Lỗi chủ quan là gì

Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có trách nhiệm, năng lực hành vi…

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã đưa ra khái niệm tội phạmnhư sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.

1. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội : tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ của tội phạm còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ tội phạm, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện phạm tội.

2. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm : lỗi, mục đích, va động cơ phạm tội. Bất cư tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi có hai loại lỗi : lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.

+ Cố ý phạm tội là cố ý trong các trường hợp sau:

– Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hành vi đó sẽ xảy ra.

– Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn những vẫn có ý thức để mặc nó xảy ra.

+ Vô ý phạm tội bao gồm các trường hợp sau:

– Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội, mặc dù có thể thấy trước và có thể thấy hậu quả đó.

3. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ đáng kể.

4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật hình sự

Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 tuổi đến 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm.

Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên. Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình theo quy định.

Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan của tội phạm; việc tìm hiểu hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm cũng rất quan trọng. Vậy mặt chủ quan của tội phạm là gì? Bài viết này của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức xoay quanh vấn đề này!

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015

Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội; bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm có những dấu hiệu: lỗi, mục đích và động cơ. Trong đó; lỗi được phản ánh trong tất cả cấu thành tội phạm [CTTP].

Các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm

Dấu hiệu lỗi của mặt chủ quan của tội phạm

Căn cứ vào mặt hình thức có thể định nghĩa lỗi như sau: Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả hành vi do mình đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc có thể chia lỗi thành các loại như sau:

– Lỗi với vấn đề tự do xử sự và và trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp này đứng trước các nguyên nhân khách quan đó; họ đã hoàn toàn tự do lựa chọn một biện pháp xử sự; đó là thực hiện hành vi phạm tội; nên họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.

Ví dụ: Điều kiện xã hội lương thấp hoặc thất nghiệp dẫn đến con người có thể lựa chọn một trong các biện pháp xử sự:

1.Trộm cắp;

2.Kiếm việc làm thêm;

3.Hạn chế khoản chi;

4.Tăng cường huy động nguồn viện trợ vv…

– Lỗi cố ý trực tiếp: Khoản 1 Điều 10 Bộ Luật hình sự 2015 định nghĩa: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó; và mong muốn hậu quả xảy ra.

Như vậy, về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra;

Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

Ví dụ như tội cướp tài sản: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; nhưng vẫn làm. Đồng thời; người phạm tội cũng mong muốn hậu quả xảy ra [chiếm đoạt được tài sản].

– Lỗi cố ý gián tiếp: Khoản 2 Điều 10 Bộ Luật hình sự 2015 định nghĩa: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Như vậy, về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận.

Ví dụ: Tội bức tử.

– Lỗi vô ý vì quá tự tin: Khoản 1 Điều 11 Bộ Luật hình sự 2015 định nghĩa: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Như vậy, Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi; và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.

Về ý chí: Người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.

Cơ sở để người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra trong lỗi vô ý vì quá tự tin là người phạm tội chủ quan tin vào kinh nghiệm, thói quen, tin vào khả năng chuyên nghiệp vụ của mình. Nhưng hậu quả thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế.

Ví dụ: Người lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua được đường sắt trước khi tàu hỏa đến.

– Lỗi vô ý vì cẩu thả: Khoản 2 Điều 11 Bộ Luật hình sự 2015 định nghĩa Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý do cẩu thả được thể hiện như sau:

Về lý trí: Người phạm tội trong lỗi vô ý do cẩu thả do cẩu thả nên không thấy trước hậu quả của hành vi nhưng trong điều kiện phải thấy trước và có thể thấy được hậu quả đó. Như vậy, việc người phạm tội không thấy trước hậu quả của hành vi là do nguyên nhân chủ quan từ phía người phạm tội.

Ví dụ: Y tá A cần kiểm tra vắc xin kỹ trước khi tiêm như hạn sử dụng,… Tuy nhiên, do chủ quan, đã lấy nhầm lọ vắc xin hết hạn trong tủ thuốc dẫn đến hậu quả người được tiêm bị chết.

– Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi [cố ý và vô ý] được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau.

Ví du: CTTP tăng nặng tội cố ý gây thương tích [Khoản 2 và khoản 3].

– Sự kiện bất ngờ: Điều 20 BLHS 2015 quy định như sau:

Điều 20. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này; chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình; hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước; nhưng không có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả đó.

Ví dụ: Anh A đang lái xe thì bất ngờ có 1 cô gái lao ra trước đầu xe anh A khiến anh A không kịp phản ứng mà đâm vào cô gái.

Động cơ phạm tội của mặt chủ quan của phạm tội

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ. 

Ví dụ: Động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung tăng nặng được phản ánh trong CTTP tăng nặng của tội giết người.

Ngoài ra, động cơ còn có thể được xem là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt.

Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan; mà người phạm tội đặt ra phải đạt được; khi thực hiện hành vi phạm tội. Là một trong những dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm.

Chỉ xem xét đối với mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp; vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt được những mục đích nhất định.

Mục đích được phản ánh trong CTTP ở những trường hợp sau:

– Trường hợp dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội.

Ví dụ: Hành vi khủng bố tuy xâm phạm đến tính mạng con người; nhưng chưa phải là mục đích chính của người phạm tội.

– Trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội. Đây là những trường hợp hành vi khách quan giống nhau; nhưng lại được thực hiện nhằm những mục đích khác nhau.

Ví dụ: Cùng hành vi xuất cảnh trái phép; nhưng có trường hợp nhằm chống chính quyền nhân dân và có trường hợp không nhằm mục đích đó.

Trong những trường hợp mục đích phạm tội được quy định trong CTTP; mục đích phạm tội trở thành dấu hiệu bắt buộc.

Câu hỏi thường gặp

Mặt chủ quan của tội phạm là gì? Bao gồm những gì?

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội; bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm có những dấu hiệu: lỗi, mục đích và động cơ. Trong đó; lỗi được phản ánh trong tất cả cấu thành tội phạm [CTTP].

Ý nghĩa của động cơ phạm tội trong pháp luật hình sự?

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.
Động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ. 
Ngoài ra; động cơ còn có thể được xem là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt.

Bộ luật hình sự quy định như thế nào về sự kiện bất ngờ?

Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này; chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình; hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước; nhưng không có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả đó.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:

Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102

Xem thêm: Chủ thể của tội phạm là gì?

Chủ Đề