Tính giá trị nội tại của cổ phiếu

Giá trị thực là gì?cách tính giá trị thực của cổ phiếu là điều rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi bước vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hiểu được sẽ làm được & nhất định bạn sẽ đầu tư thành công!

Sau đây Ngọ sẽ gửi đến bạn chi tiết về khái niệm giá trị thực & cách tính giá trị thực của cổ phiếu. Nhất là những khái niệm nguyên lý ấy, lại được chia sẻ bởi những nhà đầu tư có số má trên thế giới như Warren Buffett, Benjamin Graham…

Bắt đầu:

I. Giá trị thực là gì? Tỷ phú đầu tư nói gì về giá trị thực?

Giá trị nội tại hay giá trị thực [tiếng Anh: intrinsic value], là một giá trị tính toán được cá nhà đầu tư dùng trong phân tích cơ bản định giá. Và sau đây là tập hợp những câu nói cũng như cách xác định giá trị thực của những nhà đầu tư nổi tiếng.

Tôi không bao giờ muốn trả giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu. – Charlie Munger

Giá trị nội tại là một ước tính giá trị hiện tại của tiền mặt mà có thể được đưa ra khỏi một doanh nghiệp trong suốt cuộc đời còn lại của nó. –  Warren Buffett

Giá trị thực được hiểu đơn giản nhất là giá trị hiện tại được chiết khấu của dòng tiền mặt trong tương lai. – Frank Martin

Nói chung, chúng tôi tin rằng việc xác lập một sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thị trường và giá trị thực của chứng khoán đó là cơ hội để đầu tư. – Lou Simpson

Điều quan trọng là phải hiểu rằng giá trị thực không phải là con số chính xác, nó là phạm vi kết quả dựa trên các giả định của bạn” Jean-Marie Eveillard

“Tôi tin rằng các cổ phiếu nên được đánh giá dựa trên giá trị nội tại của chính nó, chứ không phải là mối quan hệ tương quan với cổ phiếu khác. Ví dụ, ở đỉnh của một thị trường có thể tìm thấy  cổ phiếu này rẻ hơn các cổ phiếu khác nhưng cả hai có thể được bán ra vượt trên giá trị nội tại của chúng. Nếu có một đề nghị mua  công ty A bởi vì nó là tương đối rẻ hơn so với công ty B, thì bạn sẽ tự mình gây nên một mất mát lớn. Walter Schloss

“Giá thị trường là giá mà cổ phiếu hiện đang giao dịch được xác định bởi cung và cầu và nó có thể không có mối quan hệ nào với giá trị thực.” Li Lu

“Tính toán giá trị nội tại – điều tối quan trọng và cần thiết nhưng thường không chính xác và hay gặp sai lầm nghiêm trọng. Càng không chắc chắn về tương lai của một doanh nghiệp, càng có nhiều khả năng tính toán phi thực tế” – Warren Buffett

“Thị trường chứng khoán bị chi phối bởi cảm nhận về cổ phiếu gần như là cờ bạc. Do đó, chúng ta có thể mua những doanh nghiệp lớn với giá bằng nửa giá trị thực của nó” – Francois Rochon

“Chúng tôi không để những biến động giá ngắn hạn làm thay đổi hành vi của chúng tôi. Các quyết định đầu tư của chúng tôi liên quan mật thiết đến giá trị, chúng tôi đo lường và cố gắng đánh giá giá trị thực của một công ty. Khi giá cổ phiếu công ty đang  giảm chúng ta không hề từ bỏ công ty và bán cổ phiếu. ” David Herro

Theo thời gian, giá cổ phiếu và giá trị nội tại hầu như luôn hội tụ – Warren Buffett

“Mặc dù giá thị trường bám theo giá trị nội tại của cổ phiếu khá tốt trong khoảng thời gian dài, nhưng trong một năm nào đó, mối quan hệ này có thể thất thường.” Warren Buffett

Lợi nhuận của cổ phiếu cuối cùng sẽ phản ánh sự gia tăng giá trị thực của từng công ty [thường liên quan đến lợi nhuận trên vốn cổ phần].” Francois Rochon

“Dĩ nhiên, theo thời gian, giá cả thị trường và giá trị thực  sẽ đến cùng một điểm đến. Nhưng trong ngắn hạn, 2 thứ đó có thể phân tán theo các hướng khác nhau” – Warren Buffett.

Giá trị nội tại là quan trọng bởi vì nó cho phép nhà đầu tư tận dụng những sai lệch tạm thời của cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu đang bán với giá thấp hơn giá trị nội tại thì cơ hội xuất hiện, cuối cùng thì cổ phiếu cũng được công nhận và giá thị trường sẽ tăng lên đến mức giá trị nội tại của công ty. Christopher Browne

Một vài năm thu nhập tệ không nên xác định giá trị thực của những công ty đó. – Matthew McLennan

Các yếu tố tuần hoàn [chu kỳ] cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, nhưng những yếu tố này không làm giảm giá trị nội tại.” – Warren Buffett

Hiểu được giá trị nội tại cũng quan trọng đối với các nhà quản lý như đối với các nhà đầu tư. Khi các nhà quản lý đưa ra quyết định phân bổ vốn – bao gồm cả quyết định mua lại cổ phiếu – điều quan trọng là họ hành động theo cách làm tăng giá trị nội tại từng cổ phiếu và tránh các hành động làm giảm nó. Nguyên tắc này có vẻ hiển nhiên nhưng chúng ta thường thấy nó bị vi phạm. Và, khi những sai lầm xảy ra, cổ đông sẽ bị tổn thương. “Warren Buffett

II. Cách tính giá trị thực của cổ phiếu

Giờ bạn đã hình dung ra giá trị thực là gì rồi đúng không? Vậy bước tiếp theo ta sẽ tìm ra nó. Bởi biết những định nghĩa mới chỉ là khởi đầu & Tìm ra nó mới là điều ta cần & phải tính toán.

Để cho các bạn Hiểu nhất về cách tính giá trị thực, Ngọ viết hẳn 1 bài viết riêng về cách tính giá trị thực của cổ phiếu.

Mời bạn đọc tiếp: 11+ Cách tính giá trị thực của cổ phiếu

Đọc thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư SĐT – Zalo: 096.774.6668Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Trong chứng khoán việc nhận định cổ phiếu dựa trên giá trị nội tại là việc được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Thông thường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nội tại của một cổ phiếu. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu thêm về khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị nội tại và những thông tin liên quan

Giá trị nội tại hay còn có tên tiếng anh là Intrinsic Value là một cách định giá cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư áp dụng phổ biến. Đây là giá trị tính toán hoặc cảm nhận của một khoản đầu tư, một tài sản hay một công ty. Thông thường thuật ngữ này dùng để ước tính giá trị thực tế của một công ty cũng như dòng tiền của một doanh nghiệp trong phân tích cơ bản. Giá trị nội tại trong chứng khoán có thể được hiểu đơn giản là giá trị thực của một loại chứng khoán. Khái niệm này hoàn toàn khác với giá trị thị trường và giá trị ghi sổ của loại chứng khoán này. 

Giá trị nội tại là giá trị thực của chứng khoán

Cách sử dụng khác của Intrinsic Value là giá trị hay lợi ích mà nhà đầu tư có thể thu được nếu giữ vị thế mua trong các hợp đồng quyền chọn.

Giá trị này của một loại chứng khoán hoàn toàn khác biệt với giá trị ghi sổ hoặc giá trị thị trường, có thể hiểu đơn giản đây là giá trị thực của chứng khoán đó. 

Từ tên gọi “giá trị nội tại” có thể hiểu “nội tại” ở đây có nghĩa là giá trị được định giá bên trong của cổ phiếu và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường bên ngoài. 

Có thể nói người sở hữu cổ phiếu sẽ thực sự sở hữu một giá trị nhất định và giá cổ phiếu trên thị trường không hoàn toàn định vị được giá trị thực của cổ phiếu đó. Đây là giá trị những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu dài hạn được nhận, trong suốt thời hạn nắm giữ nếu chiết khấu dòng tiền này về hiện tại thì ta sẽ thu về được kết quả là giá trị nội tại của cổ phiếu đó.

