Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền

Bài toán chi tiêu trong gia đình luôn là vấn đề khiến các chị em "đau đầu nhức óc", nhất là đối với những gia đình có con nhỏ. Nhiều bà mẹ bỉm sữa vẫn nói đùa rằng, sau khi có con tiền của mình cứ như bị mất trộm vì quá tốn kém. Điều này với những người chưa có gia đình, con nhỏ thì chưa thể hiểu được. Chính vì thế nên mới đây, cư dân mạng đã chia làm 2 vế rõ rệt sau khi xem qua bảng chi phí nuôi con của một bà mẹ bỉm sữa.

Chị M.H - chủ nhân của bảng chi tiêu này tâm sự: "Khi có người hỏi nuôi con mọn có tốn không? Đây con nhà em là dùng toàn loại bình dân, tiết kiệm lắm đó. Từ khi đẻ thì có tháng chi tiêu cho con là 6-7 triệu. Trộm vía tháng nào con ngoan không ốm thì 4-5 triệu còn tính trung bình thì cứ hơn 4 triệu/tháng nha các anh chị em.

Cho nên là cứ từ từ rồi đẻ, kiếm được nhiều tiền rồi đẻ không là nặng gánh lắm. Mấy thứ lặt vặt cộng dồn lại tháng cũng hết vài triệu rồi. Đấy là chưa đến lúc con đi học đâu. Nhà mọi người thế nào? Mỗi tháng tiêu hết bao nhiêu tiền cho con cái?".

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền

Bảng chi phí nuôi con nhỏ của chị M.H khiến nhiều người độc thân "toát mồ hôi".

Bảng chi phí nuôi con của chị M.H gồm các khoản: Bỉm 560 nghìn đồng; Sữa công thức 250 nghìn đồng; Sữa chua, váng sữa 390 nghìn đồng; Thức ăn nấu cháo 1,5 triệu đồng; Gia vị riêng cho con 300 nghìn đồng; Thuốc bổ 300 nghìn đồng... Chi phí này chưa tính tiền quần áo, đồ dùng lặt vặt, tiền tiêm dịch vụ hoặc không may con bị ốm. Cuối cùng chị M.H khẳng định: "Đúng là nuôi một đứa trẻ con tốn hơn cả nuôi 3 người lớn".

Câu chuyện chi phí nuôi con của chị M.H lập tức trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng. Dưới phần bình luận, cư dân mạng chia 2 phe rõ ràng, một bên là những người còn "độc thân vui vẻ" và một bên là những "tay hòm chìa khóa" đang trong cảnh nuôi con nhỏ.

Các thành viên bên nhóm độc thân cảm thấy "toát mồ hôi" sau khi đọc bảng chi tiêu này. Bản thân họ đi làm có khi lương kiếm chỉ đủ chi tiêu cho bản thân, kiếm nhiều tiêu nhiều, kiếm ít tiêu ít và chưa hề có tích lũy. Vì vậy nghĩ đến cảnh có con nhỏ, chi phí cho con tốn kém thì không biết phải lấy ở đâu ra? Cũng có một số cư dân mạng lại lạc quan cho rằng người mẹ này chỉ đang dọa mọi người chút cho vui thôi chứ việc nuôi con không thực sự đến mức khủng khiếp, mọi người nuôi được thì mình cũng nuôi được.

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền

Một số mẹ thì chia sẻ họ không biết nuôi con hết bao nhiêu vì có quá nhiều khoản lặt vặt không tính nổi nhưng tiền thì cứ đi đâu mất (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, các thành viên bên nhóm mẹ bỉm sữa thì khẳng định những lời tâm sự của chị M.H là "chuẩn đét", không hề dọa, chỉ những ai có con nhỏ mới thấm thía. Nhiều chị em còn nhấn mạnh bảng chi phí nuôi con này cũng là bình thường, các khoản tính chung chung và bỉm, sữa cũng là dùng loại rẻ. Đối với những gia đình lựa chọn sản phẩm cao cấp hơn thì chi phí còn đội lên nhiều hơn. Ngoài ra, một số mẹ thì chia sẻ họ không biết nuôi con hết bao nhiêu vì có quá nhiều khoản lặt vặt không tính nổi nhưng tiền thì cứ đi đâu mất.

