nay: khoa có 59 giường với 7 bác sĩ. Trưởng khoa: BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga. Khoa đã triển khai thành công điều trị tiêu huyết khối tĩnh mạch trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp, triển khai phòng điện não, phối hợp với khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp triển khai điều trị can thiệp nội mạch trong đột quỵ thiếu máu não cấp và các dị dạng mạch, phục hồi chức năng rối loạn nuốt.  

II. Nhân sự hiện nay

Trưởng khoa Nội thần kinh hiện nay là BS.CKII Nguyễn Thị Phương Nga, Phó trưởng khoa là BS.CKI Lê Thị Thúy Uyên và Điều dưởng trưởng là CN Đoàn Thị Hoa Thủy.

III. Chức năng - Khám và điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội thần kinh cho cán bộ trung cấp của Đảng và nhà nước và nhân dân trong vùng. - Nghiên cứu khoa học, giảng dạy và đào tạo. - Tham gia công tác chỉ đạo tuyến 1816.

 

IV. Hoạt động chuyên môn đã làm được

- Đơn vị đột quỵ đạt tiêu chuẩn Vàng của Tổ chức đột quỵ châu Âu/Thế giới [ESO/WSO]. - Điều trị tiêu huyết khối tĩnh mạch trong đột quỵ thiếu máu não cấp. - 02 phòng khám trí nhớ và sa sút trí tuệ. - Điều trị Botulinum toxin A trong rối loạn vận động. - Kỹ thuật chẩn đoán điện sinh lý thần kinh-cơ [điện cơ]. - Kỹ thuật điện não. - Phục hồi chức năng rối loạn nuốt. - Điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính bằng các kỹ thuật tái định vị sỏi tai.

 

V. Nghiên cứu khoa học

Hàng năm khoa có 1 - 2 đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào các bệnh lý thần kinh và lão khoa như: đột quỵ não, sa sút trí tuệ, khảo sát điện sinh lý thần kinh-cơ - Nghiên cứu lipid máu trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp [2010]. - Đặc điểm của nhiễm trùng bệnh viện trên loét tì đè [2010]. - Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân đột quỵ não và di chứng đột quỵ não [2011]. - Hội chứng ống cổ tay: đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý và vai trò của yếu tố nghề nghiệp [2012]. - Đánh giá rối loạn nuốt trên bệnh nhân đột quị cấp bằng thang điểm GUSS [2013]. - Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quỵ não [2013]. - Cơ cấu bệnh tật khoa Nội Thần kinh bệnh viện Thống Nhất năm 2013 [2013]. - Hoạt động của đơn vị đột quỵ và tình hình điều trị bệnh nhân đột quỵ não trong năm 2014 [2014]. - Đánh giá chất lượng sống sau đột quỵ [2014]. - Khảo sát các biến chứng thường gặp trên bệnh nhân đột quỵ não cấp [2014]. - Phục hồi chức năng sau đột quỵ não. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 22, số 6* năm 2018. - Phục hồi chức năng rối loạn nuốt sau đột quỵ não. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, tập 23, số 3, chuyên đề HNKHKT BV Thống Nhất, trang12  

VI. Đào tạo

- Hàng năm khoa điều cử bác sĩ và điều dưỡng tham dự các khoá đào tạo ngắn hay dài hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn chuyên khoa thần kinh và triển khai các kỹ thuật mới. - Khoa tham gia đào tạo học viên cho Bộ môn Lão khoa Đại học Y dược TPHCM, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y đại học Quốc gia TPHCM, khoa Y đại học Tân Tạo. - Giảng dạy cho các khoá học điện cơ, điện não do bệnh viện tổ chức. - Chuyển giao kỹ thuật điện cơ, điện não cho các đơn vị khác.  

VII. Hướng phát triển

- Đơn vị đột quỵ: đạt chứng nhận Bạch kim điều trị đột quỵ của Tổ chức đột quỵ châu Âu và thế giới ESO/WSO, siêu âm Doppler xuyên sọ. - Siêu âm thần kinh-cơ. - Phát triển phòng khám trí nhớ và sa sút trí tuệ đạt chuẩn.

- Phát triển đơn vị điện sinh lý thần kinh và rối loạn vận động.

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Thống Nhất:













Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 7

KHOA NỘI TIÊU HÓA


 

I. Lịch sử hình thành

- Ngày 22/05/1978, Khoa Nội Tiêu hóa được thành lập theo quyết định của Bộ Y tế. - Tháng 9/1999, thành lập Phân khoa Y học cổ truyền. Năm 2011 tách thành khoa độc lập. - Ngày 15/04/2007, thành lập Phân khoa Ung bướu, với tên gọi là  Khoa Tiêu hóa ung bướu.

- Ngày 01/02/2012, tách thành Khoa Ung Bướu độc lập và Khoa Nội Tiêu Hóa.



II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Nội tiêu hóa hiện nay là BS.CK2 Ngô Thị Thanh Quýt và Điều dưỡng trưởng là ĐD Dương Thị Kim Ngân.