Giá trị nội tại của chứng khoán chịu sự chi phối của một số nhân tố, chủ yếu là kết quả kinh doanh và tài sản vô hình. Hai yếu tố này tác động rất lớn đến thông số nội tại của chứng khoán tại công ty phát hành.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chứng khoán

>>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Kết quả kinh doanh tốt thì công ty sẽ phát sinh lãi, lợi nhuận được dùng để đầu tư và tạo ra tài khoản hữu hình. Khi tài khoản hữu hình của doanh nghiệp tăng thì giá trị nội tại của chứng khoán cũng tăng theo. Trường hợp nếu tài sản hữu hình giảm thì giá trị của chứng khoán cũng giảm một cách đáng kể.

Các loại tài sản vô hình được thành lập trong quá trình kinh doanh như thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, nhân lực,.. Những loại yếu tố này không thể tính toán cụ thể bằng tiền nên sẽ được trình bày không rõ ràng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, yếu tố vô hình có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Mà khi kết quả kinh doanh thay đổi thì cũng có tác động đến giá trị nội tại của chứng khoán.

Giá trị nội tại là một nhân tố quan trọng để nhà đầu tư phân tích và đánh giá một khoản đầu tư. Thông qua việc phân tích giá trị này, nhà đầu tư có thể đánh giá nhiều yếu tố như mô hình kinh doanh, quản trị, ước định và phân tích báo cáo tài chính. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá các khoán chứng khoán, doanh nghiệp toàn vẹn, từ đó đưa ra phương pháp đầu tư hợp lý. 

Phân tích giá trị nội tại giúp cho ra phương án đầu tư hiệu quả

Việc phân tích giá trị này giúp sẽ đưa ra được số liệu để định giá tài sản của doanh nghiệp cao hay thấp. Nhờ vậy mà nhà đầu tư có thể biết được giá trị tài sản của doanh nghiệp và đầu tư đúng đắn. 

Để ước tính giá trị nội tại thì cần phải dùng nhiều cách khác nhau. Những cách phổ biến để ước tính giá trị này bao gồm việc phân tích dòng tiền, số liệu tài chính hoặc dựa trên tài sản. 

Một cách phổ biến để ước tính giá trị nội tại của một loại chứng khoán đó là dùng dòng tiền chiết khấu. Qua việc nghiên cứu những báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn sẽ tính ra được dòng tiền chiết khấu.

Cách tính giá trị này thông qua dòng tiền chiết khấu phải thực hiện một số thao tác sau:

  • Ước tính được dòng tiền chiết khấu phát sinh trong tương lai của doanh nghiệp
  • Tính toán giá trị hiện tại của những dòng tiền được ước tính sẽ phát triển trong tương lai
  • Tính tổng giá trị hiện tại để đưa ra giá trị nội tại của chứng khoán. 

Nếu dựa trên số liệu tài chính, nhà phân tích sử dụng các công thức để cho ra kết quả của giá trị này. Nhìn chung, cách ước tính giá trị sẽ dùng tỷ lệ giá trên thu nhập, công thức thường được áp dụng như sau:

 Giá trị nội tại = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x [1 + r] x tỷ lệ P/E

Trong đó:

  • r là tỷ suất lợi nhuận có thể nhận được khi đầu tư
  • P/E là tỷ lệ giá trên thu nhập.

Có thể phân tích dựa trên số liệu

>>> Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính chi tiết nhất cho nhà đầu tư mới

Nếu ước tính giá trị dựa trên tài sản vốn có thì sử dụng công thức:

Giá trị nội tại = Tổng tài sản bao gồm tài sản hữu hình và vô hình – Tổng nợ phải trả của công ty.

Giá trị nội tại của chứng khoán là một thông số rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích giá trị này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các phương pháp đầu tư hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ước tính giá trị cũng là một cách để các nhà đầu tư xác định giá trị của doanh nghiệp. Những nhà phân tích sẽ sử dụng các cách để xác định giá trị sao cho chính xác và khách quan nhất. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề