Nước thải qua xử lý qcvn

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, cán bộ công nhân viên nhà máy…

Bao gồm 2 thành phần chính: 

  • Nước đen: là nước sinh ra từ quá trình đào thải phân của người, được xử lý sơ bộ qua bể phốt.
  • Nước xám: là nước sinh ra từ các hoạt động như tắm, giặt, nấu nướng, nước thoát sàn…
  • Nước thải sinh hoạt không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ sinh ra hiện tượng phú dưỡng; gây chết các dòng sông và hồ nước xung quanh.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt như:

  • Xử lý nước thải sinh hoạt bằng Bể Aeroten truyền thống. Để xử lý nước thải đạt quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt thì phải chú ý duy trì tỷ lệ vàng: BOD:N:P = 100:5:1
  • Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể Aeroten gián đoạn hay SBR. Nước thải trải qua 4 giai đoạn của một chu kỳ: điền đầy, sục khí, lắng, xả nước trong. Từ đó tạo ra pha thiếu khí và hiếu khí trong cùng một bể xử lý.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt bằng mương oxy hóa. Tương tự như SBR cũng tạo ra pha thiếu khí và hiếu khí trong các khu vực khác nhau của bể.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp bùn vi sinh bám dính trên các giá thể di động MBBR. Tăng cường tiếp xúc vi sinh vật với nước thải bẳng cách bổ sung các lớp giá thể MBBR cho vi sinh vật bám vào để sinh trưởng và phát triển.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng màng lọc MBR. Sử dụng màng lọc thay cho bể lắng để tách lớp bùn vi sinh ra khỏi dòng nước đã được xử lý.

Dù cho có sử dụng phương pháp nào thì bản chất cơ bản của quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng bùn vi sinh để phân hủy các hợp chất hữu cơ & các chất ô nhiễm trong nước thải tạo sinh khối và năng lượng. Do đó cần duy trì tốt hệ bùn vi sinh trong bể xử lý.

Nước thải qua xử lý qcvn

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất hiện hành

Tùy thuộc vào việc đăng ký giám sát chất lượng nước của từng đơn vị quy định trong giấy phép xả thải và ĐTM; chất lượng nước phải đạt một trong hai quy chuẩn xử lý nước thải sau:

  • QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất đang được áp dụng hiện nay
  • QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất đang được áp dụng hiện nay

Thông thường các đơn vị nằm trong khi công nghiệp sẽ phải đăng ký chất lượng nước thải sinh hoạt theo QCVN 40:2011/BTNMT; tùy điều kiện ngành nghề sản xuất của từng nhà máy cụ thể.

Đối với các tòa nhà, hoặc resort, khu đô thị, nhà hàng, khách sạn thì chất lượng nước sau xử lý tuân theo Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT

Phương pháp xử lý nào giảm chỉ tiêu nào trong quy chuẩn nước thải sinh hoạt

Đối với QCVN 14:2008/BTNMT có 11 chỉ tiêu. Trong đó có các chỉ tiêu sau:

  • pH: là chỉ tiêu đo nhanh và rất ít khi bị vượt khi phân tích nước thải
  • BOD là chỉ tiêu thể hiện tương quan nồng độ chất hữu cơ trong nước thải. Thông số này được xử lý thông qua quá trình phân hủy Hiếu khí trong các bể Aeroten, SBR, MBBR… Chất hữu cơ là thức ăn để vi sinh vật sử dụng để phát triển sinh khối.
  • Tổng chất rắn lưu lửng, tổng chất rắn hòa tan: khi các chất ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng tạo sinh khối, hoặc trong một vài công nghệ khác là tạo kết tủa, các chất ô nhiễm sẽ tạo thành các bông bùn lắng xuống đáy tách khỏi nước thải --> hai chỉ tiêu này được xử lý qua quá trình lắng tại bể lắng.

Đối với hệ thống có màng lọc MBR (thay cho bể lắng) hoặc cột lọc Composite cộng với quá trình nuôi vi sinh tốt thì hai chỉ tiêu này hầu như không bao giờ vượt.

  • Sunfua: được xử lý qua quá trình sinh học trong hệ thống xử lý,chỉ tiêu này hầu như rất ít khi vượt quy chuẩn nước thải sinh hoạt.
  • Amoni và Nitrat: Hai chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý nitơ trong nước thải sinh hoạt; phụ thuộc vào hai quá trình chính. Đó là quá trình vi sinh hiếu khí và thiếu khí.
  • Khi Amoni cao --> quá trình hiếu khí có vấn đề, có thể là vi sinh chưa đạt, DO cấp vào chưa đủ. Dẫn đến NH4+ không chuyển hóa được thành NO3-.
  • Khi NO3- cao, Amoni thấp --> quá trình thiếu khí trong bể thiếu khí không đạt, không duy trì được pha thiếu khí, hoặc việc tuần hoàn bùn về bể thiếu khí không tốt, dẫn đến NO3- không chuyển hóa thành N2 bay lên.
  • Tổng các chất hoạt động bề mặt: chỉ tiêu này vượt khi có sử dụng nhiều xà phòng. Hoặc nước thải giặt là chiếm lượng lớn trong thành phần nước thải đầu vào. Do đó phải tách riêng nước thải giặt là; hoặc hạn chế sử dụng xà phòng trong quá trình sinh hoạt.
  • Dầu mỡ động, thực vật: Yêu cầu trước khi nước thải vào trạm xử lý phải đi qua máy tách mỡ để loại bỏ lượng mỡ thừa trong nước thải
  • Phosphat: được xử lý qua quá trình yếm khí, phosphat chủ yếu nằm tại các bông bùn.
  • Tổng Coliforms: Được xử lý thông qua quá trình khử trùng nước thải

Lưu ý khi vận hành hệ thống đảm bảo đạt quy chuẩn nước thải sinh hoạt

  • Kiểm tra thường xuyên hệ bùn vi sinh trong hệ thống
  • Khống chế các thông số đầu vào: hạn chế xà phòng, dầu mỡ thừa
  • Bổ sung hóa chất khử trùng thường xuyên
  • Kiểm tra thông số DO trong bể thiếu khí và hiếu khí. Đối với bể thiếu khí duy trì DO trong khoảng nhỏ hơn 0,2. Với bể Hiếu khí duy trì DO trong khoảng từ 2 – 4.
  • Xả bùn khi có bùn dư hoặc tuổi của bùn lớnKiểm tra quá trình tuần hoàn bùn, tuần hoàn nước, bể lắng có bị nổi bùn hay không.