Làm lập trình viên lương bao nhiêu

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết mọi doanh nghiệp hiện nay. Vai trò của công nghệ thông tin trong vận hành doanh nghiệp cũng dần trở nên quan trọng hơn. 

Chính vì vậy, nghề lập trình viên đang là một xu hướng nghề nghiệp tiềm năng có sức hút lớn đối với thị trường lao động. 

Vậy công việc này thực chất là gì? Và lập trình viên lương bao nhiêu? Cùng Glints Việt Nam tìm kiếm câu trả lời nhé!

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên thường được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau như kỹ sư phần mềm hay developer. Nhiệm vụ chính của lập trình viên là sử dụng ngôn ngữ lập trình cùng các công cụ hỗ trợ để thiết kế và xây dựng các đoạn mã lập trình thành một phần mềm công nghệ, ứng dụng, trang web, v.v hoàn chỉnh.

Thêm vào đó, lập trình viên cũng chịu trách nhiệm giám sát, bảo trì liên tục toàn bộ hệ thống để kịp thời xử lý các rủi ro và đảm bảo hệ thống vận hành liền mạch.

Lập trình viên là gì

Có rất nhiều yếu tố tác động đến mức lương của lập trình viên:

  • Các ngôn ngữ lập trình: Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, mỗi loại sẽ được cấu tạo với những đặc trưng riêng. Các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay có thể kể đến như Go, CSS, C++, PHP, Python, JavaScript, v.v. Trong đó, một số ngôn ngữ lập trình sẽ có mức thu nhập cao hơn.
  • Nguồn lực của doanh nghiệp: hiện nay mức lương của lập trình viên ở các doanh nghiệp khác nhau cũng có phần khác nhau. Trong đó, sự khác nhau này xuất phát từ chế độ đãi ngộ, phúc lợi mà doanh nghiệp dành cho mỗi lập trình viên.
  • Vị trí địa lý: địa điểm khác nhau, nội thành hay ngoại thành, trong nước hay ngoài nước cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến mức lương lập trình viên ở Việt Nam.

Lập trình viên lương bao nhiêu?

Lập trình viên lương bao nhiêu? Thu nhập có thực sự hấp dẫn? Đây chắc chắn là những câu hỏi mà đa số mọi người luôn thắc mắc. 

Nhìn chung, đây là một công việc đòi hỏi lập trình viên cần phải sở hữu nhiều lợi thế về cả trình độ chuyên môn lẫn tư duy dám thay đổi để có thể luôn tồn tại trong thời đại công nghệ có tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Do đó, chìa khóa quan trọng giúp cho mức lương của các lập trình viên được cải thiện theo thời gian chính là tinh thần học hỏi, cầu tiến và luôn phát triển bản thân thật tốt.

Lương lập trình viên mới ra trường

Đối với các ứng viên lập trình viên mới ra trường, chỉ sở hữu trong tay những kiến thức chuyên môn chưa có dịp ứng dụng vào thực tế, mức lương thông thường sẽ dao động trong khoảng 8-12 triệu đồng/tháng

Một vài doanh nghiệp sẽ có ít chênh lệch tùy thuộc vào năng lực lập trình viên và ngân sách của công ty.

Lương lập trình viên có kinh nghiệm 

Trái lại, đối với các vị trí lập trình viên đã có kinh nghiệm, mức lương thường có sự thay đổi đáng kể và có mức thu nhập khá cao. Trong đó, đứng đầu là công việc lập trình viêntrong ba ngành Bảo mật, Công nghệ cao và lĩnh vực Fintech. 

Đây cũng là những ngành xu hướng trong năm 2022 và những lập trình viên trong các ngành này thường chiếm lợi thế với mức lương cao hơn so với các nhóm còn lại.

Chuyên môn khác nhau của lập trình viên cũng sẽ tạo nên một ít chênh lệch về mức lương. Cụ thể, các lập trình viên chuyên về web thường có mức lương khoảng 30 triệu đồng, trong khi đó, mức lương của các lập trình viên chuyên về Backend, AI hay fullstack có thể có thu nhập lên đến 44 triệu đồng hoặc cao hơn.

