Ốc bươu đen sống được bao lâu

01/12/2021 17:22

Vèo nuôi ốc của đoàn viên Nguyễn Thị Inh Em.

Chúng tôi tìm đến nhà chị Inh Em để tìm hiểu mô hình nuôi ốc bươu đen trên mương vườn. Chị niềm nở tiếp chúng tôi, dẫn ra mương vườn mục sở thị các vèo nuôi ốc. Chị cho biết, đầu năm 2020, qua tìm hiểu báo đài, các kênh thông tin, thấy điều kiện mương vườn nhà thích hợp cho việc nuôi ốc bươu đen nên chị mạnh dạn bắt tay vào nuôi.

Để tiết kiệm chi phí con giống, chị đi soi ốc con ở những khu vực lân cận, ốc giống bằng ngón tay, số lượng khoảng 1.000 con, chị đem về cho vào vèo lưới mùng rộng 24m2 đặt ở mương vườn. Với lợi thế vườn dừa luôn có bóng râm làm giảm ánh nắng cho ốc, chị vớt thêm bèo tai tượng, lục bình cho ốc có điểm tựa khi đẻ trứng.

Thức ăn của ốc rất dễ tìm, là bèo cám, các loại lá cây, chị Inh Em chia sẻ “con ốc bươu đen rất dễ nuôi bởi bất cứ rau, củ, quả nào ốc cũng ăn được nhưng loại ốc thích ăn nhất là mít chín, đu đủ chín, hai loại trái cây này giúp ốc lớn nhanh kèm với đó ốc sinh sản lượng trứng nhiều. Con ốc bươu đen dễ nuôi, hầu như không bị dịch bệnh, chỉ cần nguồn nước sạch và thay nước ao nuôi thường xuyên, cho ốc ăn đầy đủ các loại rau, củ, quả, ốc sẽ tăng trọng nhanh”.

   

Ốc bươu đen là động vật thân mềm chân bụng có vỏ tròn, có kích thước trung bình, có vỏ màu nâu đen cho đến đen tuyền. Ốc bươu sinh sống ở nơi ẩm thấp như ao hồ, ruộng nước, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại thực vật, các vi sinh vật trong bùn non. Vào mùa khô, ốc thường vùi sâu vào đồng ruộng nứt nẻ, khi mưa xuống mới mò ra và sinh sôi nảy nở trên mương ruộng.  

 

Sau 05 tháng nuôi, ốc đã đạt kích cỡ từ 20-30 con/kg, giá thị trường là 50.000 đồng/kg, chị xuất bán một ít, phần giữ lại để cho ốc sinh sản. Khi ốc đẻ trứng, chị lấy trứng cho vào thùng xốp, đảm bảo độ ẩm, sau 02 tuần ốc nở tiếp tục cho vào vèo nuôi. Theo chị Inh Em, ốc bươu đen là loài ưa sạch, chỉ sống trong môi trường nước sạch, để ốc khỏe mạnh, lớn nhanh cần chú ý cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, đều đặn, không cho ăn quá nhiều, vì thừa thức ăn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, nước ao nuôi cần thay thường xuyên và duy trì mực nước cao từ 60-80cm để giữ độ an toàn cho ốc. Hiện tại, chị đã mở rộng quy mô nuôi 03 vèo, vèo nuôi ốc giống, vèo ốc thịt và vèo nuôi ốc sinh sản, mỗi vèo khoảng vài ngàn con. Số ốc giống hiện có người đã đặt mua khoảng 20.000 con với giá 500 đồng/con nhưng chị chưa đủ cung ứng.

Qua mô hình nuôi ốc của chị Inh Em, nhận thấy nuôi ốc bươu đen chi phí đầu tư thấp, tận dụng mương vườn nhà, tận dụng thức ăn sẵn có như bèo, lá cây, rau củ quả các loại… đầu ra ổn định. Đây có thể nói là mô hình thích hợp với nhiều nông hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ, quy trình nuôi dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình.

