Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Hình ảnh trong phim “Con đường đã chọn”

(Thanhuytphcm.vn) - Điện ảnh Quân đội nhân dân đã hoàn thành và ra mắt phim tài liệu dài 22 tập về cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc với tên gọi chung “Con đường đã chọn”. Bộ phim được thực hiện trong 4 năm (2018- 2021), quy tụ đội ngũ những nhà làm phim chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm làm phim về chiến tranh, am hiểu tư liệu chiến tranh. Đây là bộ phim tài liệu dài nhất, quy mô nhất của Điện ảnh Quân đội cho tới thời điểm này.

Khởi nguồn từ niềm trăn trở về cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc đã lùi xa gần nửa thế kỷ; hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải; giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng cũng đã lùi xa vài chục năm; nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, các vị tướng lĩnh cầm quân, nhân chứng của các thời kỳ lịch sử oai hùng và bi tráng đó đến nay dần đã mất đi… Bộ phim phản ánh một cách có hệ thống, với cái nhìn chính sử, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Mỗi tập mang một tên phim riêng, tương ứng với từng sự kiện, từng giai đoạn lịch sử mang thông điệp chủ đề: “Không thế lực nào có thể ngăn cản con đường cả một dân tộc đã chọn cho mình: Độc lập, Tự do, Thống nhất đất nước. Đó là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam, là truyền thống yêu nước, ý chí chống ngoại xâm của các bậc tiền nhân và cha ông truyền lại. Khát vọng đó được những con người của thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua bao chặng đường đầy hy sinh, gian khổ, kiên trì và mưu lược để giành thắng lợi.”

Bộ phim tài liệu “Con đường đã chọn” không chỉ hệ thống lại các sự kiện lịch sử trong những chặng đường kháng chiến giữ nước, mà còn cố gắng trả lời câu hỏi điều gì đã làm nên sức mạnh Việt Nam; nêu bật tầm nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc lãnh đạo toàn dân kháng chiến; sự mưu lược của những tướng lĩnh cầm quân, và trên hết là sự hy sinh vô bờ bến của nhân dân, để non sông thu về một mối, dân tộc Việt Nam làm chủ vận mệnh của mình.

Phim có sự tham gia của NSND Đặng Xuân Hải, NSND Lê Thi, NSND Lưu Quỳ, NSƯT Phạm Huyên, Nhà Biên kịch Phạm Minh Lợi, Hà Đình Cẩn, Lại Văn Sinh, Lê Ngọc Minh… và thế hệ những đạo diễn trẻ nhiều nhiệt huyết như: đạo diễn, NSND Nguyễn Hoàng Lâm, đạo diễn Đặng Thái Huyền, Bùi Chí Trung, Phạm Hồng Thắng, Nguyễn Thanh Hùng… Sự kết hợp giữa các thế hệ đã mang lại màu sắc mới mẻ, sinh động và đa dạng trong từng tập phim, đồng thời vẫn bảo đảm được sự thống nhất về phong cách cho trọn bộ 22 tập.

“Con đường đã chọn” tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử đồng thời đưa ra nhiều đánh giá, nhận định của nhiều học giả, nhà báo, nhà quân sự và của chính những người trong cuộc ở cả hai chiến tuyến về các sự kiện lịch sử đó. Với một cách trình bày hệ thống theo biên niên, tôn trọng hiện thực sử và mang tính khách quan sâu sắc, bộ phim là câu chuyện kể lại với thế hệ trẻ điều gì đã làm nên sức mạnh Việt Nam. Bộ phim được thể hiện qua góc nhìn của người lính, phản ánh những lĩnh vực khác của cả nước và các địa phương trong cuộc chiến, có sự khái quát để nói lên sức mạnh hậu phương, sức mạnh toàn dân và những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Trúc Anh

Tin liên quan

The Vietnam War hay Chiến tranh Việt Nam là một bộ phim tài liệu truyền hình của Mỹ do Geoffrey C. Ward viết kịch bản và Ken Burns cùng Lynn Novick đạo diễn, được kể bởi Peter Coyote bằng tiếng Anh, gồm 10 tập với thời gian 18 tiếng mô tả khá chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam.[1][2][3] Tập đầu (Episode 1) được công chiếu chính thức vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 và tập cuối (Episode 10) vào ngày 28 tháng 9 cùng năm, trên đài PBS (Hoa kỳ). Hiện đã có phiên bản thuyết minh bằng tiếng Đức với tên gọn: "Vietnam" (Fernsehserie, 2017); gần đây có phiên bản với phụ đề tiếng Việt.[4][5] Ở Hoa Kỳ, bộ phim này là một trong số ít loạt phim tài liệu xếp vào hạng TV-MA (tức loại có nội dung cho người từ 17 tuổi trở lên). Ở Việt Nam, bộ phim này hiện vẫn chưa được công chiếu chính thức và cũng chưa được dịch ra tiếng Việt, chỉ có một vài phiên bản có phụ đề tiếng Việt lưu hành trên mạng.

Đạo diễn Ken Burns nói về bộ phim

Bộ phim gây được chú ý của rất nhiều người trên Thế giới, không chỉ vì đã phản ánh khá chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam vốn đã rất nổi tiếng, mà còn là một bộ phim tài liệu cung cấp cách nhìn có vẻ khách quan và có quan điểm tiếp cận khác với nhiều phim đã đề cập cùng về chủ đề, tuy vẫn còn có nhiều tranh luận.[6]

Oops something went wrong:

Dù đã sống cùng những năm tháng mất mát đau thương với chiến tranh bom đạn khốc liệt hay được may mắn sinh ra và lớn lên trong thời bình, chúng ta đều không thể quên những trang vàng hào hùng của lịch sử dân tộc mà thế hệ cha anh ta đã viết lên bằng lòng quả cảm, bằng sự hi sinh không tiếc thân mình để giành lại tự do, thống nhất cho đất nước. Để cảm nhận một cách sâu sắc nhất về những ngày trường kì kháng chiến gian khổ đó, hãy cùng xem lại những bộ phim về đề tài chiến tranh Việt Nam được đánh giá cao qua danh sách dưới đây!

1. Chung một dòng sông (1959)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Chung một dòng sông (1959)

Chung một dòng sông là bộ phim năm 1959 của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam) do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Chung một dòng sông là cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra khi đó. Theo Hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thanh giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam – Bắc của Việt Nam. Hai nhân vật Hoài và Vận yêu nhau từ hồi cùng trong Chiến tranh Việt-Pháp. Sau 1954 họ định làm lễ cưới, nhưng khi thuyền của nhà trai sang bờ Nam đón dâu thì cảnh sát phía Nam không cho họ lên bờ. Mối tình của họ bị ngăn cản. Bộ phim khắc họa chân thật hình ảnh của người dân trong giai đoạn khó khăn ấy cùng vấn đề nóng bỏng khi Bắc – Nam hai miền bị chia cắt.

2. Nổi gió (1966)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Nổi gió (1966)

Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam nói về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam. Phim đã giành được Bông sen vàng cho hạng mục Phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, gia đình Phương có chị là Vân theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn Phương là trung úy quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau nhiều năm xa cách, hai chị em gặp lại nhau. Niềm vui chưa kịp qua thì mâu thuẫn nảy sinh giữa hai chị em. Khi biết Phương là trung úy Việt Nam Cộng hòa, Vân đã đuổi Phương đi. Từ đây bắt đầu chuỗi bi kịch.

3. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm là một bộ phim của đạo diễn Hải Ninh năm 1972. Đây là một bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Kịch bản Vĩ tuyến 17 ngày và đêm được Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ viết trong 5 năm. Đây cũng là kịch bản hai tập đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sau hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cách Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Cuộc sống của người dân hai bên bờ sông bị ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết các gia đình đều có người thân sống dưới hai chế độ khác nhau. Sau khi chồng tập kết ra Bắc, chị Dịu ở lại bờ Nam của sông Bến Hải. Bí thư chi bộ Thuận bị phe Việt Nam Cộng hòa giết chết, chị Dịu lên thay chức vụ đó. Vì lý do này mà chị đã nhiều lần bị Trần Sùng đưa vào tù.