Dẫu vậy, nhiều người cũng vẫn có suy nghĩ khá lạc quan vì khi còn độc thân thì mọi người có thể chi tiêu thoải mái nhưng đến lúc kết hôn tự khắc sẽ phải lên kế hoạch chi tiêu cho cả gia đình. Tùy điều kiện mà mỗi gia đình sẽ có một cách chi tiêu cho con khác nhau.

Hơn nữa khi đó, chúng ta sẽ có sự hỗ trợ của vợ/chồng chứ không phải một mình cáng đáng tất cả nên cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Đây cũng là lời nhắc nhở để những người trẻ còn độc thân cần lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng để có thể chuẩn bị lo cho cuộc sống tương lai khi đã lập gia đình.

Hiện tại, bảng chi phí nuôi con của chị M.H vẫn tiếp tục nhận được rất nhiều bình luận rôm rả từ cư dân mạng.

Nếu bạn mới lập gia đình, đang có kế hoạch sinh em bé hoặc bạn đang mang thai, thì ngoài việc ăn mừng tin vui tuyệt vời này thì điều tiếp theo bạn cần phải làm chính là lập kế hoạch tài chính để có những sự chuẩn bị về tài chính tốt nhất trong thời gian tới.

Bạn thật sự mong muốn sẽ đem đến những điều tốt nhất cho đứa trẻ của mình, nhưng dĩ nhiên là trong khả năng tài chính cho phép của bạn. Có lẽ, bạn cũng đang cố gắng để tính toán, liệt kê ra tất cả các chi phí cần thiết trong quá trình mang thai và chi phí trung bình một tháng dành cho một đứa trẻ.

Chi phí nuôi con thực sự là bao nhiêu tiền? Thật khó có thể đưa ra một con số chính xác. Tùy vào tình hình tài chính, kỳ vọng của bố mẹ và rất rất nhiều yếu tố khác, con số đó chắc chắn khác nhau với mỗi gia đình.

Với kinh nghiệm thực tế từ mình – một bà mẹ hai con (đến thời điểm mình viết bài này Thỏ đang 8 tuổi, Cún 3 tuổi) mình có thể khẳng định rằng hành trình nuôi con – từ khi con còn là một em bé sơ sinh đến khi đi học và trưởng thành sẽ phát sinh một khoản chi phí cực kỳ tốn kém – bất kể bạn chọn nuôi con theo “phong cách nào”. Tất nhiên đây được tính là một khoản “đầu tư” hoàn toàn xứng đáng và con cái là tài sản lớn nhất của bất kỳ bậc cha mẹ nào (hơn cả nhà lầu, xe hơi hay bất kỳ tài sản “hào nhoáng” nào khác).

Vậy các chi phí nuôi con là gì? Bố mẹ cần chuẩn bị về tài chính như thế nào khi nuôi con?

Bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn về 08 chi phí chính cần thiết cho việc nuôi con.

1. Chi phí trước và trong khi mang thai

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí trước và trong khi mang thai

Nếu bạn và chồng bạn “trộm vía” có sức khỏe bình thường, khoản chi phí trước khi mang thai sẽ gần như = 0. Trường hợp hai vợ chồng gặp vấn đề khó khăn trong việc có em bé, bạn sẽ cần dành sẵn một khoản tiền để chuẩn bị cho việc có em bé.

Trong khi mang thai, một số chi phí đáng kể bạn cần lưu tâm đến đó là:

Chi phí thực phẩm chức năng: Mẹ bầu có thể cần bổ sung sắt, canxi, DHA hay vitamin bầu tổng hợp trong suốt thai kỳ để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé. Tất nhiên mình là một người không “thần thánh hóa” thực phẩm chức năng nhưng ai cũng biết rằng việc bổ sung thực phẩm chức năng (có chỉ định của bác sĩ) là một cách hiệu quả để duy trì thai kỳ khỏe mạnh (bên cạnh yếu tố dinh dưỡng hay chế độ nghỉ ngơi hợp lý);

Chi phí khám thai: Một số mốc quan trọng cần phải lưu ý khi khám thai đó là mốc 12 tuần, 22 tuần, 32 tuần và trước khi sinh (đây là kinh nghiệm từ mình).

Hồi bầu Thỏ, mình chọn khám thai ngoài (mình nhớ hồi đó mình khám bác sĩ Nguyệt ở Cát Linh với giá đâu đó tầm 200 – 300k/lần khám siêu âm đen trắng, chưa tính một số lần siêu âm 3D tại bác sĩ Cường với các tuần quan trọng giá tầm 500k/lần). Bầu Cún mình chọn gói theo dõi thai kỳ và sinh trọn gói ở bệnh viện Việt Pháp (mình có bảo hiểm nhé) nên chi phí khám thai tính vào chi phí sinh luôn.

Chi phí mua sắm quần áo bầu: Hồi bầu Thỏ mình khá “sành điệu”, mua sắm thả ga. Đâu đó mình có tầm 20 bộ váy bầu thay đổi. Khi chuyển sang bầu Cún mình đã chi tiêu có ý thức hơn.

Chi phí mua quần áo bầu không phải là một hạng mục quá quan trọng nên mình không đầu tư vào hạng mục này quá nhiều tiền.

Mình đi xin đồ bầu cũ của chị dâu, các chị đồng nghiệp tại cơ quan và chỉ mua thêm một ít quần áo bầu cần thiết. Thời gian bầu chỉ chiếm 9 tháng trong đó tầm 3 – 5 tháng đầu mình thậm chí còn tận dụng đồ bình thường để mặc (tất nhiên với điều kiện đồ bình thường thỏa mãn tiêu chí thoải mái cho em bé phát triển), vì vậy, đây sẽ là khoản chi phí không quá lớn như nhiều chị em vẫn “lầm tưởng”.

2. Chi phí đi sinh

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí đi sinh

Nếu bạn lựa chọn sinh tại bệnh viện công và bạn có bảo hiểm y tế, chi phí có thể sẽ không quá lớn. Nếu bạn lựa chọn sinh tại bệnh viện tư hoặc bệnh viện công khoa dịch vụ thì chi phí sinh con sẽ rất đáng kể, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

Ở trường hợp này, bạn nên chuẩn bị sẵn cho bản thân bảo hiểm thai sản để được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí. Mình sinh cả Thỏ, Cún đều sinh mổ chủ động.

Năm 2014 khi mình sinh Thỏ, mình chọn sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội khoa dịch vụ, chi phí đâu đó tầm 15 triệu.

Năm 2019 khi mình sinh Cún, mình chọn sinh tại bệnh viện Việt Pháp, chi phí đâu đó tầm 50 triệu. Cả hai lần mình đều “không mất tiền” do cơ quan mình làm việc có mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên. Trường hợp cơ quan bạn đang làm không có bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên hoặc bạn đang làm việc tự do, hãy tìm hiểu mua bảo hiểm thai sản để được hỗ trợ một phần chi phí sinh con nhé.

3. Chi phí sức khỏe

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí sức khỏe

Chi phí sức khỏe cho em bé sẽ chủ yếu bao gồm chi phí khám chữa bệnh và chi phí tiêm chủng

  • Chi phí khám chữa bệnh

Các em bé nhỏ thường hay ốm nên chi phí khám chữa bệnh sẽ khá cao trong giai đoạn những năm đầu đời của con. Với kinh nghiệm của bản thân mình, các con chỉ đỡ dần tình trạng “ốm vặt” khi bước sang 4 – 5 tuổi.

Trường hợp bé ốm thông thường, chi phí khám ngoài tại phòng khám tư cộng chi phí thuốc trung bình sẽ rơi vào khoảng 500k/lần.

Mình vẫn lựa chọn khám bệnh cho Thỏ và Cún (với các bệnh thông thường) tại các phòng khám tư gần nhà thay vì đưa con vào bệnh viện vì vào bệnh viện tương đối mất thời gian và khá đông. Khám bệnh tại phòng khám tư sẽ không thuộc trường hợp được bảo hiểm thanh toán vì vậy, nếu bạn có lựa chọn giống mình (thích nhanh gọn nhẹ) bạn cần phải chuẩn bị sẵn một khoản ngân sách phù hợp phục vụ việc khám chữa bệnh thông thường của bé (đặc biệt trong giai đoạn vài năm đầu đời).

Trường hợp con ốm nằm viện, chi phí nằm viện sẽ khá cao.

Mình nhớ có một lần Thỏ bị đau bụng không rõ nguyên nhân và phải nằm viện nhi Trung ương (nằm khoa dịch vụ theo yêu cầu) theo dõi đâu đó tầm 5 ngày. Đợt đó chi phí mình phải chi trả tầm 10 triệu đồng.

Tất nhiên là toàn bộ chi phí đó mình không mất vì mình có mua bảo hiểm sức khỏe hàng năm cho Thỏ. Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe sẽ rẻ hơn khi các bé lớn dần lên. Mình nhớ không nhầm thì chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho Thỏ chỉ dưới 2 triệu đồng/năm. Coi như mình “bỏ tiền ra” để mua “sự yên tâm”, khi có rủi ro con phải nằm viện thì đã được bảo hiểm hỗ trợ phần nào.

Bảo hiểm sức khỏe của Bảo Việt là chương trình sức khỏe được nhiều người đánh giá tốt với thủ tục bồi hoàn bảo hiểm nhanh chóng, các điều khoản bảo hiểm rõ ràng, bạn có thể tham khảo chương trình bảo hiểm tại đây nhé.

Bạn thấy đấy chi phí khám chữa bệnh là một khoản chi cực kỳ đáng kể đòi hỏi bạn phải chuẩn bị sẵn sàng khi nuôi con. Một lời khuyên của mình là bạn hãy mua bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ có điều khoản sức khỏe cho các con để tránh những áp lực tài chính quá lớn lên gia đình.

Mình đã có video chia sẻ về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Bạn có thể tham khảo lại đó của mình tại đây nhé.

  • Chi phí tiêm chủng

Chương trình tiêm chủng dành cho các con bao gồm chương trình tiêm chủng bắt buộc và chương trình tiêm chủng mở rộng.

Bạn hoàn toàn có thể cho con tiêm phòng tại trạm y tế phường xã (miễn phí với một số mũi và mất tiền – nhưng vẫn rẻ hơn ở ngoài, với một số mũi).

Trường hợp bạn lựa chọn cho con tiêm chủng dịch vụ (tiêm ở VNVC, Vinmec, Việt Pháp, Nguyễn Chí Thanh, Lò Đúc, … chẳng hạn), bạn cần phải chuẩn bị trước một số tiền cho việc tiêm phòng của con.

Ở Hà Nội, một số trung tâm tiêm phòng dịch vụ đều bán các gói tiêm chủng trọn gói cho các con với mức giá trung bình khoảng 10 – 20 triệu đồng cho 2 năm đầu đời.

4. Chi phí mua sắm đồ

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí mua sắm đồ

Trong giai đoạn bé còn nhỏ, chi phí mua sắm đồ có thể sẽ khá “tốn kém” nếu mẹ không biết tiết chế và lựa chọn sản phẩm nào thực sự phù hợp với con.

Mình cũng đã từng review một vài các sản phẩm bạn có thể không cần mua cho em bé tại đây.

Tất nhiên khái niệm “cần” của mỗi người là khác nhau nhưng phần lớn các chi phí mua đồ cho con như: quần áo, bỉm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm hỗ trợ (cũi, xe, …) đều chỉ dùng trong thời gian ngắn, các con lớn rất nhanh. Vì vậy, mẹ có thể lựa chọn nhiều phương án (đi mượn, đi thuê, mua đồ cũ, …) để giúp giảm thiểu chi phí mua sắm đồ cho con.

Đừng vì cảm thấy quá “hào hứng” (mẹ nào làm mẹ lần đầu hay rơi vào tâm lý này – bản thân mình cũng vậy khi sinh Thỏ) mà mua quá mức cần thiết, mua vượt quá nhu cầu sử dụng của con.

Hành trình nuôi con còn rất dài và tốn kém nên hãy chỉ mua những sản phẩm thực sự cần thiết thôi nhé.

Nếu bạn quan tâm đến chủ để “tối giản khi có con”, mời bạn đọc thêm bài viết của mình về chủ đề này tại đây nhé.

5. Chi phí ăn uống

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí ăn uống

Chi phí ăn uống chủ yếu sẽ bao gồm sữa và đồ ăn.

Trong giai đoạn đầu nếu mẹ lựa chọn cho con ti mẹ TRỰC TIẾP HOÀN TOÀN chi phí ăn uống của em bé có thể giảm thiểu đáng kể.

Nếu mẹ lựa chọn hút sữa hoặc cho con uống sữa công thức, mẹ sẽ cần chuẩn bị ngân sách nhiều hơn. Ai cũng biết rằng giá một chiếc máy hút sữa sẽ tầm vài triệu (cộng với vô vàn đồ dùng hỗ trợ việc hút sữa mẹ khác). Ai cũng biết rằng giá thành một hộp sữa công thức có thể lên tới 1 – 2 triệu/hộp (hoặc rẻ cũng phải tầm 400 – 500k/hộp) và trung bình trong giai đoạn đầu em bé có thể sử dụng đến 4 – 5 hộp/tháng.