Bài, ảnh: PHẠM VĂN LUẬN

Thứ ba, 26/11/2019 - 08:25 AM

Nuôi ốc hương kết hợp tu hài

Trăn trở nghề nuôi ốc hương

Nuôi ốc hương mùa mưa

Nuôi ốc nhồi trên vùng trung du

Thừa Thiên - Huế: Nuôi ốc hương trên cát

Mô hình nuôi ốc bươu đen của ông Thanh với diện diện tích 1.200m2 mặt nước nuôi theo tự nhiên, không tốn tiền thức ăn hay công chăm sóc.
Những năm gần đây ốc bươu đen trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây, được tiêu thụ rất lớn nhưng đa phần đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Để đáp ứng lượng ốc cho thị trường gần đây ông Lê Hoàng Thanhthảnuôiốc bươu đen thương phẩmrất thành công, mang lại thu nhập ổn định.
Ông Thanh có 5 công vườn, trên bờ sồng chanh, bưởi và sâu riêng còn dưới nước ông thả nuôi cá chép, mè vinh, tai tượng và rô phi diêu hồng… Thức ăn nuôi cá ngày càng tănggiánên ông suy nghĩ nhiều cách để giảmchi phí, nên ông quyết địnhthả ốc bươu đen nuôi chung với cá.
Sau đó, bắt ốc lên lên làm thức ăn cho cá nhằmhạn chế được chi phí mua thức ăn.
Năm 2010, ông nhận thấy ốc ngày càng phát triển với cấp số nhân,làm thức ăncho cádư thừa, cộng thêm giá ốc bươu đen trên thị trường tăng cao nên ông bắt đầu dưỡng ốc.
Sau khi tìm hiểu sức mua từ thị trường ông thấy,nuôi ốc bán thương phẩm thu lợi cao hơn so với nuôi cánênông bắt đầu nghiên cứu và tiến hành lấy trứng ốc đem ấp để tạo nguồn ốc giống.
Cũng theo ông Thanh, ốcbươu đen đẻ quanh năm nhiều nhất vào mùa mưa từ tháng 6-11 hàng năm.
Trứng mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang trắng đục khi trứng sắp nở.
Sau khi trứng nở, ốc con rơi xuống nước. Sau vài ngày vỏ cứng dần, chúng tự bò đi kiếm các chất hữu cơ phân hủy trong nước để ăn và lớn dần.
Khoảng 5 - 6 tháng tuổi ốc sẽ trưởng thành có thể thu hoạch khoảng 25-30 con/kg.
Đểtỷ lệ ốc con nở đạt cao hơn,ôngthu trứng ốc đẻ ngoài ao để vào thùng ấp,tạo độ ẩm thích hợp giống như bên ngoài thiên nhiên và thành công khi cho trứng ốc nở theo ý muốn.
Khi ốc đã nở đạt yêu cầu thì đem thả xuốngvèo trong vèo rồi nuôi dưỡng khoảng vài tuần, sau đó ốc tự bò ra ngoài ao tìm thức ăn sinh sống nên cách nuôi ốc từ con nhỏ như vậy tỷ lệ ốc sống đạt 100%.
Đối với ốc bươu đen bắt ngoài tự nhiên mang về thả vào ao nuôi một lượt thường tỷ lệ sống rất thấp có thể ốc chết 100% do thay đổi môi trường đột ngột nguyên nhân thiếu oxy.
Ông Thanh chia sẻ thêm: Trước tiên ốc bắt ngoài thiên nhiên về không nên thả một lượt xuống ao mà nên đổ ốc gần mé ao rồi tưới nước lên ốc để tự nhiên ốc sẽ bò xuống ao tìm chổ sinh sống. Cách làm như vậy ốc nuôi ít bị hao hụt mà còn mau lớn.
Ngoài ra ôngThanhcònnghiên cứu nguồn thức ăn có sẳn trong thiên nhiên để ốc phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Ông tiến hành ủ lục bình, bông súng, cỏ, rơm, bèo tai tượng trong vòng 5 – 10 ngày cho mục sau đó bắt ốc bỏ vào từng thau có chứatừng loại thức ăn đã được ủ mục.
Sau thời gian nuôi thí nghiệm, ốcsống ở trong bèo thịt mập mau lớn,kế đến là nuôi cùng với bông súng và lụcbình, cònnuôi bằngcỏ,rơm, ốc phát triển chậm và không mập.
Nguồn thức ăn cho ốc được ông Thanh xử lý như sau: Thả bèo với mật độ dày, chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt ao để có đủ lượng thức ăn cho chúng. Ốc sẽ tự đi tìm thức ăn, đặc biệt là thức ăn xanh nên thịt ốc khá dai và giòn. Khi cần, người nuôi có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn từ gạo tấm, cám giúp cho ốc mau lớn và nhiều thịt.
Ông Thanhthu hoạchốctheo từng đợt,tuần thu hoạch 1 lầnkhoảng từ30 – 40kg/1000m2 mặt nước.Thương lái đến tận ao thu mua với giá từ60.000 – 65.000 đồng/kgbán chonhà hàng và quán ăn đặc sản ở TP.Cần Thơ.Còn ốc giống 4-5 ngà tuổi ông bán giá 500 đồng/con
Chỉ tính riêng thu nhập từ ốc bươu đenvà tiền bán con giốngmỗi thángcho thu lãi trên 35 triệu đồng.Bên cạnh đó, từ vườn cây ăn trái và cá,mỗi năm ông lời thêm trên 100 triệu đồng.

Ông Thanh cho biết thêm: mô hình nuôi ốc bươu đen là mô hình khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều, không đầu tư thức ăn nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập gia đình ổn định. Ngoài ra ông còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều bà con ở ĐBSCL nuôi ốc, nông dân có thể mua ốc giống và được tư vấn kỹ thuật miễn phí.
Bên cạnh đó ông còn lắp túi Biogas, ông dùng bèo cung cấp cho túi Biogas, khi bèo phân hủy tạo ra khí đốt, đủ đểgia đình nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày.
Chất thải từBiogas được đưa vào ao để tạo nguồn dinh dưỡngnuôi cá sặc rằn, nuôi bèo, giúp bèo phát triển tốt mà không cần dùng phân hóa học. Tạo nguồn thu nhập và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt khí đốt được sử dụng từ việc ủbèo tai tượng tạo nguồn năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường vàthích ứng biến đổi khí hậu.

LÊ HOÀNG VŨ

Video liên quan

Chủ Đề