4. Em bé Hà Nội (1974)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Em bé Hà Nội (1974)

Em bé Hà Nội là một bộ phim nhựa do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974 và do Hải Ninh làm đạo diễn. Bộ phim khắc họa cuộc sống Hà Nội năm 1972, khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Linebacker II, ném bom miền Bắc Việt Nam. Sau Giáng Sinh và đợt dội bom B52 của quân đội Mỹ, Ngọc Hà – một em bé 10 tuổi, phải kiếm bố mẹ và em gái bị mất tích trong sự hoang tàn của thành phố. Cô bé đã được những người lính tốt bụng giúp đỡ và dần dần được hội ngộ em gái của mình.

5. Cánh đồng hoang (1979)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Cánh đồng hoang (1979)

Cánh đồng hoang lấy bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam. Vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Tác giả tập trung khai thác nhiều vào cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng như việc trồng lúa, nuôi con, bắt trăn, bắt cá nhưng xen kẽ vào đó còn có những cảnh chiến đấu, cảnh ẩn nấp trực thăng Huey của quân đội Mỹ quần thảo khu vực đồng nước này nhằm phát hiện đội du kích hoạt động. Trong 1 trận càn, Ba Đô bị trực thăng Mỹ bắn trúng và hy sinh, để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã đuổi theo, cùng đội du kích bắn rơi chiếc trực thăng. Phim giành 6 giải thưởng trong và ngoài nước, nổi bật với Giải Bông sen vàng – Liên hoan phim Việt Nam và Huy chương vàng – Liên hoan phim Quốc tế Moskva.

6. Sao tháng Tám (1976)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Sao tháng Tám (1976)

Sao tháng Tám là một phim chiến tranh cách mạng do NSND Trần Đắc đạo diễn, xuất phẩm năm 1976 tại Hà Nội lấy bối cảnh những năm tiền khởi nghĩa. Hà Nội giữa năm 1945, tại triển lãm chiến thắng phát xít Đức, trong khi công dân khối Đồng Minh hân hoan thì những người Việt thân Nhật sa sầm mặt mày. Vừa lúc đó, tướng Kawasaki dẫn lính Nhật vào bắn chết sĩ quan Pháp. Cũng khi, tập truyền đơn kháng Nhật do Nhu và Kiên nhét lên cánh quạt trần bay lả tả. Một lá cờ Việt Minh bay xuống đám đông đang náo loạn, báo hiệu một trận cuồng phong sắp nổi lên. Sao tháng Tám không những nhận được giải thưởng Bông sen vàng cho phim hay nhất và diễn viên xuất sắc nhất – Thanh Tú tại Liên hoan phim Việt Nam IV (Hà Nội 1977) mà còn được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Moskva tháng 07 năm 1977. Ngoài ra, nữ diễn viên Thanh Tú được Ủy ban Phụ nữ Toàn liên bang Soviet trao bằng khen đặc biệt.

7. Biệt động Sài Gòn (1986)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Biệt động Sài Gòn (1986)

Biệt động Sài Gòn là bộ phim tái hiện những sự kiện nổi bật của biệt động Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Phim miêu tả những cảnh chiến đấu ngoài chiến trường với súng vang, mìn nổ, khói lửa và thương vong, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch. Sống giữa kẻ thù, họ không những phải bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân, trực tiếp chỉ huy đồng đội, mà còn phải đối mặt với những tình huống vô cùng nan giải, không chỉ trước nòng súng hay làn đạn, mà là cuộc chiến giữa lý trí và tình cảm.

8. Hà Nội 12 ngày đêm (2002)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Hà Nội 12 ngày đêm (2002)

Hà Nội 12 ngày đêm là một bộ phim của điện ảnh Việt Nam, với mục đích cố gắng khắc họa bối cảnh cuộc chiến đấu chống tập kích bằng máy bay B-52 đánh phá thủ đô Hà Nội và một vài tỉnh lân cận trong chiến dịch Linebacker II.

