Cháo trứng gà để được bao lâu

Hôm qua đi làm về, vừa tới cửa mẹ chồng mình đã lên giọng rất nguy cấp: Con đọc thông tin vụ 2 chị em gái c.h.ế.t sau khi ăn cháo gà uống nước ngọt chưa?

 Trời đất ơi, nhà mình thì bố mày thích ăn cháo gà nên toàn ăn ko hết thì cất tủ lạnh để ăn lại bữa sau bao năm nay có sao đâu. Mình đọc thông tin thấy đang điều tra thêm nhưng trước mắt nghi là do ngộ độc thực phẩm

Mẹ chồng em bà bảo mấy chục năm trước thì làm gì có tủ lạnh bảo quan thức ăn. Đồ ăn thừa không hết cứ để vậy bữa sau ăn tiếp thì chả thấy ai ngộ độc thực phẩm, giờ xã hội hiện đại rồi thì toàn thấy chết vì ngộ độc thực phẩm thôi: Ngày xưa á, chỉ chết vì đói thôi.

Công nhận là gần đây có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quá các mẹ nhỉ, đặc biệt trẻ con bị ngộ độc cũng nhiều. Chắc cũng do nhiều người có thói quen để thực phẩm không ăn hết qua đêm nhưng lại không bảo quản cẩn thận làm cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn, rồi làm biến đổi chất và thế là dẫn tới ngộ độc.

Mình thấy cũng rất nhiều người thắc mắc và không tin rằng tại sao cháo gà để qua đêm lại có thể khiến 2 chị em qua đời được.

Sáng nay mình lên mạng đọc thông tin thì thấy đã có bác sĩ giải thích thế này, mẹ nào chưa biết thì đọc cho kĩ nhé.

Theo TS.BS Trần Quốc Cường – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ là tất cả món ăn sau khi nấu chín thì có thể để ở nhiệt độ bên ngoài trong 2 giờ thôi. Sau thời gian này thì vi khuẩn có thể phát triển nhanh dễ sinh độc tố gây ngộ độc. Các mẹ lưu ý điểm này để sau nhỡ có làm sai còn rút kinh nghiệm.

Tốt nhất, đồ ăn không dùng hết hoặc chưa dùng ngay thì cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. Mà kể cả việc bảo quản thực phẩm dưới 5 độ C thì cũng chỉ để không quá 1 -2 ngày. Sau thời gian này thì thức ăn vẫn có thể hỏng gây ngộ độc đấy ạ.

Cụ thể như món cháo gà trong vụ làm 2 chị em tử vong: Cháo gà nếu không ăn hết để ngoài nhiệt độ thường trong thời lâu sau đó mới cất vào tủ lạnh thì các vi khuẩn có hại đã kịp xâm nhập vào bát cháo và sinh độc tố rồi. Nếu sau đó có hâm  nóng lại nhưng thời gian hâm nóng chưa đủ lâu để diệt chết hết vi khuẩn trong cháo hoặc loại độc tố gây ra không bị phát hủy bởi nhiệt độ thì vẫn sẽ gây ngộ độc như thường các mẹ nhé.

Vì vậy để không bị ngộ độc chúng ta không nên để thức ăn ở nhiệt độ ngoài quá 2 giờ, và cần phải đun ít nhất 5 phút trước khi ăn lại. Tuyệt đối không nên ăn đồ ăn đã cất trong tủ lạnh quá 1 – 2 ngày đâu ạ. Việc vệ sinh tay, hay dụng cụ chế biến trước khi nấu là điều rất cần thiết.

Về các nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất khi để qua đêm thì các mẹ có thể tham khảo thông tin em đọc được trên báo do Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chia sẻ ạ:

– Đầu tiên là nhóm trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào thì không nên để qua đêm vì  chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính tạo thành độc tố đấy ạ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

– Tiếp đến là rau xanh: Rau luộc hay xào không ăn hết cũng không được để lại qua đêm vì để lại qua đêm hôm sau ăn cũng mất hết vitamin trong rồi. Rau chỉ để trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Kể cả có để trong tủ lạnh thì về lâu dài còn có khả năng gây ung thư cơ.

– Sau đó là các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố gây ngộ độc.

– Nước trà xanh: Các mẹ để ý xem nước trà xanh mà để lâu thì thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu chúng ta vẫn uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.