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 23 người, trong đó: - Bác sĩ CK2: 01 - Bác sĩ: 6 - Cử nhân điều dưỡng: 13 - Cử nhân cao đẳng điều dưỡng: 01 - Điều dưỡng trung cấp: 02

 

III. Thế mạnh

Tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân chuyên khoa nội tiêu hóa – gan mật, theo dõi và điều trị bệnh tiêu hóa gan mật từ giai đoạn sớm. Cập nhật và áp dụng tốt có hiệu quả các phác đồ điều trị Phát triển tốt phòng khám chuyên khoa nội tiêu hóa - gan mật tại khoa khám bệnh [cả phòng khám bảo hiểm và dịch vụ y tế]. Hiện tại phòng khám nội tiêu hóa - gan mật  hoạt động hàng ngày trong tuần. Phát triển tốt kỹ thuật sinh thiết gan, siêu âm, nội soi trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh tiêu hóa - gan mật. Tham gia thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa [chẩn đoán và điều trị] Là cơ sở đào tạo, giảng dạy cho sinh viên đại học Đại học Quốc gia - TPHCM, điều dưỡng các trường Phương Nam, Hồng Bàng….. Triển khai một số kỹ thuật nội soi chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá: thắt tĩnh mạch thực quản, sinh thiết gan, kỹ thuật FNA trong đoán ung thư… Phát triển kỹ thuật siêu âm đo độ đàn hội gan trong đánh giá xơ hóa gan, chẩn đoán nhiễm HP bằng test hơi thở. Tổ chức hoạt động câu lạc bộ bệnh gan.

IV. Định hướng phát triển

Tăng thu dung bệnh nhân nội và ngoại trú, phát triển kỹ thuật và từng  bước chuyên sâu theo định hướng phát triển của Bệnh viện. Tích cực học hỏi phát huy nội lực và thế mạnh sẵn có, mặt khác động viên tạo điều kiện cho nhân viên đi học đại học, sau đại học hoặc các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên khoa tiêu hoá gan mật để nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện cho các Bác sĩ đi học và luyện thêm kỹ thuật - thủ thuật chuyên khoa như: nội soi chẩn đoán và điều trị, sinh thiết gan, kỹ thuật TACE gan, ERCP.. . Phối hợp với khoa nội soi, khoa GPB và khoa ngoại TQ trong BV: Áp dụng và triển khai một số kỹ thuật nội soi chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá: thắt tĩnh mạch thực quản, sinh thiết gan, kỹ thuật TACE và FNA trong đoán ung thư… Phát triển kỹ thuật siêu âm đo độ đàn hội gan trong đánh giá xơ hóa gan, chẩn đoán nhiễm HP bằng test hơi thở, Phối hợp khoa chẩn đoán chức năng, chẩn đoán hình ảnh nâng cao trình độ đọc phim và siêu âm và nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa. Khoa sẽ đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, dự kiến sẽ giới thiệu kết nạp thêm Đảng viên mới. Tích cực trong công tác đào tạo - là cơ sở thực hành tốt  

V. Thành tích

- Năm 2005, 2007, 2010, 2011, 2014, 2016, 2018  Bằng khen của Bộ Y tế

- Nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

VI. Thời gian phục vụ - Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều - Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h


Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa - Bệnh viện Thống Nhất:














Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất


Page 8

KHOA NGOẠI TIÊU HÓA


I. Lịch sử hình thành Tiền thân của khoa Ngoại Tiêu hóa là khoa Ngoại Tổng quát được thành lập từ khi Bệnh viện Thống nhất ra đời, do BS Phan Lê làm trưởng khoa đầu tiên. Trải qua các giai đoạn lịch sử, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và đòi hỏi của quá trình phát triển Bệnh viện các chuyên ngành thuộc hệ ngoại lần lượt được tách ra và thành lập khoa mới theo hướng chuyên sâu.

Ngày 14/09/2015 thành lập khoa Ngoại Tiêu hóa theo Quyết định số 635/QĐ - BVTN của Giám đốc Bệnh viện, khoa Ngoại Tiêu hóa được thành lập, có khả năng thực hiện hầu hết các kỹ thuật về chuyên hoa tiêu hóa, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của Bệnh viện rog iai đoạn hiện nay.



II. Tổ chức cơ cấu nhân sự

Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa hiện nay là ThS.BS Trần Văn Quảng; Phó Trưởng khoa là ThS.BS.CK2 Hồ Hữu Đức và BS.CK2 Hoàng Anh Bắc; Điều dưỡng trưởng là CNĐD Phạm Thị Hiền Diệu.



Nhân lực của khoa hiện có tổng số 36 người, trong đó: - PGS.TS : 01 - Bác sĩ chuyên khoa 2: 03 - Bác sĩ chuyên khoa 1: 03 - Thạc sĩ, Bác sĩ: 02 - Bác sĩ: 06 - Cử nhân Điều dưỡng: 17 - Cử nhân cao đẳng Điều dưỡng: 03 - Điều dưỡng trung cấp: 01

III. Kinh nghiệm và thế mạnh

Đội ngũ y, bác sỹ được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về phẫu thuật tổng quát và đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thực hiện nhiều kỹ thuật mới: - Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng - Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày - Phẫu thuật các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng

 



IV. Định hướng phát triển

- Phẫu thuật các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng - Đẩy mạnh phẫu thuật nọi soi bệnh nhân cao tuổi

 

V. Thành tích

Năm 2019: Tập thể lao động xuất sắc - Bằng khen của UBND Thành phố - Bằng khen của UBND Tỉnh Đồng Tháp cho tập thể khoa và 02 cá nhân - Giải nhất xe đạp chậm - Giải nhì bóng đá nam - Giải nhì Poster

VI. Thời gian phục vụ - Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều - Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Ngoại Tiêu hóa:

























Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 9

KHOA NỘI TIM MẠCH


I. Lịch sử hình thành Thực hiện Quyết số 45-TTgB của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao Bệnh viện Thống Nhất thuộc Bộ Quốc phòng sang Bộ Y tế quản ký. Cùng khoảng thời gian đó, ngày 22/05/1978  khoa Tim mạch được thành theo quyết định số 617/BYT/QĐ do Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn ký, PGS.TS.BS. TTND Trương Quang Nhơn được giao nhiệm vụ làm trưởng khoa. Do nhu cầu phát triển, ngày 01/4/2007, khoa Tim mạch tách ra thành hai đơn vị: Khoa Nội Tim mạch và Trung tâm Tim mạch người có tuổi theo Quyết định số 102/QĐ - BVTN của Giám đốc Bệnh viện.

Vị trí, địa điểm: Lầu 3, khu nhà trung tâm, Bệnh viện Thống Nhất, Số 01 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TPHCM.

Về cơ sở, vật chất: Hiện khoa có: 29 phòng; Gồm: 22 phòng bệnh nhân với 58 giường bệnh, trong đó có 01 phòng bệnh nhân nặng 5 giường, 01 phòng giao ban, 02 phòng chẩn đoán chức năng, 01 phòng  thủ thuật, 04 phòng nhân viên.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Nội tim mạch hiện nay là BS.CK2 Nguyễn Văn Bé Hai, Phó trưởng khoa là ThS.BS Trần Thị Mỹ Liên và Điều dưỡng trưởng là CNĐD. Hoàng Thị Tuyết.


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 28 người, trong đó: - Bác sĩ CKII: 02 - Thạc sĩ y khoa: 01 - Bác sĩ CKI: 01

- Bác sĩ: 04


- Cử nhân điều dưỡng: 10 - Điều dưỡng cao đẳng: 04 - Điều dưỡng trung cấp: 03 - Hộ lý: 02 Bên cạnh nguồn nhân nhân lực của bệnh viện khoa còn được phối hợp Viện Trường cùng các nguồn nhân lực cao làm việc tại khoa gồm: 01 tiến sĩ và 01 thạc sĩ Bộ môn Nội Đại học Y Dược TPHCM, 01 tiến sĩ Bộ môn Lão khoa Đại học Y Dược Thành TPHCM, 01 Thạc sĩ khoa Y Đại học Quốc gia, 01 bác sĩ bộ môn lão khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

 

III. Thế mạnh

Khoa Nội Tim mạch có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tim mạch, hầu hết đều đã được đào tạo sau đại học và có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch.

Điều trị nội khoa các bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, rối lọan lipid máu, các bệnh lý mạch vành mạn, bệnh cơ tim, các bệnh lý van tim, suy tim, các bệnh lý mạch máu ngoại biên mạn tính,...

Điều trị bằng sóng xung kích: là kỹ thuật mới cho bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính chưa can thiệp mạch vành hoặc đã can thiệp mạch vành mà bệnh nhân còn đau ngực.


Khoa được trang bị khá hoàn chỉnh các trang thiết bị chuyên khoa sâu phục vụ đầy đủ từ chẩn đoán đến điều trị bệnh tim mạch: Siêu âm tim chẩn đoán, ECG gắng sức, siêu âm tim gắng sức, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm mạch máu, Holter nhịp tim 24 giờ, Holter huyết áp 24 giờ, máy đo ABI, hệ thống điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ bằng sóng xung kích. Cùng phối hợp với bộ phận Tim mạch can thiệp và phẫu thuật tim để điều trị bệnh lý  mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh người lớn. Khoa có 2 phòng khám tim mạch tại 2 khu khám bệnh để quản lý tốt bệnh nhân từ khoa đến phòng khám. Là cơ sở thực hành cho học sinh, sinh viên các trường Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Đại học Quốc gia, Khoa Y Đại học Nguyễn Tất Thành, Các trường cao đẳng y...

 

IV. Định hướng phát triển

- Cập nhật các phác đồ chẩn đoán và điều trị mới. - Đẩy mạnh các kỹ thuật đã có, nâng cao công suất sử dụng máy phát triển các kỹ thuật mới: Siêu âm tim 3D, 4D, siêu âm doppler mô. - Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ bằng sóng xung kích. - Thành lập phòng khám và quản lý bệnh nhân suy tim. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.

 

V. Thành tích

- Năm 2006: Huân chương lao động hạng 3 - Năm 2003, 2013: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ - Năm 2005, 2007, 2010, 2011, 2013, 2016, 2017:  Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế - Năm 2004, 2005: Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương, Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ. - Khoa có 40 năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

VI. Thời gian phục vụ

- Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều - Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất:

















Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 10

KHOA NỘI HÔ HẤP



I. Lịch sử hình thành

Được thành lập từ tháng 11/1975 với tên gọi khoa Nội Tổng hợp B1, điều trị cho cán bộ trung cấp các bệnh lý về hô hấp, thận, khớp, huyết học, nội tiết và da liễu. Từ 1993-2002, định hướng phát triển chuyên khoa Hô hấp. Năm 2000, Khoa được đổi tên thành khoa Nội Tổng hợp A2. Từ 2002 - 2013, cùng với sự phát triển chung của Bệnh viện Thống Nhất, khoa Nội Tổng hợp A2 đã từng bước phát triển về chuyên môn, kỹ thuật chẩn đoán, mở rộng về cơ sở vật chất và nhân sự  [bao gồm đơn vị thận nhân tạo].

Tháng 03/2011, Khoa được đổi tên thành khoa Nội Hô hấp theo Quyết định số 174/QĐ-BVTN của Giám đốc Bệnh viện.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Nội Hô hấp hiện nay là BS.CK2 Ngô Thế Hoàng, Phó Trưởng khoa là BS.CK2 Nguyễn Duy Cường và Điều dưỡng trưởng là CNĐD Lê Thị Điệp.


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 28 người, trong đó: - Bác sĩ CK2: 03 - Thạc sĩ bác sĩ: 01 - Bác sĩ: 03 - CNĐD: 13  

III. Kinh nghiệm và thế mạnh

Các kỹ thuật được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị tại khoa: - Nội soi phế quản bằng ống soi mềm trong chẩn đoán và điều trị - Sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams - Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT Scanner - Thở máy không xâm lấn [BiPAP] - Thở máy xâm lấn - Đo phế dung ký chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý hô hấp - Tầm soát ngưng thở khi ngủ - Khám hô hấp tiền phẫu

 



IV. Định hướng phát triển

- Tiếp tục hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị - Hoàn thiện các kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm trong chẩn đoán và điều trị, sinh thiết màng phổi, tầm soát ngưng thở khi ngủ, sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT Scanner - Phát triển kỹ thuật nội soi phế quản siêu âm [Endobroncho Ultrasound - EBUS] - cách tiếp cận hiệu quả cho u phổi ngoại vi và hạch rốn phổi, trung thất - Xây dựng phòng điều trị bệnh nặng như một đơn vị chăm sóc hô hấp tích cực [respiratory care unit] - Thực hiện kỹ thuật rửa phổi, làm xơ hóa màng phổi - Phát triển phòng khám, quản lý hen và BPTNMT. Tổ chức thường xuyên định kỳ câu lạc bộ bệnh nhân hen, BPTNMT. Hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân phòng và chữa bệnh. Triển khai chẩn đoán, tư vấn và hỗ trợ điều trị cai thuốc lá. - Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý hô hấp mạn - Phối hợp với các đơn vị trong Liên chi hội Hô hấp Tp HCM thực hiện các nghiên cứu khoa học về các bệnh lý Hô hấp và lão khoa, tham gia các nghiên cứu quốc tế. Là trung tâm đào tạo huấn luyện các kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi.

 

V. Thành tích

- Năm 2019, 2017, 2016, 2014, 2010: Bằng khen Bộ Y Tế. - Năm 2019, 2018, 2017, 2016, 2015, 2016, 2012, 2009, 2008: Tập thể khoa xuất sắc.

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Thống Nhất:











Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 11

KHOA DƯỢC


I. Lịch sử hình thành

Khoa Dược là một trong những khoa đầu tiên được thành lập cùng với sự ra đời của Bệnh viện Thống Nhất năm 1975. Trong bối cảnh cơ sở vật còn nhiều khó khăn, với một hệ thống bao gồm phòng pha chế, kiểm nghiệm, thanh trùng nhưng cung cấp thuốc kịp thời cho các khoa lâm sàng [pha chế dịch truyền, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài, thuốc nhỏ mắt,…].

Ban đầu, ngoài việc phát thuốc cho bệnh nhân thuộc tiêu chuẩn của bệnh viện, khoa Dược còn phát thuốc tận nơi cho một số cán bộ hưu trí, ban bảo vệ sức khỏe các tỉnh. Năm 1989, khoa Dược bệnh viện đã tham gia bán thuốc tại đại lý thuốc cho bệnh nhân không có bảo hiểm điều trị nội trú và ngoại trú.


Đến năm 2003, bên cạnh việc hệ thống hóa việc cung ứng thuốc cho các khoa lâm sàng và bệnh nhân bằng các kho cấp phát riêng cho các đối tương bệnh nhân. Hệ thống kho ngày càng hoàn thiện với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và sắp xếp các vị trí việc làm phù hợp. Hệ thống các kho: kho nội trú, kho ngoại trú, kho thuốc y học cổ truyền, kho hóa chất và kho y cụ đảm bảo các hoạt động cung ứng cấp phát thuốc và vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác điều trị ngày càng tốt hơn. Từ năm 2008 đến nay, khoa đã được bệnh viện cho tham gia các lớp đào tạo nâng cao cũng như tự đào tạo tại chỗ nên đã có một đội ngũ nhân viên đáp ứng phần lớn các mục tiêu đề ra. Nổi bật lên là các hoạt động trong công tác Dược lâm sàng và thông tin thuốc bên cạnh công tác đấu thầu cung ứng thuốc cũng như các công tác liên quan đến quản lý sử dụng thuốc khác tại bệnh viện. Năm 2020, khẳng định sự kết hợp Viện - Trường bằng việc bổ nhiệm một phó khoa Dược chuyên trách dược lâm sàng là phó giao sư - tiến sĩ của bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Y dược TPHCM. Khoa Dược luôn làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện công tác dược cũng như thực hiện đúng và kịp thời công tác đấu thầu thuốc và hóa chất đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc và hóa chất cho công tác điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh đó, khoa Dược luôn là một tập thể đoàn kết vững mạnh tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể của bệnh viện.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện nay