9. Đường thư (2005)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Đường thư (2005)

Năm 1967, cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn đang diễn ra, Tân và An là hai chiến sĩ quân bưu mặt trận, nhận lệnh vận chuyển một công văn thượng khẩn giữa chiến trường ác liệt. Bằng mọi giá họ phải chuyển mật lệnh của cấp trên đến một đơn vị quân giải phóng đang bị địch bao vây ở cao điểm 861, cách sở chỉ huy nhiều ngày đường. Nếu lệnh đến chậm hoặc không đến được thì cả đơn vị này có nguy cơ bị tiêu diệt. Trên đường đến cao điểm 861, hai chiến sĩ quân bưu – một đã dạn dày trận mạc (Tân) và một là lính mới (An) – đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. Phẩm chất gan dạ, mưu trí, dũng cảm và ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ quân bưu được bộc lộ qua việc họ xử lý những tình huống, những trở ngại trên “đường thư”.

10. Dòng sông phẳng lặng (2005)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Dòng sông phẳng lặng (2005)

Dòng sông phẳng lặng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Thừa Thiên – Huế do Đỗ Đức Thành làm đạo diễn. Phim được phóng tác từ bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vĩ. Dòng sông phẳng lặng nói về cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 (sự kiện Tết Mậu Thân 1968), đồng thời phản ánh lại cuộc chiến cân não giữa ta và địch; giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Bối cảnh chính của phim là ở ven đô và ngoại thành Huế, nhân vật trung tâm là các chiến sĩ biệt động.

11. Giải phóng Sài Gòn (2005)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Giải phóng Sài Gòn (2005)

Bộ phim sản xuất dựa trên tác phẩm Sài Gòn – Bản hùng ca của nhà văn Hoàng Hà nhưng có lược bớt một số đoạn. Phim được đầu tư 12,5 tỷ VND và sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm. Giải phóng Sài Gòn được công chiếu lần đầu nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện 30 tháng 4 (30/4/1975 – 30/4/2005) và được công chiếu hằng năm vào dịp này. Bộ phim tái hiện một số sự kiện lịch sử chính trong quá trình quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn, xuyên suốt là kế hoạch của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: tiến vào Sài Gòn bằng 5 mũi, chiếm 5 vị trí trọng yếu nhất, phối hợp với lực lượng biệt động trong thành phố, tiến thẳng vào dinh lũy cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện mà Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn.

12. Áo lụa Hà Đông (2006)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Áo lụa Hà Đông (2006)

Áo lụa Hà Đông là một bộ phim chiến tranh – tâm lý – tình cảm Việt Nam dài 135 phút của đạo diễn Lưu Huỳnh thực hiện, công chiếu vào năm 2006. Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc nhất”. Phim lấy bối cảnh năm 1954 tại tỉnh Hà Đông khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang dần tiến tới hồi kết. Khi những người nông dân nổi dậy giết địa chủ, tiến tới lật đổ chính quyền bù nhìn, Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (NSƯT Quốc Khánh) – hai người hầu nhà địa chủ, tất tả dắt díu nhau vào Nam, mong tìm được nơi để họ có thể sống yên ổn bên nhau, thoát khỏi kiếp tôi tớ cực khổ đọa đày. Tài sản quý giá nhất hai người mang theo là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông.

13. Đừng đốt (2009)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Đừng đốt (2009)

Đừng đốt là một bộ phim theo dòng chính kịch lịch sử được sản xuất vào năm 2009 do Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản. Phim được tạo dựng dựa trên hai quyển nhật ký nổi tiếng cùng tên của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, được cô viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968 đến ngày 20 tháng 6 năm 1970.

14. Mùi cỏ cháy (2012)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Mùi cỏ cháy (2012)

Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính trong phim là bốn sinh viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội là: Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tại đây, Thành, Thăng, Long đã hi sinh còn Hoàng thì may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa. Mùi cỏ cháy đã được trao 4 giải Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc và nhiều hạng mục khác. Bộ phim được Cục Điện ảnh chọn chiếu khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn tháng 4-5/2012 và tiếp tục công chiếu trong tuần phim kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2012.

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam

15. Những người viết huyền thoại (2013)

Những phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam

Những người viết huyền thoại lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm 1960, khi tình thế yêu cầu chi viện xăng dầu vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cao và cấp bách. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, bộ phim đã nhận được các giải thưởng quan trọng như: Bông Sen vàng cho phim truyện nhựa xuất sắc nhất, nam và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất…

TẠP CHÍ MENBACK