Nhân vật chị Dậu là người như thế nào

Bài làm

Nhắc đến những nhà văn nổi tiến trong văn học hiện thực thì không thể bỏ sót được tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố. Nhà văn Ngô Tất Tố là một trong sô ít tác giả cò thể xây dựng rất thành công người nông dân trước cách mạng tháng tám. Hình ảnh những người nông dân nghèo khổ và chịu nhiều cực khổ, họ lại luôn luôn bị những tên quan lại áp bức bóc lột và áp bức đến tận xương tủy những hình ảnh đó đã thể hiện sâu sắc trong nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của tiểu thuyết ‘Tắt đèn’ lừng danh của ông.

Độc giả còn thể thấy được đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” lúc này đây dường như cũng đã kể lại sau khi anh Dậu bị ngất xỉu ờ sân đình. Thế rồi khi sợ bị vạ lây, bọn tay sai đem anh Dậu trả về cho gia đình và anh Dậu lúc này đây trông cũng thật đáng thương, nhìn anh giống như một cái xác chết. Ngay lúc đó thì chị Dậu cùng bà con hàng xóm ra sức chăm sóc cho anh Dậu qua cơn nguy kịch. Chị Dậu chứng kiến cảnh chồng mình bị đánh đập thì chị vô cùng đau đớn xót xa, cũng như lo lắng cho mạng sống của chồng. Chị đã ân cần chăm sóc từng giấc ngủ, chăm sóc cho từng bữa ăn cho anh Dậu.

Ngay lúc anh Dậu đau nặng, chị đã rón rén để bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm khi được một bà lão hàng xóm tốt bụng mang cho và chị cũng dịu dàng nói nhỏ nhẹ khuyên anh Dậu: “Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột”. Thông qua những hành động này thì rõ ràng chị Dậu cũng đã hết sức tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng. Thông qua đây có thể nhận thấy được chính việc làm của chị lúc này đây cũng đã xuất phát từ lòng yêu thương chân thành sâu sắc của một người vợ hết mực vì chồng vì con. Khi đó thì chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không đã cho thấy sự ân cần của chị Dậu.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Lão Hạc và Ông Giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao

Tất cả những tình cảm cao đẹp đó chính là đặc điểm tiêu biểu nhất cho người phụ nữ Việt Nam. Và thông qua đây người đọc cũng còn cảm nhận được tình cảm vợ chồng cao đẹp. Chính chị Dậu đã dũng cảm đấu tranh chống lại bọn tay sai để bảo vệ người chồng mà chị hết mực yêu thương. Nhất là khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lúc này đây cũng đã rầm rập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng thật hung dữ. Tất cả bọn chúng chưa hành hung nhưng mồm vẫn còn chửi bới mỉa mai anh Dậu. Để có thể đối phó với hoàn cảnh bất ngờ đó thì thái độ ban đầu của chị Dậu thực sự bị động, chị run run van xin đến thiết tha nài nỉ bọn chúng: “Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại”. Chị Dậu lúc này đây cũng đã hạ mình nhẫn nhục khi xưng hô “ông” xưng là “cháu” để mong có thể bảo vệ tính mạng của chồng. Đáng tiếc, bọn cai lệ và người nhà lý trưởng có nào nghe cơ chứ, bọn chúng còn giật phắt dây thừng và đùng đùng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để đánh. Khi bị ức hiếp tàn bạo quá thì chị không còn nhẫn nhục được nữa, rõ ràng nước càng tức càng vỡ bờ, không còn cách nào chị đã chủ động đấu tranh chống lại kẻ thù. Thế rồi với một tinh thần phản kháng biểụ hiện ở thái độ và hành động. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi. Rồi đến lần cuối, chị không gọi chúng bằng ông và xưng con, cháu nữa, mà là lần này chị đã cưng “mày” với “bà”, chị đã tự đặt mình trên kẻ thù và giành thế chủ động mà lớn tiếng rằng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Không thể phủ nhận được chính với hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt chị nắm ngay gậy cùa hắn, rồi túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Xem thêm:  Chứng minh nhân vật bé Hồng có tình yêu mẹ thắm thiết [Trong lòng mẹ] – Đề và văn mẫu 8

Chỉ với một câu nói mang đầy vẻ thách thức cùng với hành động quyết liệt vừa là một câu biểu hiện của lòng thương yêu chồng. Không những thế cũng cho thấy sự dũng cảm, một tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị. Rõ ràng ta nhận thấy được ở đây đó chính là quy luật “tức nước bờ”. Với câu nói đầy phí phách của chị Dậu “Thà ngồi tù chứ đề cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” tất cả như đã biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa từ lâu. Biết bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu chị cam chịu rồi giờ đây không dằn được nữa, nhất là chúng đã cố tình hành hạ anh Dậu dã man như thế. Chị Dậu cũng đã lấy tấm thân mình che cho chồng chống lại ách áp bức thể hiện được một sức mạnh quật khởi của lòng căm thù.

Xây dựng lên hành động của chị Dậu trong đoạn trích đặc sắc “Tức nước vỡ bờ” thì Ngô Tất Tố như cũng đã chứng minh rằng “ờ đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh”. Người đọc có thể nhận thấy được chính với sự phản kháng của chị Dậu cũng là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, cho dù mang tính cách tự phát thế nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt cùa giai cấp nông dân.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao Hoa sen: “Trong đầm gì đẹp bằng sen …”

Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu – là hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Người phụ nữ có lòng thương yêu chòng, có tinh thần đấu tranh dũng cảm chống mọi áp bức, bất công trong xã hội xưa.

Tuệ Tuệ

Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ

Bài làm

Ngô Tất Tố được đánh giá chính là nhà văn hiểu biết sâu sắc đời sống và tâm trạng của quần chúng. Nhà văn cũng lại có cái nhìn đúng đắn, bằng tấm lòng yêu thương đối với quần chúng rất nhiều. Nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” là một người nghèo khổ cũng lại bị bị áp bức bóc lột tàn tệ. Có thể nói cuộc đời của chị quằn quại trong bùn lầy và bóng tối không lối thoát thế những lại bộc lộ được những phẩm chất cao quý cũng như thật đẹp đẽ. Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích hay nói về tinh thần phản kháng của người nông dân khi bị áp bức.

Nhà văn Ngô Tất Tố cũng đã xây dựng lên nhân vật chị Dậu là người hiền lành, thật thà và chị cũng là một người chăm chỉ làm ăn, thương chồng và cũng vô cùng thương con rất mực. Chị Dậu dường như cũng lại có thể tiêu biểu cho lớp phụ nữ nông dân Việt Nam đó là những phẩm chất đó chính là một sự cần cù lao động, chịu thương, chịu khó và chị cũng thật đáng được trân trọng biết bao nhiêu. Nhưng thật khó ai có thể tin được một người hiền lành, tốt bụng như chị Dậu cũng có lúc gồng mình lên để bảo vệ cho chồng mình. Hành động đó của chị mới dừng lại ở một sự tự phát, mang tính nhất thời thế nhưng cũng đã phần nào nói lên được ý chí của chị, của những người nông dân hiền lành thấp cổ bé họng.

Xem thêm:  Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam

Có thể nhận thấy được đối lập với quần chúng là bè lũ thống trị, Chính những bọn mặt người dạ thú, tàn bạo và cũng vô cùng tham lam và dâm dục. Nhà văn Ngô Tất Tố thành công trong việc biểu hiện quần chúng đồng thời ông cũng đã lại thành công trong việc tố cáo những cái xấu xa thối nát của giai cấp thống trị. Cũng chính vì sưu thuế là tai họa đối với nhân dân nhưng đồng thời cũng chính lại là món béo bở đối với chúng. Sưu thuế cũng đã khiến cho chị Dậu đã bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con gái ruột của mình và đồng thời cũng chính vì sưu thuế anh Dậu bị cùm kẹp và bị đánh đập suýt chết.

Khi người nhà lý trưởng cũng như những tên cai lệ đã mang anh Dậu từ ngoài đình về trông chẳng khác gì cái xác cả. Lúc đó chị Dậu cũng rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng năm và dịu dàng nói với anh Dậu là “Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột”. Người đọc nhận thấy được đây rõ ràng chị đã tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng của mình.

Phân tích nhân vật chị Dậu

Thế rồi anh Dậu đang run rẩy và bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại kéo đến. Trong tay bọn chúng đầy roi, tay thước để bắt anh Dậu đi. Chị Dậu cũng van xin chúng và cũng hạ thấp mình xuống xin cho anh Dậu gọi chúng là ông. Nhưng chúng cứ hung hăng vào bắt anh Dậu. Không chịu được nữa chị Dậu chủ động hơn, không thể chấp nhận được chị tự đặt minh trên kẻ thù và giành thế chủ động về mình với câu nói đầy thách thức “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Không những vậy thì chị nắm ngay gậy cùa hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Xem thêm:  Kể lại giấc mơ gặp lại người thân

Người đọc như cũng nhận thấy được câu nói đầy vẻ thách thức cùng với hành động quyết liệt của chị Dậu dường như cũng chính là một biểu hiện của sự yêu thương chồng và lại thể hiện một tinh thần chiến đấu kiên cường trước các thế lực. Thông qua đoạn trích mang được đúng tinh thần của nhân dân ta đó chính là ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

Nhận xét về hành động của chị Dậu trong đoạn trích độc đáo “Tức nước vỡ bờ” chính là một sự phản kháng của chị Dậu. Đồng thời cũng chính là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức kiên cường. Cho dù mang tính cách tự phát, và có tính nhất thời thôi, thế nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt cùa giai cấp nông dân trong thời đại cũ. Khi mà những người nông dân này có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân vùng lên đấu tranh với sức mạnh quật khời nhất chắc chắc họ sẽ giành được độc lập tự do cho nước nhà.

Tóm lại, bằng tài năng của mình thì nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. Đó cũng chính là một hình tượng chân thực nhất và đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Minh Nguyệt

Video liên quan

Chủ Đề