Trưởng khoa hiện nay là ThS.DS Phạm Thị Thu Hiền; Phó trưởng khoa là ThS.DS Trần Thị Phương Mai và Phó trưởng khoa là TS.DS Bùi Thị Hương Quỳnh.


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 50 cán bộ viên chức, trong đó: - Tiến sĩ: 01 - Thạc sĩ: 04 - Dược sĩ đại học: 09 - Dược sĩ cao đẳng: 30 - Thống kê: 02 - Lương y: 01      Bao gồm các bộ phận: - Ban Lãnh đạo Khoa dược: 01 Trưởng khoa và 02 Phó khoa - Tổ Hành chính - Nghiệp vụ Dược. - Tổ Dược lâm sàng - Thông tin thuốc. - Hệ thống Kho: 02 kho cấp phát ngoại trú, 01 kho cấp phát nội trú và 01 kho chính [kho chẵn], 01 đông y. - Nhà thuốc: 02 Nhà thuốc ở 2 cổng bệnh viện.



III. Thế mạnh

- Thực hiện tốt công tác đấu thầu và cung ứng thuốc theo đúng các quy định hiện hành. Đảm bảo kịp thời cho công tác điều trị thường xuyên và các nhu cầu phát sinh của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

- Các hệ thống kho được quản lý bằng hệ thống phần mềm và có các dược sỹ có trình độ chuyên môn phụ trách, nhân viên được đào tạo liên tục và phân công công việc rõ ràng.


- Công tác Dược lâm sàng có sự quản lý chuyên trách của 1 phó khoa có trình độ cao về dược lâm sàng là PGS.TS, có sự kết hợp tốt viện-trường, triển khai tích cực và chủ động các hoạt động dược lâm sàng, thông tin thuốc và đào tạo tại chỗ. - Tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy sinh viên: chất lượng và hiệu quả.


IV. Định hướng phát triển

Thiết lập một đội ngũ dược sỹ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao và sâu ở 3 lĩnh vực công tác: Dược lâm sàng, đấu thầu và quản lý - cấp phát thuốc ở tất cả các hệ thống kho dược.

V. Danh hiệu thành tích - Năm 2006, 2007, 2009, 2011, 2013, 2014: Tập thể Lao động xuất sắc - Năm 2008, 2010, 2012: Tập thể Lao động tiên tiến - Năm 2014: Giấy khen của Chi đoàn Bệnh viện Thống Nhất - Năm 2015: Tập thể lao động xuất sắc - Năm 2016: Tập thể lao động xuất sắc - Năm 2017: Tập thể lao động xuất sắc

- Năm 2018: Tập thể lao động xuất sắc


VI. Thời gian phục vụ - Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều - Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Dược - Bệnh viện Thống Nhất:












Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất


Page 12

KHOA UNG BƯỚU


I. Lịch sử hình thành

Khoa Ung Bướu chính thức được thành lập theo quyết định số 2258/QĐ-BVTN ngày 30/12/2011 của Bệnh viện Thống Nhất và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Khi thành lập khoa Ung bướu, số giường bệnh là 40 giường. Nhân sự gồm 25 viên chức với 07 bác sĩ, 17 điều dưỡng, 01 hộ lý trong có 14 nhân viên biên chế và 11 nhân viên hợp đồng. Hiện tại khoa có 65 giường bệnh nội trú, 02 phòng điều trị trong ngày.

 



II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Phó trưởng khoa Ung bướu hiện nay là BS.CK1 Nguyễn Đắc Nhân Tâm và Điều dưỡng trưởng là CNĐD. Nguyễn Thị Hồng.


Nhân lực của khoa hiện có tổng số 33 người, trong đó:       - Thạc sĩ BSCK2: 01 - Bác sĩ CK1: 04 - Bác sĩ: 01 - Cử nhân ĐD: 03 - CĐĐD: 06 - ĐDTH: 15 - Hộ lý: 01

 

III. Thế mạnh

- Chẩn đoán và làm các thủ thuật chẩn đoán cho tất cả các bệnh ung thư phổi, gan, đại trực tràng với sinh thiết xuyên thành ngực, sinh thiết lõi gan, sinh thiết lõi các u vú . . . - Điều trị hầu hết các bệnh ung thư thường gặp: Ung thư phổi, ung thư đường tiêu hoá như dạ dày, thực quản, đại trực tràng, ung thư gan tuỵ , ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu mặt cổ, … các bệnh máu ác tính như lymphôm không Hodgkin, . . . theo phát đồ cập nhật mới nhất của thế giới và Bộ y tế cho bệnh nhân điều trị nội trú và bệnh nhân điều trị trong ngày. - Thực hiện hóa trị liệu trong ngày một cách thường quy và số lượng bệnh nhân đến điều trị trong ngày ngày càng tăng. -  Luôn cập nhật kiến thức mới, kỹ thuật mới, ứng dụng thành tựu khoa học của thế giới trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. - Tích cực đào tạo liên tục cho các nhân viên của khoa. - Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới làm tốt công việc của khoa, của đơn vị. - Tham gia hướng dẫn sinh viên y khoa thực tập tại khoa. - Liên tục thực hiện nghiên cứu khoa học tại khoa. - Thường xuyên hợp tác Quốc tế trong việc tham gia nghiên cứu khoa học.

IV. Định hướng phát triển

Phấn đấu trở thành trung tâm ung bướu hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn điều trị ung thư [hoá trị ung thư, chăm sóc giảm nhẹ . . .]  

V. Thành tích

- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền: 2017, 2018, 2019 - Các cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: Năm 2017 là 5 cá nhân, năm 2018 là 03 cá nhân, năm 2019 là 05 cá nhân. - Cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp cơ sở: Tất cả các nhân viên trong khoa đều đạt được trong các năm qua. - Cá nhân đạt danh hiệu khen thưởng của Bộ y tế: 03 cá nhân. - Cá nhân đạt danh hiệu thầy thuốc ưu tú: 01 cá nhân - Công đoàn khoa đã hoàn thành tốt công tác công đoàn. - Đoàn thanh niên đã hoàn thành xuất sắc công tác Đoàn và phong trào thanh niên Bệnh viện Thống Nhất.

VI. Thời gian phục vụ

- Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều

- Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h


Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa - Bệnh viện Thống Nhất:








Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 13

KHOA HUYẾT HỌC


I. Lịch sử hình thành

- Từ năm 1975 - 1981: Phòng xét nghiệm Huyết học nằm trong khoa xét nghiệm chung của Bệnh viện. - Năm 1982: Tách thành 3 khoa xét nghiệm: Huyết học, Sinh hóa, Vi sinh.

 

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện nay

Trưởng khoa Huyết học hiện nay là ThS.BS.CK2 Nguyễn Quang Đẳng và Kỹ thuật viên trưởng là CN Trần Đại Thuận.

Nhân lực của khoa hiện có tổng số 62 người, trong đó: - Bác sĩ [01 Thạc sĩ BSCKII, 02 Bác sĩ]: 03 - Cử nhân xét nghiệm  đai học: 11 - Điều dưỡng trung và sơ cấp: 03 Cán bộ của khoa thường xuyên được tham gia đào tạo mới và đào tạo lại về chuyên khoa Huyết học - Truyền máu. Tập huấn, cập nhật các kỹ thuật mới tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy Hàng năm thường xuyên cử cán bộ đi học về quản lý chất lượng xét nghiệm, an toàn sinh học phòng xét nghiệm, an toàn trong truyền máu - chế phẩm máu. Cử cán bộ đi học chuyên khoa định hướng Huyết học - truyền máu tại Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP.HCM với bác sĩ mới về làm việc ở khoa.

 

III. Hoạt động chuyên môn

Trong công tác khám chữa bệnh và điều trị: - Tham gia khám, điều trị và hội chẩn các bệnh lý Huyết học ở bệnh nhân các khoa lâm sàng và tại phòng khám Huyết học. Nghiên cứu khoa học: Hàng năm khoa đều có các đề tài nghiên cứu khoa học, các đề tài đã được thực hiện những năm gần đây: - Vài nhận xét về các chỉ số Huyết học của nhân viên Bệnh viện Thống Nhất so với người Việt Nam bình thường.

- Kết quả sử dụng máu và chế phẩm của máu ở các khoa lâm sàng từ 2005- 2010.

- Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan, xơ gan và ung thư gan có hoặc không có rối loạn đông máu tại Bệnh viện thống Nhất từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2011. - Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm D-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu tại Bệnh viện Thống Nhất - Một vài nhân xét vế kết quả thực hiện kỹ thuật chọc hút tủy xương làm xét nghiệm tế bào học tại khoa Huyết học Bệnh viện Thống Nhất từ  năm 2012 - 2014.

- Đánh giá hiệu quả truyền máu lâm sàng tại Bệnh viện Thống nhất.

- Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc tại bệnh viện thống nhất. Đào tạo và chỉ đạo tuyến: - Tham gia đào tạo các đối tượng sinh viên, học viên dến học và thực tập xét nghiệm Huyết học – truyền máu các trường Đại học và trung cấp xét nghiệm như Đại học Hồng Bàng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học công nghệ thực phẩm, Trung cấp Nam Sài Gòn, Đại Việt… - Tham gia đào tạo và chỉ đạo tuyến về  Huyết học - truyền máu cho các tuyến cơ sở theo đề án 1816.

 


IV. Nhiệm vụ, chức năng

- Lấy máu bệnh nhân  phòng khám BHYT của bệnh viện. - Xét nghiệm Huyết học cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú - Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cho đối tượng đi xuất khẩu lao động, định cư nước ngoài và các đoàn khám sức khỏe. - Tham gia hội chẩn, khám và điều trị các bệnh lý về Huyết học. - Cung cấp máu và sản phẩm máu trong điều trị cho các khoa Lâm sàng an toàn và hiệu quả. - Tham gia giảng dạy cho học viên các trường đại học, trung cấp xét nghiệm - Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề án 1816.  

V. Trang thiết bị

- Các trang thiết bị của khoa hiện tại đã đáp ứng được hầu hết các xét nghiệm Huyết học - Truyền máu phục vụ cho chẩn đoán. Khoa đã được trang bị các thiết bị hiện đai , kỹ thuật cao tương đương với các đơn vị đầu ngành của bộ Y tế.


- Máy đếm tế bào: hiện tại khoa có 5 máy đếm tế bào tự động trong đó có 2 máy laser tự động và 3 máy trở kháng tự động. Khoa tham gia chương trình ngoại kiểm tra tại Trung tâm kiểm chuẩn Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho các máy đếm tế bào và đã được cấp giấy chứng nhận về độ chính xác.

- Máy đông máu: hiện tại khoa có 02 máy phân tích đông máu tự động đã làm được các kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh lực đông máu như tăng đông - tắc mạch và các yếu tố đông máu, và cũng tham gia chương trình ngoại kiểm tra tại Trung tâm kiểm chuẩn Đại học Y dược TPHCM. - Hệ thống máy ly tâm, dàn Elisa bán tự động thực hiện các xét nghiệm tự miễn, xét nghiệm miễn dịch huyết học phục vụ cho khám sức khỏe đi định cư, xuất khẩu lao động và khám sức khỏe các doàn. - Hệ thống máy định nhóm máu Gelcard tự động Wadiana va bán tự động Matrix  phục vụ xét nghiệm định nhóm máu và phản ứng Crosmach trong truyền máu. - Máy điện di miễn dịch thực hiện các xét nghiệm điện di Hemoglobin, điện di protein huyết thanh, điện di miễn dịch huyết thanh …  

VI. Định hướng phát triển

- Hoàn thiện tổ chức của khoa: Phát triển khoa theo định hướng chuyên khoa sâu trong lĩnh vực Huyết học - truyền máu: phòng tế bào, phòng đông máy, phòng miễn dịch, sinh học phân tử, phòng truyền máu. - Triển khai hoàn thiện bộ XN tăng đông tắc mạch, tiêu sợi huyết. Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu PFA v.v. - Triển khai kỹ thuật sinh thiết tủy xương chẩn đoán các bệnh máu ác tính. - Phát triển lâm sàng Huyết học ở người lớn tuổi, điều trị và nghiên cứu bệnh lý về máu ở bệnh nhân lão khoa.

VII: Thành tích khen thưởng

Tập thể khoa:

- Là tập thể lao động xuất sắc 20 năm liền từ năm 1998 - 2019 - Bộ Y tế tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2018 - Bộ Y tế tặng bằng khen năm 2005, 2007, 2010, 2014, 2015, 2016, 2018 - Chứng chỉ ISO 15189: 2012  năm 2019

Cá nhân:

- 03 danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” - 02 danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ - 02 bằng khen của Bộ trưởng bộ y tế - 02 Bằng khen Công đoàn ngành Y tế Việt Nam

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Huyết học - Bệnh viện Thống Nhất:









Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Page 14

KHOA MẮT

I. Lịch sử hình thành Năm 2012,  Khoa Mắt được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Tai mũi họng - Mắt theo Quyết định số 591/QĐ BVTN ngày 24/5/2012 của Giám đốc Bệnh viện do BS.CK2 Trần Đình Tùng làm Trưởng khoa.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trưởng khoa Mắt hiện nay là BS.CK2 Trần Đình Tùng, Phó Trưởng khoa là BS.CK2 Lê Thị Thanh Hải, và Điều dưỡng trưởng là CNĐD Nguyễn Thị Mới.

Nhân lực của khoa hiện có tổng số 23 người, trong đó: - Bác sĩ chuyên khoa 2: 02 - Bác sĩ chuyên khoa 1: 03 - Cao học: 01 - Bác sĩ: 02 - Cử nhân điều dưỡng: 11 - Cao đẳng điều dưỡng: 01 - Trung cấp điều dưỡng: 02 - Sơ cấp điều dưỡng: 01

 


III. Thế mạnh
- Nhân viên khoa Mắt là những người nhiệt tình, nhanh nhẹn, có kinh nghiệm, trách nhiệm trong công việc. - Các bác sĩ đã được đào tạo sau đại học, có tinh thần học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn. - Tập thể khoa đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. - Khoa được Ban Giám đốc Bệnh viện trang bị mới nhiều thiết bị chẩn đoán và điều trị, giúp nâng cao chất lượng công tác khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý mắt. - Các phẫu thuật đang được thực hiện và mở rộng tại khoa: + Phẫu thuật Phaco đặt kính nội nhãn điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể với các loại thuỷ tinh thể nhân tạo đơn tiêu, đa tiêu cự, điều chỉnh loạn thị, xử lý loạn thị với kỹ thuật LRI. + Phẫu thuật cắt bè củng mạc trong điều trị bệnh glaucoma. + Phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân + Phẫu thuật quặm, sụp mi tuổi già. + Phẫu thuật tạo hình mi mắt. + Điều trị và phẫu thuật các bệnh chấn thương mắt và bỏng mắt. + Điều trị bệnh nhãn khoa như thị thần kinh, viêm màng bồ đào…..