– Các món gỏi, nộm: Do bản chất là không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Cá và hải sản các loại: Nhóm này rất dễ bị ngộ độc lắm đấy ạ. Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Nhóm canh các loại: Trong các loại canh có chứa nhiều gia vị như: mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài còn phá hủy tủy xương, gây thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí là ung thư…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thường thì trong vòng 4 tiếng sau khi ngộ độc cơ thể sẽ có biểu hiện như: Nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, chóng váng, nhìn mờ, khó thở, sốt…Cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu ạ

Bác sĩ Phương còn đặc biệt lưu ý người dân không nên dùng các loại thuốc cầm nôn, ói, đau bụng khi ngộ độc. Và cần thiết cho bệnh nhân uống nước và muối để bù lại lượng muối và nước đã mất.

Cuối cùng theo kinh nghiệm của em thì cách tốt nhất là chỉ nên nấu thức ăn vừa đủ ăn trong bữa, tránh thức ăn thừa rồi tiếc của nên để ăn lại. Ăn lại vừa không ngon, không có chất lại có nguy cơ ngộ độc nữa. Lỡ chẳng may có thừa thì thôi vứt đi các mẹ ạ. Hoặc chỗ nhà ai có người đi lấy đồ thừa cho lợn thì mang cho người ta đỡ phí. Nghèo thì nghèo nhưng vì sức khỏe nên chẳng may có thừa thì cũng phải vứt đi nha các mẹ.

Nguồn Báo Tuổi Trẻ 

//tuoitre.vn/thuc-an-nao-khong-nen-de-qua-dem-20210511145155379.htm

Tổng hợp : Webtretho 

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ

Có rất nhiều cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ cách dùng loại thực phẩm này để bé nhận được nhiều lợi ích nhất về sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Ăn dặm không còn là cuộc chiến khi bố mẹ hiểu được bé

Cháo trứng gà là món ăn bổ dưỡng, dễ làm và thường được khuyên nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Nhiều mẹ sợ rằng việc chỉ cho con ăn cháo với trứng không thì bé sẽ cảm thấy ngán và chưa biết lượng trứng nên cho trẻ ăn bao nhiêu là an toàn. Nếu bạn cũng đang đau đầu với điều này, hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.

Mách mẹ 7 cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm

1. Cháo trứng cơ bản cho bé ăn dặm

Khi trẻ mới bắt đầu làm quen với trứng, bạn nên nấu cho bé món cháo đơn giản, không thêm bất cứ loại thực phẩm nào khác để dễ dàng quan sát xem bé có các biểu hiện dị ứng với trứng hay không. Cách nấu cháo lòng đỏ trứng gà cho bé như sau:

Nguyên liệu

  • Trứng gà ta: 1/2 lòng đỏ
  • Cháo chín nhừ nấu đặc: 1 thìa súp
  • Nước: 1/2 bát [chén]
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm

Cách chế biến

  • Cho cháo đặc vào nồi, thêm nước, đánh cho cháo tan đều và đun sôi.
  • Đánh tan lòng đỏ trứng, giảm lửa nồi cháo và cho trứng vào cháo từ từ, vừa đổ vừa khuấy để trứng tan đều, không bị đóng cục.
  • Để cháo sôi thêm 3 – 5 phút cho trứng chín hẳn rồi tắt bếp.
  • Nếu bé không ăn được cháo thô, mẹ nên rây nhuyễn cháo, để nguội bớt rồi cho bé dùng.
  • Trước khi cho bé ăn, mẹ nên cho 1 thìa dầu ăn dặm vào, khuấy đều và cho con ăn khi cháo còn ấm để không bị tanh. Ngoài cách nấu này, bạn cũng có thể luộc lòng đỏ trứng, để nguội rồi tán nhuyễn và trộn vào cháo cho bé thay vì khuấy trực tiếp trứng.

2. Cách nấu cháo trứng gà đậu đỏ cho bé

Đậu đỏ kết hợp với trứng gà sẽ tạo thành món ăn rất bổ dưỡng. Không những vậy, món ăn này lại có mùi vị rất thơm ngon, chắc chắn sẽ làm cho bé yêu nhà bạn thích mê đấy. Để tập cho trẻ ăn trứng, mẹ đừng bỏ qua món này nhé!

Nguyên liệu

  • Gạo lứt giã nát: 1 thìa súp
  • Đậu đỏ ngâm mềm: 1 thìa súp
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
  • Nước lọc: 2 chén
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm

Cách chế biến

  • Ngâm bột gạo với nước khoảng 15 phút rồi cho vào nấu cùng 1 bát nước cho nở mềm.
  • Đậu đỏ đem đãi sạch, ngâm cho nở rồi nấu chín cùng 1 bát nước cho chín mềm, đợi nguội rồi đem rây mịn.
  • Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp nước đậu và trứng vào nấu cùng cháo trong khoảng 5 – 7 phút rồi mới tắt bếp.
  • Bạn múc ra bát, để còn hơi ấm thì thêm 1 thìa cà phê dầu ăn và cho bé dùng.

3. Cháo trứng gà cà chua cho bé

Bạn có thể nấu cho bé món cháo trứng cho trẻ ăn dặm này khi con đã gần tròn 6 tháng tuổi. Nếu không chắc, bạn có thể cho con ăn khi bé bước qua tháng thứ 7.

Nguyên liệu

  • Trứng gà ta: 1/2 quả
  • Cà chua bi: 3 – 5 quả
  • Dầu ăn cho bé [loại dùng để nấu]: 1 thìa cà phê
  • Cháo đặc: 1 – 2 thìa canh
  • Hành tím: 1 củ

Cách chế biến

  • Bóc vỏ củ hành tím, băm nhỏ, rồi phi cho thơm. Cà chua bi rửa sạch, bỏ vỏ, cắt nhuyễn sau đó cho vào xào chung với hành tím.
  • Cho cháo vào nồi, thêm nước sôi rồi cho cà chua đã xào vào, nấu cho đến khi cà chua và cháo đều nhừ. Đánh tan trứng và cho vào nồi cháo, vừa đổ trứng vào vừa khuấy cho trứng tan đều.
  • Để cháo sôi 3 – 5 phút cho trứng chín hẳn rồi tắt bếp.
  • Mẹ rây cháo rồi cho bé dùng. Nếu xay cháo, bạn để nguội rồi xay, xay xong hâm cho ấm lại rồi mới cho bé dùng để không bị tanh.

4. Cách nấu cháo trứng gà phô mai cho bé

Món cháo này bạn có thể cho bé ăn từ cuối tháng thứ 6 hoặc đầu tháng thứ 7. Với cách nấu cháo trứng cho trẻ ăn dặm cùng phô mai này, bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu

  • Trứng gà ta: 1/2 quả
  • Phô mai cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên: 1/4 miếng
  • Dầu ăn cho bé [loại ăn trực tiếp]
  • Cháo đặc: 1 – 2 thìa súp.

Cách chế biến

  • Cho cháo vào nồi, thêm nước, đánh cho cháo tan đều, đặt lên bếp nấu nhừ.
  • Đánh tan trứng, hạ lửa nồi cháo rồi cho trứng vào, khuấy đều và nhẹ tay, cho tiếp phô mai vào khuấy đều và tiếp tục nấu cháo 4 – 5 phút cho trứng chín, phô mai tan đều thì tắt bếp.
  • Để cháo nguội bớt, múc ra bát, cho 1 thìa dầu ăn vào khuấy, cho bé ăn khi cháo còn ấm.

5. Cách nấu cháo cháo trứng gà bắp cải cho bé

Nguyên liệu

  • Bột gạo/cháo: 2 thìa súp
  • Lá bắp cải: 1/2 lá
  • Trứng gà ta: 1 quả
  • Dầu ăn cho bé

Cách chế biến

  • Lá bắp cải chọn phần lá mềm, rửa dưới vòi nước cho sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút, vớt ra, xả lại nước sạch, vẩy ráo, thái nhỏ, đem hấp chín rồi xay nhuyễn.
  • Trứng gà đập ra bát rồi đánh tan. Bắp cải hấp [luộc] chín rồi xay nhuyễn. Nấu bột hoặc cháo.
  • Cho cháo/bột vào nồi đun nhỏ lửa cho sôi thì cho bắp cải [đã được hấp chín, xay nhuyễn] vào khuấy đều.
  • Khi cháo/bột sôi thì bạn cho trứng vào từ từ, vừa cho trứng vào vừa dùng đũa khuấy cho đều để trứng chín và không bị vón.
  • Cháo/bột sôi thì tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều, nhắc xuống để cháo trứng nguội rồi cho trẻ ăn.