Ngoài sữa, chi phí đồ ăn cũng khá đáng kể. Tất nhiên việc đầu tư vào dinh dưỡng của con là hoàn toàn xứng đáng.

Tuy nhiên cũng tương tự như quan điểm của mình về thực phẩm chức năng, với đồ ăn thức uống của con, mình cũng cho rằng các mẹ không nên “thần thánh hóa” các thực phẩm organic hay nhập ngoại đắt tiền.

Bản thân mình trước đây khi nuôi Thỏ (con đầu), mình cũng có tâm lý dành hết tất cả những gì tốt nhất cho con. Đồ ăn dặm của Thỏ toàn đồ đắt tiền. Nhưng sau một thời gian, mình đã hiểu ra rằng các thực phẩm tại Việt Nam cũng rất tốt – chỉ cần bạn kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc. Thực phẩm made in Vietnam thậm chí còn có ưu điểm hơn các sản phẩm nhập khẩu ở độ tươi ngon.

6. Chi phí chăm sóc bé

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí chăm sóc bé

Sẽ thật tuyệt vời nếu như trong giai đoạn em bé còn nhỏ (chưa đủ tuổi đi học mẫu giáo), bạn có ông bà hỗ trợ. Lúc này chi phí chăm sóc bé sẽ không phải là gánh nặng quá lớn.

Nếu vợ chồng bạn “tự túc”, đừng quên chuẩn bị trước ít nhất 6 – 8 triệu/tháng dành cho chi phí giúp việc. Hoặc nếu như bạn chấp nhận ở nhà trông con, chi phí cơ hội – tức là số tiền bạn không kiếm được trong thời gian nghỉ ở nhà trông con nhỏ cũng cần được tính toán đến.

Bạn cũng có thể lựa chọn cách gửi con tại các nhóm nhỏ “tự phát”, chi phí chăm sóc bé sẽ rẻ hơn so với việc bạn thuê giúp việc. Đổi lại bạn cần hết sức thận trọng về chất lượng của các nhóm “tự phát” này vì mình đã nghe được một vài câu chuyện đau lòng khi gửi con cho người không đủ tin tưởng và không đủ năng lực trông coi.

7. Chi phí cho giáo dục

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí cho giáo dục

Chi phí cho giáo dục không chỉ bao gồm tiền học phí tại trường cho con (mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học).

Nó còn bao gồm chi phí mua đồ chơi (nếu chọn mua đồ chơi phù hợp sẽ có tác dụng tích cực trong việc giáo dục con), chi phí mua sách (đọc sách giúp con phát triển rất tốt), chi phí mua các app học phù hợp (đặc biệt là đối với Tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác) hay chi phí cho con tham gia các chương trình trại hè, các khóa học kỹ năng, …

Đây là khoản chi phí cực kỳ lớn và bạn cần phải có những bước chuẩn bị mang tính chất dài hạn.

Vì sao? Vì con sẽ có gần 20 năm học trong cuộc đời (3 – 4 năm mẫu giáo, 12 năm học phổ thông và 4 năm học Đại học), thậm chí hơn nếu con tiếp tục học lên các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) và bạn vẫn muốn hỗ trợ con phần nào chi phí học tập.

Mình khuyến khích mọi người “nghĩ xa” một chút khi dự tính chi phí giáo dục cho các con.

Bạn có dự định cho con đi du học hay không? Bạn sẽ cho con học trường công hay trường tư? Bạn hướng nghiệp cho con như thế nào?

Tất cả các câu hỏi về tương lai của con cần được bạn “giải dần” theo thời gian.

Đừng chỉ nghĩ, chỉ mơ về việc một ngày con mình sẽ trở nên thành đạt, giàu có hay khi lớn lên con sẽ trở thành “công dân toàn cầu”.

Bạn muốn con trở nên như thế nào vào ngày mai thì ngày hôm nay bạn phải cùng con “gieo hạt” cho điều đó. Hay nói một cách cụ thể hơn bạn phải tìm cách đầu tư cho việc giáo dục của con (tất nhiên vẫn phải nằm trong khả năng tài chính của bố mẹ).

Mình không khuyến khích mọi người đi vay mượn, bán nhà bán cửa để đầu tư cho việc học của con (điều này quá rủi ro, đặt áp lực lên cả bố mẹ và con cái). Thay vì làm điều đó, hãy lập kế hoạch, chuẩn bị chi phí cho việc học của con từ sớm (ngay từ khi con còn là đứa trẻ vài tháng tuổi chẳng hạn) để gia đình không gặp các áp lực tài chính đối với chi phí học tập của con ở giai đoạn nước rút.

Nếu bạn nghiêm túc với đầu tư cho con cái học Tiếng Anh để gia tăng cơ hội trong tương lai, mình khuyến khích mọi người bắt đầu với nền tảng học 1 – 1 Preply. Học 1 – 1 với giáo viên nước ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong việc đưa đón con đi học và kiểm soát việc học của con mà chất lượng giáo viên cũng đảm bảo. Bạn có thể sử dụng link này của mình để được giảm giá 70% cho buổi học thử tại đây nhé.

Bạn cũng có thể tham khảo Video mà mình đã review về Preply dưới khía cạnh người học tại đây

Mình tin rằng chỉ một sự đầu tư nhỏ xíu đó thôi cũng mang đến cho con bạn nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

8. Chi phí nuôi con “linh tinh” khác

Nuôi trẻ sơ sinh cần bao nhiêu tiền
Chi phí “linh tinh” khác

Sẽ là các khoản chi “không tên” không nằm trong các hạng mục chi phí chính đã được mình phân tích ở trên. Tạm thời mình chỉ mới nghĩ đến một vài chi phí như: chụp ảnh kỷ niệm hay tổ chức sinh nhật cho con.

Thực tế là với Thỏ, Cún mình chủ yếu tự chụp và lưu ảnh trong điện thoại để thi thoảng lôi ra ngắm lại những khoảng khắc đời thường đáng yêu của các con. Nếu bạn là người đam mê cho con đi chụp ảnh, chi phí cho một lần chụp ảnh cho em bé cũng khá đáng kể (dao động từ 1, 2 triệu cho đến 10 triệu đồng tùy thợ và địa điểm chụp).

Tương tự với việc tổ chức sinh nhật cho con hàng năm chẳng hạn, nếu bạn chọn phong cách trang trí cầu kỳ, tổ chức linh đình, việc này cũng tốn khá nhiều chi phí. Với cá nhân mình, mình chỉ lựa chọn tổ chức cho con một bữa tiệc sinh nhật đơn giản, mời những người con yêu thương nhất, cùng con tự làm bánh sinh nhật, cùng con chuẩn bị một vài đồ bánh kẹo con yêu thích, …

Mình là một người theo lối sống tối giản và mình cũng hy vọng hai bạn nhỏ nhà mình cũng có thể học được lối sống giản dị và hiểu được những gì thực sự có giá trị, có ý nghĩa.

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu được “con bạn đáng giá bao nhiêu”.

Trở thành mẹ là một hành trình cực kỳ tuyệt vời, có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng trên tất cả đó là một hành trình tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Đừng biến hành trình đó trở nên quá áp lực. Hãy chuẩn bị sẵn về mặt tài chính cho tương lai của con bằng cách lập kế hoạch tài chính và kiểm soát chi tiêu ngay từ bây giờ. Nếu thấy lúng túng, hoang mang chưa biết bắt đầu từ đâu, sao không thử sản phẩm Kế hoạch tài chính và mua sắm cho mẹ bầu của Money Mom Sharing nhỉ?

cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, tiết kiệm tích lũy cho tương lai của con nhé.

Bạn thấy bài viết hữu ích không? Nếu có, sao không mời mình và team Money Mom Sharing một tách trà tại đây để động viên chúng mình nhỉ?

Nuôi một đứa trẻ tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí sinh hoạt gia tăng và giá cả hàng hóa tăng cao làm cho việc nuôi con trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Theo ước tính khoảng 10-20 triệu đồng một tháng để nuôi một đứa trẻ từ lúc mới sinh đến 22 tuổi. Trung bình là 15 triệu đồng.

1 tháng tốn bao nhiêu tiền bỉm sữa?

Chi phí tã bỉm chiếm khá nhiều trong quỹ chi tiêu nuôi con ở năm đầu tiên, vì thế đừng bỏ qua nó. Tùy theo độ tuổi khác nhau, nhu cầu dùng bỉm sẽ khác nhau. Khi bé dưới 2 tháng, chi phí khoảng 500.000đ/tháng, từ 2-6 tháng khoảng 1.000.000đ/tháng và từ 7-12 tháng là 1.500.000đ/tháng.