+ Tiêm nội nhãn điều trị bệnh lý đáy mắt


IV. Định hướng phát triển - Tiếp tục hoàn thiện các phẫu thuật, thủ thuật đang thực hiện tại Khoa - Tiếp tục đào tạo và phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh lý đáy mắt - Chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ trẻ - Triển khai phòng khám tầm soát và quản lý bệnh lý võng mạc đái tháo đường, glaucoma

- Triển khai phòng khám theo dõi và điều trị bệnh lý viêm bờ mi

V. Danh hiệu thành tích - Từ năm 2012 - 2016 đạt “Tập thể lao động Xuất sắc” - Năm 2014: Bằng khen của Bộ Y tế

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Mắt - Bệnh viện Thống Nhất:









Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất


Page 15

KHOA CẤP CỨU



I. Lịch sử hình thành

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Thống Nhất được thành lập 1/11/1975. Đến năm 1991, khoa được sát nhập với khoa Hồi sức nội thành khoa Hồi sức cấp cứu. Từ tháng 8/2009, khoa Cấp cứu được tách ra và thành lập theo QĐ số 378A/QĐ-BVTN do Giám Đốc Bệnh viện ký ngày 30/7/2009.


II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện nay

Trưởng khoa Cấp cứu hiện nay là ThS.BS Lê Bảo Huy; Phó Trưởng khoa là BS.CKI Nguyễn Đức Tới và Điều dưỡng trưởng là CNĐD Trần Thị Luận.

Lãnh đạo khoa Cấp cứu, bệnh viện Thống Nhất.
Từ trái qua:
CNĐD Trần Thị Luận, ThS.BS Lê Bảo Huy và BS.CKI Nguyễn Đức Tới

Nhân lực của khoa hiện có tổng số 62 người, trong đó: + Trình độ sau đại học: 08 người [02 Thạc sĩ, 06 BSCKI]. + Trình độ ĐH & CĐ: 47 người [11 BS, 24 CNĐD, 12 CĐĐD]. + Trình độ trung cấp- sơ cấp: 07 người [04 ĐDTC]. + Tổ Đảng [Chi bộ Khoa Cấp cứu - Hồi sức Tích cực Chống độc]: 10 Đảng viên + Chi đoàn khoa: 27 Đoàn viên

 



III. Định hướng phát triển
- Nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cấp cứu hồi sức, đào tạo sau đại học, nhân viên được tập huấn trong và ngoài nước. - Triển khai ứng dụng các kỹ thuật siêu âm trong cấp cứu, đặt máy tạo nhịp tạm thời, hạ thân nhiệt,… ứng dụng hội chẩn và điều trị từ xa [telemedicine]. - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cấp cứu, tiếp nhận sinh viên nước ngoài theo chương trình hợp tác, trao đổi.

 

IV. Thế mạnh

Khoa Cấp cứu có những thế mạnh sau: - Tiếp nhận và điều trị cấp cứu những bệnh nhân nặng đe dọa chức năng sống, đem lại cuộc sống cho bệnh nhân - Triển khai một số kỹ thuật chẩn đoán tại khoa [siêu âm tại gường, siêu âm trong cấp cứu, siêu âm phổi, POCT] nhân lực được huấn luyện bài bản trong và ngoài nước - Bố trí trực ca kíp hợp lý, cứu sống một số trường hợp bệnh nặng - Mạng lưới báo động đỏ nội viện và ngoại viện - Bệnh vào cấp cứu được phân loại bệnh theo mức độ nặng [Triage] để xử trí hợp lý kịp thời - Phối hợp tốt với các chuyên khoa cứu sống nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, đa chấn thương - Đối tượng phục vụ chính là những cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra khoa có tiếp nhận phục vụ đối tượng bệnh nhân là nhân dân - Cơ sở đào tạo thực hành cho học sinh, sinh viên, học viên các trường đào tạo chuyên ngành sức khoẻ [cao đẳng, đại học, sau đại học] và từ bệnh viện tuyến dưới

- Nghiên cứu khoa học


V. Danh hiệu thành tích - Huân chương lao động hạng 3 năm 2007 - Bằng khen của Thủ tướng chính phủ 2004, 2014 + Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Y tế đã có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch Y tế các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2015, 2016, 2018. + Bằng khen Tập thể Bộ trưởng Bộ Y tế đã có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch Y tế các năm 2006, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2017. + Bằng khen Tập thể Bộ trưởng Bộ Y tế đã có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện năm 2010. + Bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm góp phần tích cực trong phong trào thi đua của TP, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập [1975 - 2015]. + Giấy khen của Giám đốc bệnh viện đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, được công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

- Từ năm 1991 đến nay, khoa có 80 lượt cá nhân được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp bộ: 04 lượt; thầy thuốc ưu tú: 03; bằng khen thủ tướng chính phủ: 02; bằng khen của bộ trưởng BYT: 16

VI. Thời gian phục vụ

Luôn có ekip trực 24/7

Hình ảnh tiêu biểu đội ngũ cán bộ Khoa Cấp cứu:

























Ban Biên tập - Bệnh viện Thống Nhất

Video liên quan

Chủ Đề