Petrolimex là gì

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ thành lập ngày 12/1/1956. Sự ra đời của Tổng công ty nhanh chóng phát huy vai trò thương nghiệp quốc doanh, là tiền đề cho sự phát triển sau này của ngành xăng dầu Việt Nam.

Ngay sau khi thành lập, Tổng công ty Xăng dầu mỡ nhanh chóng tiếp quản, khôi phục các cơ sở xăng dầu cũ, đồng thời xây dựng các kho mới... Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đơn vị đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận, cung ứng xăng dầu cho cả hai miền Nam, Bắc.

Hoà bình lập lại, Tổng công ty Xăng dầu cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, bước vào giai đoạn tái thiết, nhanh chóng khôi phục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá, tiếp quản và tổ chức lại mạng lưới cung ứng khắp cả nước.

Trước giai đoạn đổi mới 1986, Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Sau đổi mới, Petrolimex vừa tiếp tục nhiệm vụ chính trị, vừa phải đổi mới để hội nhập, thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng năng động. Petrolimex đa ngành, đa dạng hoá mô hình kinh doanh, như một tất yếu của lịch sử và sự phát triển.

Các hàng hoá và dịch vụ của Petrolimex đều xoay quanh trục chính là xăng dầu: Vận tải; hoá dầu; gas; thiết kế, cơ khí, xây lắp các công trình xăng dầu; bảo hiểm và một số lĩnh vực khác. Nhiều công ty được thành lập, nhiều kho cảng được xây dựng, số lượng người lao động Petrolimex gia tăng nhanh chóng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa. Hệ thống cơ sở vật chất không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Theo chủ trương hội nhập của Chính phủ, Petrolimex mở rộng phạm vi, đưa sản phẩm của Việt Nam chinh phục thị trường khu vực. Sau 10 năm thành lập, đến nay, Công ty TNHH MTV tại Singapore, Lào và Văn phòng đại diện tại Campuchia là cầu nối, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân, doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong khu vực.

Trước cổ phần hoá, Petrolimex là một Tổng công ty nhà nước có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với những biến động của lịch sử nước nhà. Từ hình thức thương nghiệp quốc doanh, ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, Petrolimex đã không ngừng đổi mới, chủ động hội nhập. Xăng dầu không chỉ nối liền Nam - Bắc trong chiến tranh, mà khi hoà bình, còn thông suốt 63 tỉnh thành. Petrolimex đã có mặt ở những nơi xa xôi, khó khăn nhất, đưa xăng dầu đến bà con vùng cao, dân tộc thiểu số, biên giới và hải đảo.

Đi lên từ những đau thương mất mát, những vất vả, thiếu thốn trong chiến tranh, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực, từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế.

Tập đoàn đa sở hữu

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.

Ngày 1/12/2011, Petrolimex chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 17/8/2012, Petrolimex trở thành công ty đại chúng. Ngày 21/4/2017, cổ phiếu của Petrolimex [mã PLX] chính thức chào sàn HoSE. Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu PLX nằm trong top 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với tầm nhìn "Để tiến xa hơn", Petrolimex đã chọn Tập đoàn năng lượng số 1 Nhật Bản JX Nippon Oil & Energy [JXE] làm đối tác chiến lược và sở hữu 103.5 triệu cổ phiếu [tương đương 8%].

Cổ phần hoá thành công, Petrolimex tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Hình ảnh Petrolimex hiện diện cùng các sự kiện lớn của đất nước, là thương hiệu được người tiêu dùng tin yêu. Hàng năm, Petrolimex là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Petrolimex xây dựng hệ thống bán lẻ với hơn 2.550 cửa hàng trải khắp 63 tỉnh thành. Các công ty thành viên không chỉ đem lại nguồn thu lớn ngân sách cho địa phương mà luôn đồng hành cùng các hoạt động phát triển an sinh, xã hội, các hoạt động thiện nguyện đậm nghĩa tình.

Sự hiện diện của chữ P ở tất cả các tỉnh thành không chỉ mang tính địa lý mà còn khẳng định tính trách nhiệm xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Petrolimex ngày càng khẳng định vai trò mạch máu của nền kinh tế, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành xăng dầu Việt Nam.

Petrolimex vẫn tiếp tục tiên phong trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng, phát triển kinh tế nói chung; chuyển đổi số các hoạt động sản xuất – kinh doanh; sát cánh cùng cơ quan quản lý nhà nước trong việc minh bạch hoá thị trường, kiên quyết chống buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu...

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, vươn tầm quốc tế, Petrolimex chủ động xây dựng và áp dụng mô hình quản trị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng 4.0, minh bạch theo các chuẩn mực quốc tế nhằm hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp hướng tới các sản phẩm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo chất lượng cao, thân thiện với môi trường giúp gia tăng lợi ích cho các cổ đông, đối tác, khách hàng cũng như nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của Tập đoàn.

[Nguồn: Petrolimex]

Tên đầy đủ: Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam

Tên tiếng Anh: Viet Nam National Petroleum Group

Tên viết tắt:Petrolimex

Địa chỉ: Số 1 - Phố Khâm Thiên - P. Khâm Thiên - Q. Đống Đa - Tp. Hà Nội

Người công bố thông tin: Mr. Nguyễn Bá Tùng

Điện thoại: [84.24] 3851 2603

Fax: [84.24] 3851 9203

Email:

Website://www.petrolimex.com.vn

Sàn giao dịch: HOSE

Nhóm ngành: Bán buôn

Ngành: Bán buôn hàng tiêu dùng

Ngày niêm yết: 21/04/2017

Vốn điều lệ: 12,938,780,810,000

Số CP niêm yết: 1,293,878,081

Số CP đang LH: 1,270,592,235

Trạng thái: Công ty đang hoạt động

Mã số thuế: 0100107370

GPTL: 224/TTg

Ngày cấp: 17/04/1995

GPKD: 0100107370

Ngày cấp: 05/05/1995

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất và kinh doanh: xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng- Vận tải và dịch vụ xăng dầu- Xây lắp các công trình xăng dầu, lọc-hóa dầu

- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh.

- Ngày 12/01/1956: Thành lập TCT Xăng dầu mỡ [tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam].

- Ngày 17/04/1995: Thành lập TCT xăng dầu Việt Nam.

- Ngày 28/07/2011: Tập đoàn tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài [IPO] tại SGD chứng khoán Hà Nội.

- Ngày 01/12/2011: TCT Xăng Dầu Việt Nam chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam.

- Ngày 17/08/2012: Tập Đoàn trở thành CTCP đại chúng theo quyết định số 2946/UBCK-QLPH của UBCK NN.

- Ngày 21/04/2017: Là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu 43,200 đ/CP.

Chỉ tiêuĐơn vị
Giá chứng khoánVNĐ
Khối lượng giao dịchCổ phần
Tỷ lệ NN nắm giữ, Tỷ suất cổ tức%
Vốn hóaTỷ đồng
Thông tin tài chínhTriệu đồng
EPS, BVPS, Cổ tức TMVNĐ
P/E, F P/E, P/BLần
ROS, ROA, ROE%

1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố

3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.

Năng lượng Mới số 347

Trước hết, cần nhắc lại, ngày 5-11-2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2009/NÐ-CP về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước nhằm những mục tiêu cơ bản như: Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vai trò bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân; tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn và tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế.

Khác biệt cơ bản

Petrolimex được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QÐ-TTg ngày 31-5-2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo Văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17-8-2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Vốn điều lệ: 10.700 tỉ đồng. Cơ cấu phát hành cổ phần lần đầu: Nhà nước nắm giữ 94,99%, phát hành ra công chúng 5,01%. Tổng số cổ phần đã phát hành theo cả 3 hình thức ưu đãi cho người lao động, đấu giá công khai và thỏa thuận là: 53.598.133 cổ phần [phát hành hết 100% = 5,01%].

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu. Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác.

Petrovietnam [viết tắt là PVN] là công ty nhà nước được quyết định chuyển thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 924/QÐ-TTg ngày 18-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ với vốn điều lệ là 177.628 tỉ đồng. Ngày 29-4-2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tăng vốn điều lệ cho PVN để cân đối nguồn vốn đầu tư các dự án của Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Cụ thể, mức vốn điều lệ dự kiến tại thời điểm ngày 31-12-2015 của PVN là 301.400 tỉ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrovietnam là nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu… Bên cạnh đó còn có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước; khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước; đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón; đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo.

Biểu tượng [Logo] của Petrovietnam với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ của ngọn lửa hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V [chữ đầu của từ Việt Nam] được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước. Nhánh màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Biểu tượng [Logo] của Petrolimex miêu tả hình tượng Phuy xăng và Giọt dầu, cách điệu thành chữ P của từ Petrolimex.

Thị phần xăng dầu

Ðiều bạn đọc thường không phân biệt rõ ràng nhất liên quan đến thị trường xăng dầu, loại hàng hóa đặc biệt mang tính chiến lược không thể thiếu và liên quan mật thiết đến đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc gia.

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 17 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác, Petrolimex có nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Petrolimex hiện đang chiếm gần 60% tổng hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu.

Ðối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng.  Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa [tại Việt Nam] năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 48%.

Petrovietnam hiện có 2 đơn vị thành viên [do Petrovietnam nắm giữ 100% vốn] tham gia thị trường xăng dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam [PV OIL] và Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn [BSR]. PV OIL hiện có 13 đơn vị trực thuộc [7 xí nghiệp, chi nhánh, 1 văn phòng đại diện ở nước ngoài, 5 Ban QLDA đầu tư xây dựng], 31 công ty thành viên có vốn góp chi phối [2 công ty ở nước ngoài] và 21 công ty liên kết. Hệ thống cửa hàng xăng dầu sở hữu của tổng công ty đạt con số trên 500, cùng với hơn 2.500 cửa hàng thuộc các tổng đại lý/đại lý của tổng công ty đang đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng công ty phát triển ổn định. Ðội xe bồn, xà lan và tàu vận tải của PV OIL Trans cũng không ngừng tăng lên đảm bảo cung cấp nguồn ổn định cho hệ thống của hàng xăng dầu toàn tổng công ty và hệ thống đại lý/tổng đại lý. PV OIL cũng có nhiệm vụ thực hiện chủ trương bình ổn giá xăng dầu của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Hiện PV OIL chiếm khoảng 17% thị phần xăng dầu trong nước. Còn lại 35% là do 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác nắm giữ [các doanh nghiệp này không thuộc hệ thống của Petrovietnam và Petrolimex].

BSR là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. BSR có các ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phân phối dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ và các hóa phẩm, phụ gia, xúc tác, vật tư, phương tiện, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công việc lọc và hóa dầu…

Hiện nay sản phẩm xăng dầu do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất chiếm khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước; 70% còn lại là do các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu khác được cấp phép nhập khẩu.

Theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NÐ-CP của Chính phủ ngày 15-10-2009 về kinh doanh xăng dầu, quản lý giá bán xăng dầu được thực hiện trên nguyên tắc cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước. Thực tế hiện nay, để đảm bảo ổn định mặt bằng giá, tránh những xáo trộn lớn về giá cả ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, mặt bằng giá xăng dầu được Nhà nước giữ tương đối ổn định trong những khoảng thời gian tương đối dài, bất chấp thị trường có biến động lớn. Nhà nước can thiệp vào giá cả xăng dầu thông qua các công cụ tài chính và thông qua quỹ bình ổn xăng dầu.

Nguyễn Tiến Dũng

Video liên quan

Chủ Đề