Nhìn chung, nếu phân chia theo số năm kinh nghiệm, mức lương của lập trình viên sẽ nằm trong các khung thu nhập cơ bản như sau:

  • Từ 2-5 năm kinh nghiệm: tương đương với cấp bậc Junior đến Midweight, mức lương khoảng 15 triệu đồng.
  • Từ 5-7 năm kinh nghiệm: tương đương với cấp bậc Senior, mức lương khoảng 20 triệu đồng.
  • Từ 7-10 năm kinh nghiệm: tương đương cấp bậc Leader, mức lương khoảng 23-25 triệu đồng.
  • Trên 10 năm kinh nghiệm: tương đương cấp bậc Manager với mức lương khoảng 30-33 triệu đồng, và trong tương lai có thể thăng tiến thành vị trí Director với thu nhập tối thiểu từ 35-40 triệu đồng trở lên.

Cách tăng thu nhập cho lập trình viên

Cách tăng thu nhập cho lập trình viên

Lập trình viên luôn phải tiếp xúc với rất nhiều tài liệu tiếng Anh và thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong công việc. Vì vậy, trau dồi ngoại ngữ sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và có thể dễ dàng cập nhật kiến thức mới trong ngành dễ dàng hơn.

Cập nhật xu hướng công nghệ 

Để có thể tồn tại trong lĩnh vực này, cần phải liên tục cập nhật các xu hướng công nghệ mới. 

Bản chất của công nghệ là luôn cải tiến và phát triển từng ngày. Chính vì vậy, một tinh thần phát triển không ngừng sẽ giúp bạn luôn là một nhân tố vượt trội trong mắt nhà tuyển dụng.

Nâng cao kiến thức chuyên môn 

Bên cạnh khả năng cập nhật xu hướng mới, một lập trình viên thực thụ cũng cần học hỏi không ngừng để áp dụng các xu hướng mới vào công việc một cách hiệu quả. Từ đó, trình độ chuyên môn sẽ được cải thiện và quá trình thăng tiến cũng được thúc đẩy nhanh chóng hơn.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Tự Học Lập Trình Cho Người Mới Bắt Đầu

Làm việc cho công ty lớn

Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường chi trả mức lương hấp dẫn hơn cùng với hành trình thăng tiến nghề nghiệp ổn định. Đây sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc, tuy nhiên, ứng viên cũng cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn.

Kết luận

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho hành trình chinh phục công việc lập trình viên mà bạn mơ ước. Những thông tin quan trọng này có lẽ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lớn nhất: lập trình viên lương bao nhiêu? Và làm thế nào để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp với mức thu nhập ổn định?

Và cuối cùng, đừng bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn về lập trình viên đang được đăng tuyển trên Glints Việt Nam nhé!

Tác Giả

Hồi mới ra trường mình tưởng rằng lương lập trình viên cao lắm, giờ thì đỡ nhiều rồi. Đến bây giờ, sau từng ấy năm làm vập mặt mà vẫn loanh quanh nửa con số lương khởi điểm 2000 đô mà một bạn sinh viên kia mong muốn, mình cho rằng chúng ta đã và đang hi vọng quá nhiều vào môi trường làm việc sau khi ra trường.

Lưu ý: Bài viết này được viết dưới góc nhìn cá nhân một người không giỏi giang gì, mức 2000 đô với cá nhân mình là rất khó, bạn có thể giỏi hơn, vì thế có thể không đồng ý một vài điểm về cách nhìn nhận vấn đề.

Các bạn sinh viên, trong đó có cả mình ngày xưa, khi đỗ được vào đại học thì được khen ngợi, tung hô, thậm chí được coi như “niềm tự hào của gia đình”, không ít bạn trở nên ảo tưởng, mặc định rằng sau này ra trường chắc chắn sẽ có một công việc đúng chuyên ngành, vừa nhàn hạ vừa lương cao, văn phòng đẹp, được đi đây đi đó, mà chưa nghĩ về bản thân đang ở đâu, vị trí nào, mang lại được giá trị gì.

Cộng thêm một điểm đặc trưng của ngành IT, đó là nó được báo chí tâng bốc quá nhiều, báo chí làm xuất hiện hàng loạt các thuật ngữ hoành tráng như “công nghệ tương lai”, “thế giới phẳng”, “kỷ nguyên internet”, “nền công nghiệp tri thức”, “dữ liệu lớn”, “nền tảng đám mây”…. vân vân và vân vân. Rồi thì đủ các tỉ phú công nghệ, đủ các công ty lớn được nêu ra đầy các mặt báo, nào là Bill Gates, Steve Job, nào là Apple, Google, Microsoft…

Tất nhiên ai cũng có quyền mong muốn có công việc tốt với một mức lương cao, điều đó không có gì là sai cả, nhưng làm ơn, hãy xuống mặt đất, nhìn nhận thực tế đi. Bởi vì đến bây giờ, những người mình quen biết trong nghề, không nhiều người làm code mà được mức 2000 đô một tháng đâu.

Trước hết là cái tư tưởng

Cái tư tưởng lúc đi học với đi làm nó khác xa nhau lắm.

Lúc đi học, chúng ta có thể coi lập trình là theo đuổi đam mê, là xây dựng ước mơ, xây dựng tương lai. Còn khi đi làm, hãy nhìn nó chỉ là một nghề, tham gia môi trường sản xuất để kiếm tiền, thế nên có việc để làm là may mắn lắm rồi.

Nhiều bạn sinh viên bây giờ, mới ra trường mắc thêm căn bệnh “ảo tưởng sức mạnh”. Nghĩ làm lập trình nó cao siêu lắm, vào doanh nghiệp lương ít cũng chê, bị sai vặt cũng hậm hực, muốn văn phòng đẹp, giờ giấc thoải mái.

Đi làm là đang tham gia vào thị trường lao động, chứ không phải là làm công việc trong mơ, là theo đuổi đam mê hay bất kỳ một cái gì to lớn vĩ đại cả. Lập trình ở đây là bán sức lao động của mình để lấy tiền, là kiếm miếng cơm manh áo, đơn giản chỉ có vậy thôi.

Nhiều bạn vẫn nghĩ rằng mình đã tốt nghiệp đại học, tức là mình thuộc “tầng lớp trí thức” tách biệt với bọn lao động phổ thông. Điều này sai hoàn toàn, thật ra thì lập trình với làm thợ hồ hay phục vụ bàn cũng chả khác méo gì nhau, đều là bán sức lao động để đổi lấy đồng tiền cả.

Ra trường rồi, thì xông ra đời mà kiếm tiền đi

Không thể phủ nhận chất lượng đào tạo ở Việt Nam còn yếu kém, hãy thử google “đào tạo đại học ở Việt Nam” để biết tôi và bạn đã được đào tạo như thế nào. Ra trường, bạn đã được đào tạo như vậy, nó thế rồi, không quay lại để thay đổi được, vậy thì hãy nghĩ cách xông ra đời để kiếm tiền đi.

Đừng đổ lỗi cho ai cả, cũng đừng đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, chúng ta đang ở đây, phải kiếm việc làm để sống. Mình ghét nhất những câu những câu chém gió triết lý kiểu như: Đây là vấn đề của toàn hệ thống giáo dục… rằng ở nước ngoài người ta thế lọ thế chai. Thôi đi, ông kém thì ông nhận, đừng có mà đổ cho hệ thống giáo dục. Bởi khi đi làm chỉ có 2 kiểu người: người giỏi và người kém, người giỏi thì nhiều tiền, người kém thì ít tiền, dễ hiểu mà đúng không?

Lúc đi học có thể vểnh râu mà phán rằng “đây là lỗi ở cả hệ thống giáo dục”. Nhưng đi làm, bạn phải nghĩ “nếu hôm nay tôi không làm tốt, ngày mai tôi sẽ có thể bị đuổi việc, tôi sẽ không thể đóng tiền nhà, tiền điện, tôi không có cơm để ăn”, thế thôi.

Hãy thử một phút nhìn lại thực tế, nhìn lại mình, chỉ có bạn biết mình là ai, ở đâu, từ đó mà lựa chọn cho mình con đường đúng đắn nhất.

Hãy vứt hết sĩ diện và làm cái gì đó mang lại giá trị

Mình khuyên thật, các bạn sinh viên mới ra trường, hãy vứt cái sỹ diện, cái ảo tưởng đi mà tập trung làm việc để rèn luyện kỹ năng chuyên môn, được làm việc là một cơ hội may mắn rồi, code của bạn thật sự tạo ra giá trị, người ta trả tiền cho giá trị bạn tạo ra, chứ không trả tiền cho ước mơ hay đam mê.

Đừng nghĩ rằng ra trường chắc chắn mình sẽ được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người và làm công việc đúng với chuyên ngành. Sự thật thì bạn học .NET ra trường phải làm PHP hay Nodejs là chuyện quá bình thường luôn, cũng không được đi nhiều nơi như bạn nghĩ.

Một khi còn chưa có ý thức, chưa chủ động, đổ tội cho người khác, chưa tạo ra được giá trị, thì đừng vội đòi lương cao, đòi quyền lợi. Cứ đặt mình là ông chủ đi, bạn có muốn thuê một thằng làm không được việc gì mà còn gây thêm rắc rối cho cả team không? Họ đã cho mình làm việc, là họ mất tiền, mất thời gian người đào tạo mình, họ đang đầu tư vào bạn, phải cảm ơn họ mới đúng.

Bạn phải lỳ một tí

Lời khuyên của mình, cực kỳ quan trọng, là trong những ngày đầu tiên khi mới đi làm, bạn không được nản, đôi khi còn phải lỳ một tí, lỳ ở đây không phải là chống đối, mà là chưa biết người ta bảo thì không được tự ái. Bạn phải chuẩn bị tâm lý thật vững ở giai đoạn này.

Nhiều bạn có cái tôi quá cao, làm sai bị mắng một tí thì dỗi xong nghỉ, đừng thế nhé, phải lỳ hơn tí nữa, chiến đấu hết mình. Chân thành với bản thân và đồng nghiệp, biết chỗ mạnh chỗ yếu của mình, đừng lo gì, sai thì sửa, bug thì fix.

Bây giờ bạn hãy lấy cái bằng ra, bạn thấy chữ gì không? Nó ghi là “sinh viên ABC đã tốt nghiệp”, nó không ghi rằng “sinh viên ABC sẽ có công việc tại cty XYZ với mức lương 2 nghìn đô”. Hãy thay đổi bản thân mình từ trong suy nghĩ, vì cái gì cũng thay đổi hết, “SQL thì lại có NoSql”, căn bản là bạn phải thích nghi theo môi trường thôi.

Dù sao thì, IT vẫn là một nghề rất tiềm năng

Trên đây mình chỉ viết dưới góc nhìn của cá nhân, theo những gì mình đã trải qua dưới góc độ của một lập trình viên, đã tham gia bán sức lao động được vài năm, bởi mình cũng đã từng mông lung, mò mẫm tự tìm con đường cho chính mình, không định hướng.

Nếu bạn thật sự giỏi, thật sự sáng tạo, năng động ham học hỏi thì IT là một nghề rất tiềm năng, lương các bạn có thể chót vót. Mà suy cho cùng, nghề nào cũng thế thôi, ngon hay không là phụ thuộc vào chính cách nghĩ của bạn, đừng hi vọng quá nhiều vào môi trường làm việc sau khi ra trường, lương cao hay thấp là ở mình cả, cứ đơn giản đi cho dễ sống.

Video liên quan

Chủ Đề