6. Cách nấu cháo trứng gà cho bé với thịt bò nấm hương

Việc thêm thịt bò và nấm hương vào món cháo trứng gà cho trẻ ăn dặm này, bạn không chỉ giúp bé đổi vị mà còn đáp ứng tốt nhu cầu dưỡng chất để trẻ trong giai đoạn phát triển tối ưu:

Nguyên liệu

  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
  • Thịt bò: 20g
  • Cháo: 2/3 bát
  • Nấm hương tươi: 1 – 2 cái
  • Hành lá: 1 cọng
  • Dầu ăn dành cho bé ăn dặm
  • Nước mắm nguyên chất

Cách chế biến

  • Thịt bò rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra thấm khô rồi băm nhỏ.
  • Nấm cắt bỏ phần chân cứng, cạo sơ, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, thái lát mỏng rồi thái nhỏ.
  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho cháo vào nồi đun sôi, rồi nấm hương tươi thái nhỏ vào. Cháo sôi cho thịt bò vào, khuấy đều tay để thịt không vón cục lại với nhau, nêm chút xíu nước mắm cho cháo dậy vị ngọt.
  • Đập trứng, tách lấy lòng đỏ cho vào cháo, khuấy đều để trứng không vón cục, khi lòng đỏ cháo chín, tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, khi cháo nguội bớt thì thêm 1 thìa cà phê dầu ăn vào cháo, trộn đều. Cho trẻ ăn món cháo trứng này khi còn ấm.

7. Cách nấu cháo trứng gà cho bé cùng hạt sen cà rốt

Hạt sen, cà rốt đều là những siêu thực phẩm cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ có thể linh động nấu riêng với hạt sen hay cà rốt, sau cùng là kết hợp chúng lại với nhau để bé có được món cháo thơm ngon, bổ dưỡng.

Nguyên liệu

  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
  • Hạt sen: 20g
  • Cà rốt: 1 khoanh dài cỡ 1 đốt ngón tay
  • Cháo trắng: 2/3 bát
  • Dầu ăn và gia vị

Cách chế biến

  • Hạt sen rửa sạch, hấp hoặc luộc chín mềm, để nguội, tán nhuyễn.
  • Cà rốt rửa sạch, bào bỏ vỏ, hấp hoặc luộc cùng với hạt sen cho chín, vớt ra để nguội, thái nhỏ.
  • Đun sôi cháo cho hạt sen và cà rốt vào, khuấy đều.
  • Cho lòng đỏ trứng vào từ từ, khuấy nhanh tay để trứng không vón lại, cháo sôi đều, tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, để nguội bớt rồi cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào, đảo đều, cho bé ăn khi cháo còn nóng.

Khi nào trẻ có thể ăn trứng và nên ăn bao nhiêu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, trứng là một trong những thực phẩm nên được lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn khi con được khoảng 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ có thể hấp thu đến 100% tỷ lệ chất đạm của trứng, tương đương với đạm trong sữa. Không những vậy, trong lòng đỏ trứng còn có chứa nhiều protein, chất béo, vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, vitamin A, kẽm…

Tuy nhiên, để trẻ hấp thụ tốt nhất, lượng trứng mà bạn nên sử dụng để chế biến thành những món cháo như sau:

  • Bé từ 6 – 7 tháng tuổi: Chỉ nên cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 bữa/tuần.
  • Bé từ 8 – 12 tháng tuổi: Chỉ nên cho bé ăn 1 lòng đỏ/bữa và ăn 3 – 4 bữa/tuần.
  • Bé từ 13 – 18 tháng tuổi: Có thể cho bé ăn cả lòng đỏ và lòng trắng 2 – 3 bữa/tuần.

Có nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng không?

Việc chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ hay ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng là thắc mắc rất phổ biến. Theo quan điểm chung, lòng trắng trứng dễ gây dị ứng cho trẻ, do đó thường ít được khuyến khích cho trẻ dùng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho trẻ từ 6 tháng tuổi ăn cả lòng đỏ và lòng trắng miễn là trẻ không có biểu hiện dị ứng. Về mặt dinh dưỡng, lòng đỏ trứng giàu chất béo và calo tốt cho sức khỏe, trong khi lòng trắng lại giàu protein hơn.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số cách nấu cháo trứng gà thơm ngon, mới lạ cho bé. Trứng gà là món ăn bổ dưỡng nhưng bạn chỉ nên cho bé ăn vừa đủ, đừng quá lạm dụng để đảm bảo nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhất nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề