Ho mọc tóc nghĩa là gì

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ho mọc tóc tháng thứ mấy? Ho mọc tóc là tình trạng mẹ bầu ho nhiều, được cho là vì thai nhi mọc tóc, thường xuất hiện ở tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 thai kì.

  • Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?
  • Nguyên nhân gây ho, viêm họng trong thai kỳ
  • Ho ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Các liệu pháp dân gian chữa ho mọc tóc?

Thông thường vào khoảng tuần thứ 14 của thai kì, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành và mọc tóc li ti, lông mày, lông mi cũng bắt đầu mọc ra. Do đó có nhiều ý kiến cho rằng vì thai nhi bắt đầu phát triển các cơ lông nên mẹ bầu thường ho nhiều vào tháng thứ 3. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối quan hệ giữa thai nhi và cổ họng của mẹ bầu. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau đế có nhận định đúng nhất cho tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi:

Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?

Tháng thứ mấy ho mọc tóc? Bà bầu thường xuất hiện tình trạng ho mọc tóc vào khoảng tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ. Dân gian lý giải hiện tượng này là do thai nhi bắt đầu mọc tóc. Tóc của bé sẽ khiến mẹ ngứa cổ và ho nhiều hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Tuy nhiên thực tế thì cách giải thích trên là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ngược lại, các nghiên cứu đã chứng minh rằng: bé mọc tóc không hề khiến mẹ ho. Nguyên nhân chính là thời kỳ này mẹ cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị viêm họng, cảm cúm.

Ho mọc tóc là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu hay gặp phải trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên nhiều mẹ không biết được sự thật này đã cho rằng nó là do thai nhi mọc tóc. Vì thế họ thường đặt câu hỏi ho mọc tóc tháng thứ mấy hơn và xem đó là điều bình thường.

Thực tế đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang dễ bị bệnh. Nếu để cơn ho kéo dài, gây viêm họng thì sức khỏe của mẹ sẽ suy giảm hơn. Từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng.

Nguyên nhân gây ho, viêm họng trong thai kỳ

Mẹ đã biết thai nhi mọc tóc tháng thứ mấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị ho. Phổ biến nhất có thể kể đến như:

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bà bầu có sự biến đổi lớn. Đa phần chúng sẽ làm sức đề kháng suy giảm. Vì vậy, mẹ dễ bị lây nhiễm các vi khuẩn từ môi trường, hay bị virus tấn công. Điều này sẽ dễ dẫn tới ho hay viêm họng cho mẹ bầu hơn bình thường.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ bầu thường có sức đề khám khi mang thai, dễ mắc bệnh hơn người bình thường.

Bên cạnh đó quá trình mang thai cũng làm lượng màng nhầy tăng đáng kể. Nó cũng là lý do chính khiến bà bầu bị nghẹt mũi, gây ho và ho có đờm. Màng nhầy không được xử lý đúng cách, trôi xuống cổ họng.

Chúng là tác nhân có thể dẫn tới viêm họng, viêm đường hô hấp cấp. Những căn bệnh này gây phiền toái, khó chịu cho thai phụ. Không những vậy, nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn dần, tử cung sẽ gây áp lực lên ổ bụng. Dịch ở dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp cũng dẫn tới viêm họng cho mẹ bầu.

Ho ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thay vì quan tâm đến việc ho mọc tóc tháng thứ mấy, các mẹ bầu nên lo về khả năng bệnh ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường bệnh ho hay viêm họng do vi khuẩn, virus thể nhẹ thì đa phần không nguy hiểm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tuy nhiên, bà bầu khi mang bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nhiều mẹ đâm ra cáu gắt nên cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, bà bầu vẫn cần thận trọng với các cơn ho bất thường của mình. Bởi đó có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh do những virus nguy hiểm gây ra. Nếu không khám và điều trị sớm, chúng có thể tổn hại đến thai nhi.

Ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mận – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, mẹ bầu bị ho sẽ dẫn đến co thắt ở vùng ngực, gây ra cảm giác mệt và đau cho bà bầu. Những sự khó chịu này có thể dẫn đến chán ăn, làm mẹ bầu mất ngủ, suy nhược. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là thai chậm phát triển.

Trường hợp mẹ bị ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh có khả năng kích thích dẫn đến có cơn gò tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với trường hợp thai gần đủ tháng.

Ho còn có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ bầu nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả xấu đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ho mọc tóc tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mẹ bầu không được xem thường.

Bạn có thể chưa biết:

Các liệu pháp dân gian chữa ho mọc tóc?

Mẹ bầu thường phải kiêng thuốc tây, kháng sinh. Vì thế, cách tốt nhất, an toàn nhất là sử dụng các cách trị ho dân gian. Sau đây là các phương pháp chữa ho vừa hiệu nghiệm, vừa an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Giá đỗ là một loại rau ăn dân dã dùng chữa ho an toàn cho mẹ bầu

Trị ho mọc tóc bằng giá đỗ luộc

Bất kể ho mọc tóc vào tháng thứ mấy của thai kỳ, bạn có thể áp dụng ngay phương pháp này tại nhà. Giá đỗ là một loại rau ăn quen thuộc hàng ngày của chúng ta. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ giá đỗ.  Ngoài ra đây cũng là một vị thuốc chữa ho cực hiệu quả cho thai phụ.

Cách làm “thuốc ho” từ giá đỗ cũng cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần luộc khoảng 100g giá đỗ và dùng nước để uống. Cách này sẽ giúp giảm ho nhanh chóng, làm dịu cổ họng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nước giá đỗ còn giúp thanh lọc cơ thể rất tốt. Bạn cũng có thể giã giá đỗ và dùng nước để uống cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Trị ho mọc tóc bằng mật ong hấp với lá hẹ

Lá hẹ kết hợp với mật ong cũng là một bài thuốc chữa ho dân gian cực hiệu quả. Các thành phần tạo nên bài thuốc này cũng rất dễ tìm và sử dụng.

Bạn chỉ cần cho từ 3-5 nhánh lá hẹ thái nhỏ cùng với một ít mật ong và đem hấp. Dùng hỗn hợp này để uống 2 – 3 lần một ngày sẽ giảm ngứa rát cổ. Nhờ đó cơn ho của mẹ bầu sẽ được khống chế sớm và rất an toàn.

Trị ho cho bà bầu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có đặc tính mát, vị chua, rất hiệu quả trong việc giúp cơ thể giải độc gan, khử khuẩn và kháng viêm. Do đó, rau diếp cá trở thành phương thuốc chữa ho, viêm họng hiệu quả cho bà bầu.

Trị ho cho mẹ bầu bằng rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo rất hiệu quả, cơn ho của mẹ sẽ dịu ngay. Đặc biệt, phương thuốc này còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và hỗ trợ cho bào thai phát triển tốt.

Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị một ít rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó mẹ lấy một bát nước vo gạo rồi cho vào xoong đun sôi cùng rau diếp cá khoảng 15 phút. Tắt bếp để cho nước nguội thì chắt nước ra bát uống. Áp dụng đều đặn 1-2 lần/1 ngày.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thay lời kết

Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy là câu hỏi mà chị em phụ nữ bắt đầu bước vào thai kỳ luôn thắc mắc. Đây là hiện tượng phổ biến mà đa phần mẹ bỉm đều sẽ trải qua. Đa phần các trường hợp ho như trên không quá nghiêm trọng.

Triệu chứng này sẽ giảm dần trong vài tháng sau đó. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy khó chịu, hãy đi khám bác sĩ để giả quyết vấn đề này.

Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể tự chữa ho bằng các phương pháp dân gian trên đây. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề